Các hình tượng gợi dẫn và biểu trưng cho thế giới bản thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Từ thế giới quan Phật giáo đến sự triển hiện khách thể thẩm mỹ trong văn chương Tuệ Trung Thượng Sĩ (Trang 51 - 61)

CHƢƠNG 1 : THẾ GIỚI QUAN VÀ THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO

2.1. Hệ thống hình tƣợng thể hiện khách thể thẩm mỹ trong văn chƣơng Tuệ Trung

2.1.2. Các hình tượng gợi dẫn và biểu trưng cho thế giới bản thể

Giống nhƣ trƣớc tác của các nhà Thiền học khác thời Lý – Trần, bản thể với ý nghĩa “căn bản tự thể của các pháp” [75, tr. 90], nhìn chung, vẫn là chủ đề lớn trong các thảo luận, suy tƣ cũng nhƣ biểu đạt của Tuệ Trung Thƣợng sĩ. Điều này thể hiện ngay ở số lƣợng các thuật ngữ, trực tiếp hoặc gián tiếp, đề cập đến bản thể nhƣ tính không, tâm

vương, tâm thể, pháp thân, chân như, thể tính…trong phần thơ tụng của Ngữ lục. Ở đó,

khuynh hƣớng triết lý, luận thuyết cùng cảm hứng tôn giáo vẫn xuất hiện khá nổi bật và là nội dung quan trọng trong các sáng tác của ông1. Tuy nhiên, khác với nhiều tác gia – Thiền sƣ thời kỳ này, bên cạnh cách tiếp cận vấn đề nêu trên từ góc độ tƣ duy, khái niệm, Tuệ Trung còn đi đến biểu đạt “thể tính tuyệt đối” của chƣ pháp thông qua hình thức và phƣơng tiện của nghệ thuật, của thi ca. Thậm chí, ông còn đi xa hơn khi không tự giới hạn việc vận dụng phƣơng thức thể hiện này trong thơ Thiền cảnh hay Thiền ý,

1 Trong các tác phẩm của Tuệ Trung có khá nhiều bài có tiêu đề Thị đồ, Thị chúng, Thị học...Theo phân loại của Nguyễn Duy Hinh trong Tuệ Trung: Nhân sĩ – Thượng sĩ – Thi sĩ, [34, tr. 198] thì trong số 49 bài thuộc phần thi Tụng (bao gồm cả 2 bài kệ thuộc Hành trạng) có 20 bài thuộc loại thơ Thiền lý, chiếm gần một nửa tổng số bài.

mà mở rộng sang một bộ phận không nhỏ các tác phẩm thơ Thiền lý – vốn vẫn đƣợc xem nhƣ gần gũi với kệ, tụng hơn là thơ. Đặc điểm này, một mặt, là dấu hiệu cho thấy xu hƣớng gia tăng các thuộc tính văn chƣơng trong sáng tác của Tuệ Trung nói riêng, thơ Thiền đời Trần nói chung, so với giai đoạn trƣớc1; mặt khác, hệ quả của nó, xét từ góc độ thẩm mỹ, là căn nguyên cho sự hình thành của một hệ thống các hình tƣợng gợi dẫn và biểu trƣng cho các phƣơng diện của thế giới bản thể, xuất hiện rất nổi bật trong thơ ông.

Thơ Thiền, về căn bản, thuộc hệ thống những tác phẩm đƣợc sáng tác dƣới sự ảnh hƣởng của các triết thuyết, tƣ tƣởng Tam giáo – vốn nhấn mạnh lên vị trí hàng đầu sự hài hòa giữa tinh thần chủ thể và giới tự nhiên2 – phổ biến dƣới thời trung đại. Do vậy, đối với việc triển hiện các phƣơng diện của bản thể dƣới hình thức và phƣơng tiện của thi ca, các nhà thơ Thiền thời Lý – Trần nói chung, Tuệ Trung Thƣợng sĩ nói riêng, cũng theo khuynh hƣớng chung, đi đến “vay mƣợn” hình ảnh thiên nhiên nhằm kiến tạo các hình tƣợng văn học. Tuy nhiên, xuất phát từ lý tƣởng thẩm mỹ về “cái đẹp nhƣ thật đối với thế giới hiện thực khách quan”3 và tinh thần nội chứng, không truy cầu, tìm kiếm bên ngoài, những hình ảnh đƣợc bậc Thiền gia lựa chọn lại mang tính loại biệt rõ rệt. Đó không phải những hiện tƣợng biểu hiện cái thế giới rộng lớn, tồn nhiên, du nhiên, trƣờng tồn, tráng đại của Lão Trang, cũng không phải “tự nhiên nhân hóa” thể hiện các đặc tính của “tinh thần đạo đức cá thể […] mang sắc thái luân lý học” [84, tr. 69] của Nho gia. Khách thể tự nhiên của Thiền là loại khách thể siêu việt nhƣng lại hiện

