CHƢƠNG 1 : THẾ GIỚI QUAN VÀ THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO
2.2. Thời gian và sự thể hiện thời gian trong văn chƣơng Tuệ Trung Thƣợng sĩ
2.2.1. Thời gian của sự cảm nhận nhân sinh
Nhƣ đã biết, Thiền với chủ trƣơng “đảm thủy khảm sài, vô phi diệu đạo” (gánh nƣớc bổ củi, không gì không phải là diệu đạo), trên phƣơng diện tu tập, thực chất đã tự xác định một con đƣờng chứng ngộ gắn liền với thế giới nhân sinh và đời sống thế tục.
1
Luận điểm này chúng tôi tiếp thu từ quan điểm của Winston L. King trong Time Transcendence – Acceptance in Zen Buddhism[142]. Trong bài viết này, tác giả trình bày và so sánh phƣơng thức đối đãi với thời gian của Thiền cùng với ba phƣơng thức: nội tại nguyên thủy, thời gian tuần hoàn của Phật giáo và đạo Hindu, thời gian lịch sử tuyến tính của đạo Do Thái, đạo Hồi và Thiên chúa giáo. Qua đó, ông cho rằng: “Có một sự tƣơng đồng mạnh mẽ ở đây với chủ nghĩa nội tại của nguyên thủy. Trong khía cạnh này Thiền có thể đƣợc gọi là một chủ nghĩa cổ sơ luận đƣợc sửa đổi (modified primitivism). Giống nhƣ thuyết cổ sơ luận nguyên thủy, Thiền tìm kiếm một trải nghiệm phi thời gian thuần khiết trong chính bản thân thời gian, không phải tách rời nó.” [142, pg.219]
Do vậy, trong việc ứng xử với thời gian, mặc dù phƣơng thức, mục tiêu của Thiền là siêu việt và đạt đến cảnh giới phi thời gian, ngoài vòng tục lụy, nhƣng nó cũng không phủ nhận hoặc quay lƣng đối với những vấn đề của thời gian hiện sinh.Trái lại, ở các trƣớc tác văn học Thiền, trong đó có sáng tác của Tuệ Trung Thƣợng sĩ, vấn đề đang đƣợc đề cập thậm chí còn trở thành một phƣơng diện quan trọng của việc cảm nhận cũng nhƣ thể hiện thời gian trong thơ của bậc Thiền gia. Và ở điểm này, nhìn chung, các tác phẩm của ông khá thống nhất ở cách hình dung đời sống sinh mệnh con ngƣời cùng giới hữu tình là hữu hạn, ngắn ngủi trong một trật tự không thể đảo ngƣợc của tiến trình thời gian:
“Tam sinh thúc hốt chân phong chúc,
Cửu giới tuần hoàn thị nghĩ ma.”
(Đốn tỉnh)
(Ba sinh thấm thoắt thực nhƣ ngọn đuốc trong gió,
Chín cõi tuần hoàn, giống nhƣ cái kiến bò trên miệng cối xay bột.)
Ở đây, tam sinh là thuật ngữ của nhà Phật chỉ các kiếp sống của con ngƣời tƣơng ứng với ba đời: quá khứ, hiện tại và vị lai, trong khi cửu giới gợi nhắc đến chín giới trong thập pháp giới, từ Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh đến Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, tức là toàn bộ những tồn tại mê lầm, chƣa hoàn toàn đƣợc giải thoát, thuộc về chân lý tƣơng đối dƣới cái nhìn tuyệt đối của Phật giới. Tất cả đều hiện hữu một cách mong manh, chóng tàn nhƣ ngọn đuốc trƣớc gió, hay bị cuốn theo khổ thú luân hồi không lối thoát. Thời gian sinh mệnh cá thể ở đó là vô thƣờng, là hãn hữu, sinh diệt cùng vận động biến ảo, huyễn hiện của thế giới hiện tƣợng. Do vậy, dễ nhận thấy rằng, sự biểu hiện của nó trong thơ thông thƣờng cũng đƣợc nắm bắt ở trạng thái chảy trôi, lƣu chuyển và thƣờng đƣợc ví với một cuộc hành trình hay một khách thể chuyển động về phía trƣớc, ngang qua sự hiện hữu của chủ thể phát ngôn. Một mũi tên bay, bóng ngựa bên cửa sổ, dòng sông đang chảy hay “thoa”, “tiễn” là những hình ảnh thƣờng xuất hiện không chỉ trong sáng tác của Tuệ Trung, mà ở hấu hết các tác phẩm thơ Thiền khi diễn đạt hình tƣớng của thời gian:
Ha ha quá khích hề niên quang.” (Phóng cuồng ngâm) (Chà chà! Cảnh giàu sang nhƣ mây nổi,
Ôi chao! Thời gian thấm thoắt nhƣ bóng ngựa qua kẽ vách.) Hoặc:
“Công danh phú quý đẳng phù vân,
Thân thế quang âm nhược phi tiễn.”
