Không gian vô thường, biến ảo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Từ thế giới quan Phật giáo đến sự triển hiện khách thể thẩm mỹ trong văn chương Tuệ Trung Thượng Sĩ (Trang 76 - 81)

CHƢƠNG 1 : THẾ GIỚI QUAN VÀ THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO

2.3. Không gian và sự thể hiện không gian trong văn chƣơng Tuệ Trung Thƣợng sĩ

2.3.1. Không gian vô thường, biến ảo

Tƣơng tự nhƣ quan niệm về thời gian, không gian dƣới cái nhìn của các nhà Không tông Đại thừa và các nhà Thiền học, nhìn chung, cũng là một hình thái huyễn hiện, nƣơng tựa vào sự tồn tại của chƣ pháp để biểu hiện1. Theo đó, tƣớng hƣ không của nó đƣợc hình dung không phải với tƣ cách một “cõi trƣờng cửu, một loại thực tại cao hơn” trong sự liên tƣởng đến Niết bàn nhƣ kiến giải của các luận sƣ Nhất thiết hữu bộ2, mà về căn bản là một phạm trù thuộc chân lý tƣơng đối, chịu sự chi phối của tất cả những đặc tƣớng vô thƣờng, biến ảo và do duyên sinh của thực tại thƣờng nghiệm, cũng nhƣ tùy thuộc vào sự trải nghiệm của ngƣời quan sát. Do vậy, trong các trƣớc tác văn học Thiền nói chung, văn chƣơng Tuệ Trung nói riêng, đối với sự triển hiện các phƣơng diện và hình thức tồn tại cơ bản của khách thể thẩm mỹ, cũng đồng thời biểu đạt một trạng thái không gian tƣơng ứng với đặc tính biến chuyển, không thƣờng của nó:

Y cẩu phù vân biến thái đa,

Du du đô phó mộng Nam Kha

(Thế thái hƣ huyễn)

(Cuộc đời nhƣ đám mây nổi luôn luôn đổi thay nhiều vẻ, Mơ màng đành phó cho giấc mộng Nam Kha.)

Trong liên thơ trên, “y cẩu phù vân” vốn là ý thơ rút ra từ hai câu mở đầu bài thất ngôn cổ phong “Khả thán” của Đỗ Phủ, đƣợc ngƣời đời sau vay mƣợn, tạo thành thành ngữ

bạch y thương cẩu” hay “bạch vân thương cẩu” để nói về lẽ biến hóa vô thƣờng của

1 Phẩm Phá Lục chủng, Căn bản Trung Quán luận viết: “Nhược sử vô hữu hữu/ Vân hà đương hữu vô/ Hữu vô ký dĩ vô/ Tri hữu vô giả thùy” (Nếu nói không có có/ Làm sao mà có không?/ Có, không đều không có/ Thì biết ai có, không.). Trung luận và Hồi tránh luận, Đỗ Đình Đồng dịch, [123, tr.41].

2 Xem thêm: Lama A. Covinda, Quan niệm về không gian trong tư tưởng và nghệ thuật cổ của Phật giáo, [23, tr. 171].

cõi thế1. Trong khi đó, “mộng Nam Kha” là một điển cố khác có nguồn gốc từ “Nam

Kha Thái thú truyện” trong Nam Kha ký của Lý Công Tá (đời Đƣờng) đề cập đến giấc

mộng của Thuần Vu Phần dƣới gốc cây hòe, đại ý cũng nhằm ám chỉ cuộc đời nhƣ là mộng ảo, ngắn ngủi. Do vậy, sự hiện diện của những điển cố nêu trên trong liên thơ cho thấy hàm ý của Tuệ Trung ở đây không gì khác ngoài việc diễn đạt sự cảm nhận của con ngƣời đối với thực tại nhân sinh trong sự chuyển biến vô thƣờng của chính thực tại đó. Điều đáng chú ý là, trong sự cảm nhận nhƣ vậy, ông cũng đồng thời kiến tạo một mô hình không gian đầy biến động, không chỉ ở sự biến hóa của những hình ảnh mang tính biểu tƣợng nhƣ “phù vân”, “y cẩu”, mà nhƣ đã phân tích trƣớc đó, bao gồm cả trạng thái vận động không ngừng của các hiện tƣợng ngoại giới (“Sương dung tẩy hạ hà

phương trạm/ Phong sắc lai xuân mai dĩ hoa”) trƣớc sự chuyển vần, đổi thay của các