1Trên thực tế, Thiền học thời Lý đã xuất hiện một số bậc Thiền gia có khuynh hƣớng sử dụng hình ảnh thi ca để diễn đạt triết lý Thiền. Sự xuất hiện của Thiền sƣ Thảo Đƣờng cùng bộ Tuyết Đậu ngữ lục – bộ ngữ lục giàu hình ảnh thi ca – càng cho thấy khuynh hƣớng dùng thi ca làm thiền ngữ thời kỳ này. Tuy nhiên, về căn bản, khuynh hƣớng triết lý, luận thuyết vẫn có phần nổi trội hơn trong giai đoạn này. Theo Lê Thị Thanh Tâm [100, tr.93], qua khảo sát khoảng 70 tác phẩm thơ thiền thời Lý (do tác giả lựa chọn) thì đã có tới 55 bài (chiếm khoảng 80% tổng số bài) nhắc đến vấn đề bản thể bằng các thuật ngữ. Hoặc theo thống kê của Nguyễn Công Lý ở thể loại kệ, thơ Thiền thời Lý, trong số 148 đơn vị bài thơ chỉ có 9 bài thuộc khuynh hƣớng trữ tình (?) [61, tr.153].

2Hong Zeng, trong A Decontructive Reading of Chinese Nature Philosophy in Literature and the Arts: Taoism and

Zen Buddhism [Giải độc triết học tự nhiên Trung Quốc trong văn học và nghệ thuật: Đạo gia và Thiền] khi bàn về

chủ nghĩa duy mỹ phƣơng Tây và triết học tự nhiên Trung Quốc cho rằng: “Thoạt nhìn, hai dạng chủ nghĩa duy mỹ dƣờng nhƣ hoàn toàn đối lập nhau: Chủ nghĩa duy mỹ phƣơng Tây nhìn chung đi ngƣợc lại với tự nhiên, thích thú với kỹ xảo và mặt nạ. Trong triết học tự nhiên Trung Quốc, tự nhiên là mẫu mực tƣ tƣởng và tính chất tự nhiên là thuộc tính mỹ học quan trọng nhất.” [147, pg.15]

3 Thích Tâm Thiện (1995), Tư tưởng mỹ học Phật giáo, Thành hội Phật giáo Tp. HCM xuất bản. Dẫn theo Lê Thị Thanh Tâm [100, tr.61]

hữu hết sức gần gũi, chừng mực và giản dị. Một áng mây chiều, một cánh nhạn bay qua trời sƣơng, tiếng gà gáy canh năm, ngọn gió xuân hay ánh sáng mùa thu đều là những cảnh tƣợng có thể dễ dàng bắt gặp trong đời sống hiện thực, khi đi vào thơ Thiền trở nên đầy mỹ cảm, hàm chứa chiều sâu triết lý và mỹ học về bản thể. Mặt khác, nhƣ đã đề cập ở trên, mặc dù có khả năng lựa chọn “bất kỳ đối tƣợng nào cho bài thơ của mình nhằm diễn đạt cái thể thống nhất” [146, pg.118] của tồn tại, nhƣng Tuệ Trung có khuynh hƣớng tự giới hạn việc biểu đạt trong một số loại hình ảnh, hình tƣợng cụ thể, có tính ổn định và khái quát cao, “để gợi lên sự hƣởng ứng đƣợc chờ đợi từ phía ngƣời đọc” [146, pg.106].

Trong hệ thống các hình ảnh, hình tƣợng biểu trƣng cho bản thể trong thơ Tuệ Trung, hoa – trăng là những hình ảnh gây chú ý cả về tần suất xuất hiện lẫn mức độ đa dạng về hình thức và nội dung biểu đạt. Ở đó, vẫn là ánh trăng quen thuộc trong cổ thi, nhƣng đƣợc Thƣợng sĩ nắm bắt ở các trạng thái của “bóng trăng xưa” (cổ nguyệt),

vầng trăng cô đơn” (cô luân nguyệt), “bóng trăng mùa thu” (thu nguyệt) hay “trăng

đêm qua – trăng đêm nay” (tạc dạ nguyệt – kim dạ nguyệt), khiến cho bản thân hình

tƣợng trở nên mới mẻ hơn, mở rộng khả năng biểu đạt, đi đến diễn đạt những phƣơng diện khác nhau của thế giớibản thể:

Thanh tịnh tâm phi trần phi cấu, Kiên cố thân vô hậu vô tiền, Xuân hoa sắc đóa đóa hồng tiên,

Thu nguyệt ảnh đoàn đoàn viên diệu

(Trữ từ tự cảnh văn) (Tâm thanh tịnh không bụi không nhơ, Thân kiên cố không sau không trƣớc. Sắc hoa xuân đóa đóa tƣơi hồng, Bóng trăng thu tròn đầy viên diệu.)

