Thế giới quan trong tƣ tƣởng Tuệ Trung Thƣợng sĩ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Từ thế giới quan Phật giáo đến sự triển hiện khách thể thẩm mỹ trong văn chương Tuệ Trung Thượng Sĩ (Trang 37 - 43)

CHƢƠNG 1 : THẾ GIỚI QUAN VÀ THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO

1.3. Thế giới quan trong tƣ tƣởng Tuệ Trung Thƣợng sĩ

Một trong những điểm cần lƣu ý khi nghiên cứu các vấn đề thuộc thế giới quan của Tuệ Trung Thƣợng sĩ là việc ông không hình dung thế giới nhƣ là tồn tại khách quan nói chung, mà thƣờng trình bày nó gắn liền với các vấn đề của đời sống nhân sinh: nguồn gốc của sinh tử, nguồn gốc của con ngƣời… Nghĩa là, đối với vấn đề này, ông cũng nhƣ nhiều thiền sƣ khác đi theo đƣờng hƣớng chung vốn đã đƣợc nêu lên trong tƣ tƣởng Phật giáo nguyên thủy, xác lập một thế giới quan lấy nhân sinh quan làm bản vị. Do vậy, ta sẽ không thấy ông thảo luận một cách trực tiếp về các vấn đề có tính siêu hình nhƣ bản chất, nguyên lý hay cội nguồn của thực tại, hoặc nêu lên các quan niệm về bản thể nhƣ một chủ thuyết độc lập. Tuy nhiên, trong khi đối đáp với đệ tử, giải quyết các công án hay trong các thi kệ, ông cũng thể hiện những quan niệm về thế giới, làm cơ sở cho việc nhận thức đối với thế giới khách quan, tuy mục đích vẫn hƣớng đến giải quyết những vấn đề thực tiễn, nhân sinh. Từ cách nhìn này, ta có thể thấy, trong triết học của Tuệ Trung cũng có một bản thể luận.

Trong Ngữ lục, phần Đối cơ có ghi lại một đoạn ứng đối giữa Thƣợng sĩ và học trò:

Tiến vân: Cổ đức vân: “Vô tâm thị đạo”, thị phủ?

Sư vân: Vô tâm bất thị đạo Vô đạo diệc vô tâm

Hựu vân: Nhược tha thuyết vô tâm thị đạo tức nhất thiết thảo mộc giai thị đạo. Nhược khước thuyết vô tâm bất thị đạo, hà giả thuyết hữu vô? Thính ngô kệ viết:

Bản vô tâm vô đạo Hữu đạo bất vô tâm Tâm đạo nguyên hư tịch,

Hà xứ cánh truy tầm?

Tăng khoát nhiên lĩnh chỉ, lễ bái thoái”1

Ở đây, tạm thời bỏ qua một bên ý hƣớng của Tuệ Trung muốn phá giải kiến chấp vào khái niệm của ngƣời học khi nêu ra một mệnh đề thƣờng đƣợc các bậc cổ đức Thiền tông đề cập đến. Vấn đề cần quan tâm ở đây là cách mà ông giải thích về bản chất của tâm và đạo. Mệnh đề “vô tâm thị đạo” đề cập đến hai khái niệm trung tâm của Thiền tông. Trong khi “đạo” là một thuật ngữ vay mƣợn của Đạo gia, trong tƣ tƣởng Thiền học đƣợc hiểu tƣơng đối thống nhất là nguyên lý của vũ trụ, chỉ bản thể của tồn hữu thì “vô tâm” mang nhiều hàm nghĩa hơn. Vô tâm trong ý nghĩa thứ nhất chỉ “chân tâm đã lìa mọi vọng niệm […]. Chân tâm này viễn ly mọi tình thức, ý niệm, phân biệt phàm thánh, nhã thô, thiện ác, xấu tốt, trụ xứ ở cảnh giới tự do, tự tại, không còn chấp trƣớc, trệ ngại” [14, tr.94]. Nhƣng thuật ngữ này cũng còn đƣợc hiểu là “vô tâm định, tức nhất thời ngƣng tất cả mọi trạng thái ý thức tác dụng” hay “cái tâm mê lầm” [14, tr.94]. Trong trƣờng hợp này, mục đích của ngƣời hỏi khi nêu lên các mệnh đề đang đƣợc đề cập là nhằm xác định một nội hàm của đạo gắn với tâm thể. Tuy nhiên, Tuệ Trung đối với vấn đề này lại cho rằng “vô tâm” và “đạo” chỉ là các từ ngữ đối đãi, giả danh, không chân thực, còn cái thể tính chân thật của nó vốn là “hƣ tịch”. Ở đây, “hƣ tịch” là trạng thái rỗng lặng, tịch tĩnh, không thể tƣ duy bằng khái niệm hay ngôn ngữ thông thƣờng. Nội hàm của nó là giống với những gì đƣợc Trần Thái Tông diễn đạt trong khái niệm “hƣ” hay “hƣ không”, tức là tƣơng đƣơng với cái bản thể Không. Nói cách khác, bản thể của thực tại trong cách nhìn nhận của Tuệ Trung chính là Không. Và đây chính là căn bản, nền tảng của thế giới quan Tuệ Trung khi luận giải các vấn đề khác của tồn tại.