điều kiện nhân duyên. Ở đó, không gian đƣợc thể hiện, về mặt hình tƣớng, là dựa trên sự hiện hữu và vận động của các tồn tại duyên sinh, và do vậy, có thể coi nó là hệ quả của quá trình sinh diệt do duyên của thế giới thƣờng nghiệm. Nói cách khác, không gian trong thơ Tuệ Trung, ở góc nhìn này, vừa đƣợc kiến tạo và mang các đặc tính biến ảo, vô thƣờng của đời sống nhân sinh, vừa là sự cảm nhận cũng nhƣ ngoại hóa cái nhìn của chủ thể đối với đời sống nhân sinh đó.

Ở một phƣơng diện khác, sự biểu hiện của không gian trong văn học thời trung đại nói chung, thông thƣờng đƣợc nắm bắt và phản ánh thông qua tính phƣơng hƣớng cũng nhƣ tình trạng chuyển động hay đứng yên của vật thể, của hình tƣợng trong mô hình thế giới đƣợc kiến tạo. Và về mặt này, phƣơng thức của các trƣớc tác văn chƣơng Thiền học, trong đó có sáng tác của Tuệ Trung, nhìn tổng thể cũng theo khuynh hƣớng chung, đi đến thể hiện các chiều kích không gian của thế giới hiện tƣợng, của con ngƣời trong sự tƣơng tác giữa cái động và cái tĩnh, giữa cái thƣờng biến và cái tĩnh tại. Tuy nhiên, ở những trƣờng hợp cụ thể, xuất phát từ các nguyên lý thẩm mỹ riêng, sự tƣơng tác của các phạm trù nêu trên trong thơ Thiền của ông lại trở nên tƣơng đối loại biệt, mà ở đó, sự chuyển hóa giữa chúng không chỉ giới hạn trong việc biểu đạt những biến

1 Nguyên văn hai câu thơ của Đỗ Phủ: “Thiên thượng phù vân như áo trắng/ Tư tu biến huyễn vi thương cẩu” (Mây nổi trên trời nhƣ áo trắng/ Phút chốc biến ảo thành chó xanh)

chuyển của không gian ngoại giới, mà còn trở thành những phù hiệu cho việc thể hiện các quá trình cũng nhƣ khuynh hƣớng của cuộc thể nghiệm nội tâm ở tinh thần chủ thể:

Thiều thiều khoát bộ nhập trần lai, Hoàng sắc my đầu đỉnh đỉnh khai. Bắc lý tru du đầu mã phúc,

Đông gia tán đản nhập lư thai. Kim tiên đả sấn nê ngưu tẩu, Thiết sách khiên trừu thạch hổ hồi. Tự đắc nhất triêu phong giải đống,

Bách hoa nhưng cựu lệ xuân đài.”

(Nhập trần)

Xăm xăm rộng bƣớc đi vào chốn cát bụi, Lông mi sắc vàng mạnh mẽ giƣơng lên. Xóm Bắc nhở nhơ rơi vào bụng ngựa, Nhà Đông tản mạn rúc vào thai lừa. Roi vàng đánh đuổi con trâu đất đi, Giây sắt dắt con hổ đá về.

Một sớm gió đông thổi tan băng giá, Trăm hoa nhƣ cũ reo trƣớc gió xuân.)