Đoạn thơ bắt đầu bằng bằng một chữ Không với một loạt các phó từ phủ định (phi, vô) nhằm diễn đạt các phẩm tính của “cái tâm trong sạch, không bụi bặm, là cái chân tâm vốn có của chúng sinh” [69, tr.301]hay cái “thân kiên cố” – chỉ pháp thân kim cƣơng

bất hoại1 - không biện biệt trƣớc sau, nhƣng lại kết thúc bằng một chữ Hữu trong trạng thái tròn đầy, viên mãn của sắc hoa xuân, của bóng trăng thu. Ở đây, hai câu thơ cuối có sự “mờ” về nghĩa, đƣa đến nhiều cách hiểu. Đối với trƣờng hợp này, Thích Thanh Từ giải thích: “Mùa xuân từng đóa hoa sắc hồng tƣơi thắm, mặt trăng thu tròn sáng thật màu nhiệm. Ngƣời tu hành khi nhận ra tâm thể thanh tịnh không chút bợn nhơ, đó là thể nhập đƣợc Pháp thân, không còn bị thời gian ngoại cảnh chi phối. Lúc ấy nhìn thấy muôn vật trƣớc mắt đẹp tƣơi sáng sủa không còn u tối nữa” [125, tr. 374]. Cách hiểu nhƣ vậy rõ ràng phát xuất từ con mắt của chủ thể – ngƣời tu tập – đối với hiện tƣợng ngoại giới. Tuy nhiên, từ góc độ của việc thể hiện khách thể, chúng tôi cho rằng, cũng giống nhƣ “sơn hoa – giản thủy” trong công án của Thiền sƣ Đại Long, “xuân hoa sắc –

thu nguyệt ảnh” trong thơ Tuệ Trung là những hình ảnh biểu thị trạng thái của thế giới

hiện tƣợng đang tồn tại. Nhƣng thế giới hiện tƣợng này lại đƣợc soi chiếu và đạt đƣợc trong cái nhìn vô biệt đối với sắc thân hay pháp thân, thanh tịnh hay trần cấu của chủ thể thẩm mỹ. Do vậy, thực chất chúng lại gợi dẫn đến trạng thái viên mãn, nhất nhƣ, siêu xuất đối đãi nhị biên của Tâm bản thể. Ở đó, Không cũng chính là Hữu, cái sắc màu của hoa xuân, của trăng thu cũng chính là “thể tính tuyệt đối” của chƣ pháp2

. Trong khi đó, ở một trƣờng hợp khác, sự thay đổi về ngữ cảnh cũng nhƣ cách nắm bắt hình tƣợng của ngƣời sáng tác lại khiến cho ý nghĩa của chúng có sự thay đổi, gợi dẫn một phƣơng diện khác của bản thể:

Tâm nội Di Đà tử má khu,

Đông Tây Nam Bắc pháp thân chu. Trường không chỉ kiến cô luân nguyệt, Sát hải trừng trừng mạn dạ thu.

(Thị tu Tây Phƣơng bối)

(Cái thân vàng cao quý nhất của Phật Di Đà ở ngay trong lòng,

1

Kiên cố thân” là một điển cố liên quan đến công án của Đại Long Thiền sƣ (đời Tống) rút ra từ sách Ngũ đăng hội nguyên, quyển tám, cũng là tắc thứ 82: Đại Long Pháp thân kiên cố trong Bích Nham lục, [126, tr.431]. “Vấn:

Sắc thân bại hoại. Như hà thị kiên cố Pháp thân? Sư viết: “Sơn thủy khai tự cẩm. Giản thủy trạm như lam” (Hỏi:

Sắc thân hƣ nát. Thế nào là Pháp thân kiên cố? Sƣ đáp: “Hoa núi nở nhƣ gấm. Nƣớc khe trong tựa chàm”. Xem thêm: http://www.cbeta.org/result/normal/X80/1565_008.htm

2 Ở đây, chúng tôi cho rằng trƣờng hợp này về bản chất là tƣơng tự với cách diễn đạt trong “Thúy trúc hoàng hoa, vô phi bát nhã”, thƣờng xuất hiện trong ngữ lục của cả Trần Thái Tông lẫn Tuệ Trung Thƣợng sĩ.