(Phàm thánh bất dị)
(Công danh và giàu sang đều nhƣ mây nổi, Thân thế và tháng năm tựa nhƣ mũi tên bay.)
Thời gian trong trƣờng hợp này, nhƣ đã nói đều là thời gian tâm lý, cho thấy một phƣơng diện, một cách nhìn cũng nhƣ sự cảm nhận về thời gian của nhà thơ. Điều đáng chú ý là, phƣơng thức thể hiện thời gian thông qua vận dụng những hình ảnh mang tính biến động nhƣ vậy không phải là kiến giải riêng của Tuệ Trung cũng nhƣ các tác gia – Thiền sƣ khác, mà vốn dĩ đã xuất hiện một cách phổ biến trong cổ thi, và đƣợc một số nhà nghiên cứu xem chỉ ra nhƣ một đặc điểm quan trọng của thơ ca cổ điển Trung Quốc, liên quan đến hai khái niệm “con ngƣời dịch chuyển” (moving – ego) và “thời gian dịch chuyển” (moving – time)1. Điều này đồng nghĩa với việc, cách hình dung về vấn đề vừa nêu trong sự vô thƣờng, biến chuyển là giá trị mang tính phổ quát trong văn học cổ điển của các nƣớc thuộc khu vực đồng văn. Tuy nhiên, trong sự đối mặt với sự hữu hạn của kiếp ngƣời, của thời gian cũng nhƣ sự tàn phá của nó đối với những gì con ngƣời cho là quý giá thì các phản ứng về mặt tiếp nhận của các Thiền sƣ nói chung, Tuệ Trung nói riêng là tƣơng đối loại biệt so với các bộ phận văn chƣơng khác. Thay vì cảm thán hay “bộc lộ thái độ hƣ vô và sợ hãi trƣớc thời gian quá khứ và tƣơng lai” [76, tr. 10], hoặc “bồn chồn hoảng hốt” trƣớc sự trôi đi của hiện tại, bậc Thiền gia nhìn nhận, đồng thời thấu triết bản chất của nó với tƣ cách là một biểu hiện của tồn tại thuộc về chân lý tƣơng đối. Qua đó, thái độ của ông là chấp nhận các đặc tƣớng của thời gian
nhƣ là nó vốn có và tìm kiếm lạc thú ngay trong chính khoảnh khắc hiện tại của đời sống hiện sinh:
“Hồ hải sơ tâm vị thủy ma,
Quang âm như tiễn hựu như thoa. Thanh phong minh nguyệt sinh nhai túc, Lục thủy thanh sơn hoạt kế đa.
Hiểu quải cô phàm lăng hãn mạn, Vãn hoành đoản địch lộng yên ba. Tạ Tam kim dĩ vô tiêu tức,
Lưu đắc không thuyền các thiển sa.”
(Giang hồ tự thích)
(Tấm lòng hồ hải trƣớc đây chƣa từng tiêu mòn, Bóng quang âm vun vút nhƣ tên lại nhƣ thoi. Gió mát trăng thanh, sinh nhai đủ,
Non xanh nƣớc biếc kế sống dồi dào.