Bài thơ mở ra một không gian trầm luân cho cuộc thể nghiệm nhân sinh của chủ thể thẩm mỹ đang “xăm xăm rộng bƣớc vào chốn cát bụi” với mật độ đậm đặc các động từ mang sắc thái mạnh mẽ, dứt khoát cùng những mốc giới xác định – cho dù những mốc giới đó thực chất đều mang tính biểu tƣợng hơn là một đƣờng biên thực tế. “Mã phúc”,

lư thai”, trong trƣờng hợp này, là một công án liên quan đến Thiền sƣ Nam Tuyền Phổ

Nguyện, đƣợc chép ở quyển bốn sách Minh Cao Tăng truyện1, mô tả phong thái đạt ngộ

1“Tức vãng tiểu tham cử, Tăng vấn Trường Sa: “Nam Tuyền thiên hóa hướng thậm ma xứ khứ?” Sa viết: “Đông

thôn tác lư, tây thôn tác mã”. Tăng viết:“Ý chỉ như hà?” Sa viết: “Yếu kỵ tiện kỵ, yếu hạ tiện hạ”. Nhược thị Kinh Sơn tức bất nhiên. Nhược hữu tăng vấn:“Viên ngộ tiên sư thiên hóa hướng thậm ma khu xứ?” Hướng tha đạo:

“Đọa A tì địa ngục” (Trong buổi tiểu tham tối Thiền sƣ Tông Cảo cử công án “Tăng hỏi Thiền sƣ Trƣờng Sa:

“Thiền sƣ Nam Tuyền qua đời rồi đi về đâu?” Sa đáp: “Xóm Đông đầu thai thành ngựa, xóm tây đầu thai làm lừa”. Tăng hỏi: “Ý chỉ việc đó nhƣ thế nào?” Sa đáp: “Muốn cởi thì cởi, muốn xuống thì xuống”. Nếu gặp Kinh

đặc biệt, siêu xuất giữa sinh tử, luân hồi của bậc Thiền gia lừng lẫy trong giới Thiền môn, đƣợc Tuệ Trung rút gọn trong thơ, một mặt cũng nhằm diễn đạt cái tƣ thế đĩnh đạc của chủ thể (với hàng loạt những hình dung từ chỉ dáng vẻ, sắc thái, tâm thế)1

, nhƣng mặt khác cũng đề cập đến các vạch mốc, về bản chất là những giới hạn sinh diệt đối với kiếp sống con ngƣời. Ở đó, không gian luân hồi là chật hẹp, là hữu hạn, là biến động không ngừng. Do vậy, quá trình vƣợt thoát, siêu việt các chiều kích không gian sinh tồn thông thƣờng là quá trình quay trở lại, hồi quan phản chiếu, “đả sấn”, “khiên trừu” đối với “ngưu tẩu”, “thạch hổ” – là biểu tƣợng cho các trạng thái khác nhau của tâm biện biệt cũng nhƣ tƣớng giải thoát vô tâm vô niệm của chúng sinh – để đạt đến, hòa nhập vào trạng thái nhƣ nhất, vĩnh hằng của bản thể. Trên phƣơng diện biểu đạt không gian, có thể thấy, bài thơ bắt đầu với một mô hình thế giới cực động của cuộc trầm luân thông qua các động từ và các giới hạn chật hẹp của cõi nhân sinh nhƣng lại kết thúc bằng cái duy nhất, tuyệt đối, tĩnh tại của thế giới bản thể, của tinh thần con ngƣời khi đã hàng phục bản tâm. Vì vậy, về mặt khuynh hƣớng, mặc dù thơ Tuệ Trung đối với việc thể hiện các chiều kích của thực tại hiện sinh thƣờng quán chiếu nó qua cái động, nhƣng cái động đó lại nằm trong xu hƣớng quy tĩnh, hƣớng tĩnh. Điều này, một mặt là ẩn dụ cho quá trình chuyển hóa trong tinh thần của chủ thể từ mê đến ngộ, từ việc trút bỏ dần các tạp niệm đến trạng thái hòa nhập, đồng nhất làm một thể với thực tại vĩnh hằng của bản thể, của vũ trụ, nhƣng mặt khác lại cũng một phƣơng thức, một cách nhìn về thế giới thƣờng nghiệm, mà trong đó, cái động loạn chỉ là tạm thời:

Thiên địa do đàn chỉ, Sơn xuyên đảng thấu thanh. Tạm thời phong vũ động,

Kê hướng ngũ canh minh.”

Sơn Tông Cảo ta đây thì không phải vậy. Nếu có tăng nhân hỏi tiên sƣ Viên Ngộ mất rồi đi về đâu, ta sẽ trả lời ông ta: “Đọa xuống A tì địa ngục mất”. Lý Việt Dũng, Sđd, [14, tr. 359 – 360].