Pháp thân chan hòa khắp Đông Tây Nam Bắc. Bầu trời bát ngát chỉ thấy vừng trăng cô đơn, Bể Phật trong suốt, đêm chuyển dài vào thu.)

Một bài thơ thuộc bộ phận thơ Thiền lý với tính chất “gợi bảo” thể hiện ngay từ nhan đề nhƣng lại đƣợc dẫn giải bằng những hình ảnh giàu chất thơ. Nội dung liên thơ đầu đề cập đến những vấn đề thuần túy giáo lý với những thuật ngữ đề cập trực tiếp đến vấn đề bản thể: pháp thân, Di Đà hay tâm nội. Theo đó, những gì đƣợc bậc Thiền gia diễn đạt hoàn toàn rõ ràng: Cái thân Phật Di Đà là cái có sẵn, đầy đủ trong tâm của chúng sinh. Việc tu tập do đó là công việc “hồi quang phản chiếu”, quay trở về tìm kiếm ngay trong chính bản tâm mỗi ngƣời. Phật thân chỉ có một nhƣng giáo pháp thì phổ hóa khắp Đông, Tây, Nam, Bắc nhƣ bầu trời chỉ thấy vầng trăng cô đơn, nhƣng cái diệu dụng của nó thì chan hòa, chiếu diệu khắp mƣời cõi. Ở đây, hình ảnh “cô luân nguyệt” đƣợc Tuệ Trung ví với thân Phật, với cái thể tính nhất nhƣ, duy nhất của thế gian, thông qua cấu trúc nghệ thuật của thơ Thiền lại khơi sâu thêm ý nghĩa triết lý về bản thể. “Trường

không” là sự diễn đạt một trạng thái rộng mở của khoảng không, của bầu trời, nhƣng

khi đi vào thơ Thiền, cũng giống nhƣ những hình ảnh “không thuyền” hay “không sơn” dễ gợi nhắc về thế giới tính không, tĩnh tịch, trống rỗng. Trong không gian nhƣ vậy, sự xuất hiện của vầng trăng rõ ràng là một cái có. Nhƣng cái có này là “diệu hữu” của “chân không”. Do vậy, thực chất nó cũng là biểu tƣợng cho tự thể không tịch của tồn tại.

Tƣơng tự nhƣ hình ảnh trăng, “hoa” xuất hiện trong thơ Thiền Tuệ Trung cũng đƣợc nắm bắt ở nhiều trạng thái khác nhau của “hoa năm mới – hoa năm cũ” (tân niên hoa, cố niên hoa) hay “trăm hoa như cũ” (bách hoa y cựu). Điều đáng chú ý là, hoa, cùng với hình ảnh trăng, cho dù diễn đạt những phƣơng diện khác nhau, ở những ngữ cảnh khác nhau, nhƣng luôn đƣợc mô tả nhƣ là cái gì đó “cổ”, “cựu”, “”…

Tự đắc nhất triêu phong giải đống,

Bách hoa nhưng cựu lệ xuân đài.

(Nhập trần)

Trăm hoa nhƣ cũ reo trƣớc gió xuân.”

Hai câu thơ cuối khép lại bài thơ đầy biến động của cuộc trầm luân trong tinh thần chủ thể bằng những hình ảnh thật đẹp. Sự mê lầm khiến chúng sinh phải luân chuyển không ngừng trong các kiếp sống đầy đau khổ. Nhƣng khi đã bỏ đƣợc thái độ đối đãi, biện biệt, hàng phục bản tâm thì sẽ đạt đƣợc sự chứng ngộ, vốn thƣờng đƣợc các bậc Thiền gia mô tả nhƣ là trạng thái chuyển mạnh mẽ, toàn thể, đột ngột ở tinh thần chủ thể, nhƣ hoa reo trƣớc gió xuân. Tuy nhiên, điều đáng chú ý, hoa ở đây không phải bông hoa mùa xuân thông thƣờng mà là “bách hoa y cựu” (trăm hoa nhƣ cũ). Đặc điểm này của hình tƣợng gợi nhắc đến một ý thơ tƣơng tự của Thôi Hộ:

Khứ niên kim nhật thử môn trung,

Nhân diện đào hoa tương ánh hồng. Nhân diện bất tri hà xứ khứ,

Đào hoa y cựu tiếu đông phong.