Buổi sớm, kéo cánh buồm cô đơn băng mặt nƣớc mênh mông, Chiều hôm, cầm ngang chiếc sáo ngắn, đùa với khói sóng. Tạ Tam nay đã không còn tăm hơi gì nữa,
Chỉ còn lƣu lại chiếc thuyền không ghếch mình lên cát.)
Ngay từ nhan đề bài thơ đã cho thấy một niềm hoan hỉ tràn ngập trong tinh thần chủ thể. Thời gian nhân sinh ở đó vẫn xuất hiện với đầy đủ các đặc tính chóng vánh, vô thƣờng, nhƣng trong tác phẩm lại không có chức năng quan trọng hoặc không thực sự có tác động đối với các hoạt động của con ngƣời. Ngƣời ta không nhận thấy trong thơ thái độ cảm thán trƣớc thời gian, mà ngƣợc lại, nó lại dƣờng nhƣ bị thu hẹp phạm vi trƣớc hình tƣợng chủ thể, cho dẫu hình tƣợng chỉ đƣợc khắc họa một cách gián tiếp qua các động từ chỉ hành động. Hình thức sóng đôi “hiểu – vãn” cũng xuất hiện, nhƣng không diễn đạt tâm trạng “hoảng hốt” nhƣ thƣờng thấy ở Đƣờng thi1, mà trong trƣờng hợp này chỉ cho thấy tâm thái bận rộn với “hồ hải sơ tâm” của ngƣời dật sĩ tiêu dao.
Thời gian còn đó nhƣng đã không còn dấu vết của tâm trạng. Bài thơ mở đầu bằng một cái có của tấm lòng hồ hải, nhƣng kết thúc bằng một chữ không của chiếc thuyền ghếch mình trên bãi cát đầy tính biểu tƣợng, dẫn dụ cho một tâm thế đạt ngộ của con ngƣời giải thoát. Ở đó, đối với thời gian, bản thân việc chấp nhận nó nhƣ nó vốn là, thực chất đã là siêu việt và giải thoát khỏi vòng kiềm tỏa hữu hạn của nó. Phƣơng thức ứng xử nhƣ vậy về bản chất là rất khác với tâm thái bi quan trong thơ ca thế tục, chẳng hạn của Hàn Dũ, một nhà Nho có tinh thần bài Phật đời Đƣờng:
“Hi Hòa khu nhật nguyệt,
Tật cấp bất khả thị. Phù sinh tuy đa đồ, Xu tử duy nhất quỹ.”
(Thu hoài thi chi nhất) (Hi Hòa ruổi nhật nguyệt,
Nhanh chóng không thể nƣơng nhờ. Đời ngƣời ngắn ngủi tuy có nhiều lối, Nhƣng đi đến cái chết chỉ có một đƣờng.)
Những dòng thơ đầy tâm trạng đƣợc ra rút từ bài đầu tiên trong chùm thơ mƣời một bài diễn đạt một tâm thế của chủ thể khi đối mặt với thời gian. Mặc dù bài thơ kết thúc bằng những dòng mang tính chất “tự trấn an”: “Hồ vi lãng tự khổ/ Đắc tửu thả hoan hỉ” (Há phải tự chuốc khổ một cách vô ích/ Đƣợc rƣợu hãy tạm vui mừng) nhƣng sự cảm nhận về sự chóng vánh của thời gian hay con đƣờng sống chết cũng không giấu nổi cái nhìn bi quan về cuộc phù thế của đời ngƣời. Ở đó, thời gian để lại dấu ấn rõ nét lên biểu hiện cảm xúc cũng nhƣ tâm trạng của nhà thơ – điều mà nó đã không làm đƣợc trong các sáng tác thơ Thiền.