1 Đối với công án nêu trên Lý Việt Dũng hiểu là “chúng sinh trôi lăn trong luân hồi sinh tử, chết đi lại đầu thai kiếp khác” [14, tr.360]. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng cách luận giải của Nguyễn Đào Nguyên nhấn mạnh đến phong cách đạt ngộ đặc biệt, siêu xuất sinh tử, tự do đi lại ngay ở cõi sinh diệt mà không bị luân hồi chi phối của bậc Thiền gia đã thấu triết ý chỉ của Thiền là hợp lý hơn [67, tr.77]. Do vậy, ở đây chúng theo cách luận giải sau. Hơn nữa, vấn đề này có liên quan đến một đặc điểm khác của Tuệ Trung đối với việc biểu đạt không gian, chúng tôi sẽ trở lại sau.

(Thị đồ)

(Trời đất chỉ nhƣ búng ngón tay,

Non sông chỉ bằng một tiếng dặng hắng. Tạm thời gió mƣa rung chuyển,

Gà gáy lúc canh năm.)

Ở đây, “kê hướng ngũ canh minh” cũng nhƣ “nhất thanh lãnh nhạn” hay “cô viên đề” đã đƣợc đề cập trƣớc đó, đều là những loại sơ thanh, sơ âm gợi dẫn đến thế giới bản thể, đến trạng thái bừng ngộ của bản Tâm, đồng thời trong ý nghĩa mở đầu một ngày mới, nó cũng đánh dấu một quá trình mới – đƣợc coi là chân thực, vĩnh hằng – đối lập lại trạng thái động loạn, vốn chỉ giả tạm, nhất thời của “phong vũ”. Do vậy, có thể thấy rằng, đối với vấn đề động tĩnh cũng nhƣ việc thể hiện không gian, Tuệ Trung thƣờng hƣớng đến thấu triệt về nó, nắm bắt bản chất của hiện tƣợng dƣới cái nhìn toàn triệt, thấu suốt của Tâm chủ thể không còn vọng động. Ngay cả việc diễn đạt các quá trình chuyển hóa của tinh thần, mặc dù cũng đề cập đến tình trạng luân hồi, nhƣng thực chất đó cũng là việc mô tả một cuộc thể nghiệm nhân sinh trong tinh thần siêu xuất sinh tử, rong chơi giữa cõi sống và chết. Ở điểm này, sáng tác của ông là tƣơng đối khác so với các tác phẩm của Trần Nhân Tông. Sự mô tả không gian vô thƣờng ở trƣớc tác của Trúc Lâm sơ tổ, trong nhiều trƣờng hợp thƣờng đi liền với những cảm quan mang dấu ấn cảm xúc thế tục của chủ thể (Niên thiếu hà tằng liễu sắc không/ Nhất xuân tâm sự bách

hoa trung). Và sự thể hiện các trạng thái chuyển của không gian, của tồn tại: hoa nở -

hoa tàn, trận mƣa đêm, xuân tàn1

cũng ngầm nói đến sự chuyển của tinh thần: từ chƣa giác ngộ đến quá trình nhận thức bản chân hiện tƣợng. Do vậy, tính chất phù hiệu cho một quá trình giác ngộ của chủ thể trong thơ Nhân Tông là rõ nét hơn. Trong khi đó, thơ của Tuệ Trung, dƣới cái nhìn thấu triệt, cho dù ở một số phƣơng diện nhƣ đã phân tích ở trên, cho thấy quá trình vận động đi đến đạt ngộ của ngƣời tu hành, nhƣng nổi bật vẫn là hƣớng đến dẫn dụ cho việc nhận chân cái bản nguyên của thế giới, nhắc nhở chủ thể cũng nhƣ chúng sinh về tính không chân thực, giả tƣớng nhƣ là một thuộc tính của không gian nhân sinh, của tồn tại thƣờng nghiệm.

1 Trần Nhân Tông - Sơn phòng mạn hứng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Từ thế giới quan Phật giáo đến sự triển hiện khách thể thẩm mỹ trong văn chương Tuệ Trung Thượng Sĩ (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)