1 Lại hỏi: Hàng đại đức xƣa nói: “Vô tâm tức là đạo” đúng chăng? Sƣ đáp: Vô tâm nào phải đạo

Vô đạo cũng vô tâm

Sƣ lại nói tiếp: Nếu họ bảo “Vô tâm là đạo” thì tất cả cỏ cây đều là đạo cả sao? Bằng ngƣợc lại lại nói: “Vô tâm không phải là đạo” thì sao còn nói chuyện “hữu”, “vô” làm gì? Hãy nghe bài kệ của ta:

Vốn không tâm không đạo Có đạo chẳng không tâm Tâm, đạo là hƣ tịch Biết nơi nào truy tầm”

Từ quan niệm thực tƣớng của tồn tại vốn là không, Tuệ Trung đi đến quán chiếu các vấn đề cụ thể của thế giới, mà theo đó các hiện tƣợng nhân sinh không gì khác chính là kết quả của sự nhận thức sai biệt trong nhị kiến:

Thân tòng vô tướng bản lai không

Huyễn hóa phân sai thành nhị kiến

(Phàm thánh bất dị)1

(Thân từ vô tƣớng vốn là không Hƣ huyễn phân sai thành nhị kiến”

Ở điểm này, cách nhìn nhận mối quan hệ giữa bản thể và hiện tƣợng của Tuệ Trung là khác với quan niệm của Trần Thái Tông, mặc dù hai ông đều cùng xuất phát từ Không. Trong khi Trần Thái Tông coi thế giới là hệ quả của quá trình khởi niệm sai lầm của chúng sinh, và nhấn mạnh vào việc thủ tiêu vọng niệm thì Thƣợng sĩ lại xác định nhị kiến mới là đầu mối của sự nhận thức sai lầm về thực tại của con ngƣời. Từ đây, ông phát huy tinh thần phá chấp triệt để và quyết liệt đối với các khái niệm nhị biên: phàm – thánh, mê – ngộ, sinh tử - Niết bàn, phàm – thánh, sắc – không… để trực nhận cái thực tƣớng thế giới ngay ở trạng thái rỗng lặng, thƣờng tại của nó. Nghĩa là, ông hƣớng đến việc nhận thức thế giới nhƣ nó vốn là chứ không phải tƣ duy biện biệt về nó bằng các khái niệm.

Mặt khác, đối với vấn đề bản thể của thực tại, với tƣ cách một nhà Thiền học, Tuệ Trung cũng có khuynh hƣớng nhấn mạnh vai trò nhận thức của Tâm với thế giới hiện tƣợng. Trong phần Tụng cổ, khi tụng giải về vấn đề: “Con giun bị chém làm hai đoạn, hai phía đều động, vậy Phật tính ở phía nào?”, ông cho rằng:

“Hai phía đều chẳng động, Động ở phía nhà ngƣơi”2

Tức là cái vận động của hiện tƣớng thế gian không có tự thể, mà chỉ do cái tâm của chúng sinh sinh khởi, biến hiện. Cách luận giải này gợi nhắc đến công án nổi tiếng “tâm

1

Từ đây, văn bản tác phẩm của Tuệ Trung và phần dịch nghĩa đƣợc dẫn trong luận văn đều đƣợc dẫn theo Thơ văn Lý – Trần [67], do vậy chúng tôi chỉ ghi tên tác phẩm mà không ghi tên ngƣời dịch. Các trích dẫn tác phẩm và dịch nghĩa từ tƣ liệu khác chúng tôi sẽ chú rõ nguồn gốc và tên ngƣời dịch ngay sau phần trích.

động, cờ chẳng động” của Lục tổ Huệ Năng. Nó cho thấy rõ “chủ thể” trong thế giới quan Thƣợng sĩ: Tâm, mà từ đây nó còn đƣợc ông tiếp tục nhìn nhận theo hai hƣớng. Ở khuynh hƣớng thứ nhất, nó vừa là chủ thể, đồng thời lại vừa là đối tƣợng mà hoạt động tu trì cần nhận thức:

Dục cầu tâm

Hưu tầm mịch

Bản thể như như tự không tịch

(Phật tâm ca) (Muốn tìm Tâm Đừng tìm ở bên ngoài

Bản thể của nó cứ nhƣ thế và không tịch)

Ở đây, Tâm đƣợc đề cập là cái Tâm bản thể, là cái có sẵn trong mỗi chúng sinh tồn nhiên, nhƣ nhiên. Và cũng giống nhƣ quan niệm nói chung của Thiền, nó đƣợc cho là cùng một thể với Không.