Ở một phƣơng diện khác, trong sự biểu đạt thời gian, giống nhƣ các bộ phận văn chƣơng khác, Tuệ Trung cũng có xu hƣớng thể hiện đời sống hiện sinh của giới hữu tình trong sự đối chiếu với thời gian tuần hoàn, bất biến của vũ trụ. Điều này càng làm nổi bật lên tình trạng ngắn ngủi, vô thƣờng, bấp bênh của thế giới nhân sinh cũng nhƣ tồn tại của con ngƣời. Và cũng tƣơng tự nhƣ phƣơng thức biểu hiện thời gian thông qua
các khách thể chuyển động, việc quan sát thực tại thƣờng nghiệm của hiện tƣợng dƣới cái nhìn theo chu kỳ của bốn mùa, của thiên nhiên hay các chu trình lớn của vũ trụ vạn hữu nhƣ vậy không phải đặc điểm riêng trong sáng tác của ông cũng nhƣ thơ Thiền nói chung, mà đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu xác định nhƣ một phƣơng thức phổ biến, mang tính nhân loại, có tác động trực tiếp đến quá trình sáng tạo nghệ thuật1
. Tuy nhiên, khác với nhiều sáng tác ở các bộ phận văn chƣơng khác, tâm thế của ông đối với cách nhìn này không đƣa đến tâm trạng nặng trĩu cảm xúc nhân vi (nhƣ trƣờng hợp Đề
Đô Thành Nam trang của Thôi Hộ đã đƣợc phân tích ở phần trƣớc), mà thiên về việc
khuyên nhủ chúng sinh, hãy nhận rõ bản chất của các hiện tƣợng thuộc chân lý tƣơng đối, bao gồm cả thời gian:
“Tứ tự tuần hoàn xuân phục thâu (thu),
Xâm xâm dĩ lão thiếu niên đầu.
Vinh hoa khẳng cố nhất trường mộng, Tuế nguyệt không hoài vạn hộc sầu. Khổ thú luân hồi như chuyển cốc, Ái hà xuất một đẳng phù âu. Phùng trường diệc bất mô lai tị,
Vô hạn lương duyên chỉ má hưu.”
(Khuyến thế tiến đạo) (Bốn mùa tuần hoàn, hết xuân lại thu,
Nhanh sầm sập, chả mấy chốc đã già mái đầu con trẻ. Chẳng chịu ngoái nhìn vinh hoa nhƣ một giấc mộng, Năm tháng luống mang vào lòng muôn hộc sầu. Nẻo “khổ” cứ luân hồi nhƣ trục bánh xe quay mãi, Sông “ái” chìm nổi nhƣ bọt nƣớc bập bềnh.
Nếu cứ buông trôi trong mọi thú vui mà không tìm ra điểm bắt đầu, Thì duyên lành vô hạn chỉ đến thế mà thôi.)
1 Xem Jame J. Y. Liu, Time, Space and Self in Chinese Poetry [143]; Konrad, Phương Đông và phương Tây [52]; I. X. Lixevich, Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc [57]; A. JA. Gurevich, Các phạm trù văn hóa trung cổ [24].
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, đối với thời gian hiện sinh, sự thể hiện của Tuệ Trung Thƣợng sĩ về căn bản có sự gặp gỡ với các bộ phận văn chƣơng khác. Tuy nhiên, trong sự đối mặt với tình trạng ngắn ngủi của đời ngƣời, của sự tàn phá của thời gian, bậc Thiền gia thay vì bộc lộ tâm trạng sợ hãi, bi quan lại bày tỏ tâm thế sẵn sàng chấp nhận toàn bộ những đặc tƣớng của thời gian nhƣ nó vốn có, đồng thời siêu việt nó để đạt đến cảnh giới tinh thần tự tại, hoan hỉ trong chính cái hữu hạn của đời sống thế tục. Và chính phƣơng thức ứng xử nhƣ vậy tạo nên điểm đặc sắc riêng cho sáng tác của ông, cũng nhƣ thơ Thiền nói chung trong việc thể hiện một trong những hình thức tồn tại cơ bản của thế giới hiện tƣợng, vật chất cũng nhƣ cuộc sống con ngƣời: thời gian.