(Đề Đô Thành Nam trang) (Ngày này năm trƣớc tại cửa này,

Nhân diện cùng đào hoa cùng ánh sắc hồng. Gƣơng mặt ngƣời xƣa không biết đi về nơi nào, Chỉ thấy hoa đào nhƣ cũ vẫn cƣời cùng gió đông.)

Bài thơ buồn kết thúc bằng hình ảnh “đào hoa y cựu” đầy sức gợi. “Hoa” ở đây cũng xuất hiện ở trạng thái “y cựu”, nhƣng đó là một bông hoa cụ thể, một hình ảnh thiên nhiên thuần túy, vô tri, đặt trong ngữ cảnh sự vắng mặt của cố nhân khiến cho câu thơ nặng trĩu tâm trạng. Trong khi đó, “bách hoa” trong thơ Tuệ Trung lại mang dáng dấp của khách thể siêu việt. Ngƣời ta vẫn nhận thấy ở đó dấu ấn của tâm trạng đƣợc chuyển tải, nhƣng tâm trạng đó lại là tiếng reo vui của tinh thần diệu ngộ, tiếng hoan hỉ của tâm không. “Hoa” trong cách cảm nhận nhƣ vậy rất khác với bông hoa mang đậm dấu ấn nhân vi của nhà thơ đời Đƣờng. Đặc tính “cổ”, “cựu” của hoa, một mặt là dấu hiệu cho thấy tƣ duy phi logic của Thiền – phổ biến trong lối nói nghịch của sinh hoạt công án – mặt khác, thực chất lại đi đến biểu đạt tính duy nhất hiện hữu, duy nhất chân thực của thế giới bản thể.

Bên cạnh hình ảnh “hoa”, “trăng”, nhằm biểu đạt đầy đủ các thuộc tính của “thực tại toàn vẹn”, trong các tác phẩm của mình, Tuệ Trung cũng sử dụng các loại hình ảnh gió, ánh sáng cùng cảm hứng soi chiếu, thấu suốt rất đáng chú ý:

Hưu tầm Thiếu Thất dữ Tào Khê,

Thể tính minh minh vị hữu mê. Cổ nguyệt chiếu phi quan viễn cận, Thiên phong xuy bất giản cao đê. Thu quang hắc bạch tùy xuyên sắc, Liên nhị hồng hương bất trước nê. Diệu khúc bản lai tu cử xướng,

Mạc tầm Nam Bắc dữ Đông Tê (Tây).

(Thị chúng)

(Đừng có tìm Thiếu Thất với Tào Khê, Thể tính vằng vặc, chƣa có mê lầm. Mặt trăng xƣa soi nào kể gì xa hay gần, Gió trời thổi nào chọn nơi cao hay thấp.

Ánh sáng mùa thu lúc đen lúc trắng, tùy theo duyên sắc, Nhị sen đỏ thơm, chẳng nhuốm bùn.

Khúc kỳ diệu “bản lai” nên cất giọng hát, Chẳng phải tìm ở Nam Bắc với Đông Tây.)

Thêm một bài thơ Thiền lý đƣợc chuyển tải bằng thế giới của các hình ảnh, hình tƣợng. Một loạt những hình ảnh “cổ nguyệt”, “thiên phong”, “thu quang”, “liên nhị hồng” hiện diện trong bài với tƣ cách nhƣ là những minh chứng cho quan niệm về con đƣờng tu tập không phải là việc truy cầu bên ngoài, cho dù là thánh địa giải thoát của Thiền tông, mà là quá trình quay trở về, tìm kiếm “của báu” nơi mình. Bởi thể tính tuyệt đối là sẵn có, đầy đủ, bình đẳng, sáng rõ, chƣa từng mê lầm trong mỗi chúng sinh. Các câu thơ đƣợc tổ chức trong cấu trúc nhiều động từ, cùng các phó từ phủ định: “chiếu phi quan”, “xuy bất giản”, “tùy duyên”, “bất trước” cho thấy cái thuộc tính vô ngại, vô biệt của hình tƣợng, mà thực chất cũng chính là của thế giới bản thể. Ở đó, nhìn từ phía khách thể,

cách hình dung về bản thể của Tuệ Trung là sự soi chiếu, thấu suốt của thể tính đối với

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Từ thế giới quan Phật giáo đến sự triển hiện khách thể thẩm mỹ trong văn chương Tuệ Trung Thượng Sĩ (Trang 51 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)