Trong khi đó, ở khuynh hƣớng thứ hai, Tâm trong thế giới quan Tuệ Trung đóng vai trò là cái “tự thể” khởi phát thế giới hiện tƣợng. Những gì đƣợc ông diễn đạt trong:

Tâm chi sinh hề sinh tử sinh Tâm chi diệt hề sinh tử diệt

(Sinh tử nhàn nhi dĩ) (Tâm sinh thì sống chết sinh Tâm diệt thì sống chết diệt)

Thực chất cũng chính là cụ thể hóa ý niệm đƣợc thể hiện trong “Tâm sinh vạn pháp sinh, tâm diệt vạn pháp diệt” đối với một vấn đề cụ thể của nhân sinh. Tâm trong quan niệm nhƣ vậy vừa có dấu vết ảnh hƣởng của Thiền, đồng thời cũng hàm chứa cách hiểu về tâm của Duy thức học.

Nhƣ vậy, thế giới quan của Tuệ Trung Thƣợng sĩ xét trên phƣơng diện thực tƣớng gắn liền với bản thể Không của Đại thừa cũng nhƣ Tâm hay Tâm không của Thiền. Nghĩa là, thực tại đƣợc nhận thức ở đó hiện hữu nhƣ là tồn tại chân thực, thƣờng hằng và siêu việt mọi hoạt động tƣ duy khái niệm hay ngôn ngữ. Tuy nhiên, ở một

phƣơng diện khác, đối với các tồn tại thƣờng nghiệm, có tính quy ƣớc, cái nhìn của Tuệ Trung là tƣơng tự nhƣ nhãn quan của Phật giáo nguyên thủy. Đó là thế giới hƣ ảo, không chân thực, phụ thuộc vào nhân duyên và quy luật vô thƣờng. Hiện thực nhân sinh theo đó cũng đƣợc quán chiếu trong sự hƣ nát, hủy hoại, không thƣờng trụ:

Nhân chi hữu thịnh hề hữu suy

Hoa chi hữu diễm hề hữu ủy Quốc gia hữu hưng hề hữu vong Thì chi hữu thái hề hữu bĩ Nhật chi hữu mộ hề hữu triêu

Niên chi hữu chung hề hữu thủy

(Trừu thần ngâm) (Ngƣời đời có thịnh thì có suy Hoa kia có tƣơi thì có héo Quốc gia có hƣng thì có vong Thời thế có thái thì có bĩ Ngày có sớm thì có chiều Năm có trƣớc thì có sau)

Tóm lại, thế giới quan của Tuệ Trung lấy Tâm của Thiền và Không của Trung Quán làm cơ sở để luận giải tồn tại. Theo đó, thế giới hiện tƣợng là hƣ ảo, không chân thực, là không (trong ý nghĩa trống rỗng tự tính và do duyên sinh), nhƣng đằng sau đó, cũng một thế giới hằng thƣờng của bản thể, đạt đƣợc không phải trong sự tìm cầu bên ngoài mà ngay trong chính sự trực ngộ về tự tính của mỗi chúng sinh.

Tiểu kết:

Trong chƣơng 1, chúng tôi đã làm rõ nội hàm một số khái niệm cơ bản nhằm đi đến một cách hình dung chung về các vấn đề của thế giới quan trên các phƣơng diện siêu hình học, vũ trụ luận và nhận thức luận, làm cơ sở lý luận cho việc triển khai đề tài. Đồng thời, chúng tôi cũng đã trình bày những đặc điểm chính yếu của Phật giáo nguyên thủy cũng nhƣ Phật giáo Đại thừa trong cách nhìn thế giới và những tác động của nó đến thế giới quan Thiền học. Nhìn chung, thế giới dƣới nhãn quan Phật giáo tồn tại ở

các đặc tính vô thƣờng, vô ngã và tòng thuộc duyên sinh; còn đƣợc quán chiếu và luận giải cụ thể hơn trong luận thuyết tính không hay duy thức của Đại thừa. Điểm đáng chú ý là, mặc dù những kiến giải của các bộ phái Phật giáo đƣợc trình bày tƣơng đối khác biệt, thậm chí có quan điểm xung đột nhƣng nhìn chung đều thống nhất ở cách hình dung về thực tại là không chân thực, không thƣờng trụ và hiện hữu trong các quan hệ tòng thuộc phát sinh. Cách hình dung này đƣợc Thiền học và Tuệ Trung Thƣợng sĩ tiếp thu, phát triển để giải quyết các vấn đề cụ thể của tƣ tƣởng học phái, hình thành nên một thế giới quan đặc thù, mà ở đó, thế giới là không, là trống rỗng cái tự tính, tự thể và phụ thuộc vào quan hệ tƣơng hỗ ỷ tồn.

CHƢƠNG 2: SỰ TRIỂN HIỆN KHÁCH THỂ THẨM MỸ TRONG VĂN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Từ thế giới quan Phật giáo đến sự triển hiện khách thể thẩm mỹ trong văn chương Tuệ Trung Thượng Sĩ (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)