2.1 .Tổng quan về tình hình hộ lao động nhập cư tại địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm nhân khẩu –xã hội của hộ gia đình nhập cư tự do
Kết quả khảo sát cùng với tài liệu quản lý nhân khẩu của cán bộ địa phương cho thấy đa phần vợ, chồng gia đình lao động tự do nhập cư hiện đang sinh sống trên địa bàn chủ yếu trong độ tuổi từ 40 – 49 tuổi (40%) và từ 30 – 39 tuổi (34%). Đây là những độ tuổi thuộc giai đoạn có độ ổn định về cơng việc, gia đình tương đới lớn trong cuộc đời. Họ thường có thời gian di từ 5 – 10 năm.
Biểu đồ 1: Tỷ lệ tuổi của vợ, chồng hộ gia đình nhập cư
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 10/2014)
Bên cạnh đó, hộ gia đình trên 60 tuổi tuy không nhiều (3%) nhưng lại rất đáng chú ý. Toàn bộ họ vẫn đang tham gia vào lao động. Họ là những người chịu rất nhiều thiệt thịi trong sớ những hộ gia đình di cư ở đây. Lý do chính họ vẫn bám trụ tại Hà Nội do ở q khơng có đất canh tác, khơng có tiền tiết kiệm để chu cấp lúc tuổi già. Bản thân họ không ai chăm sóc, một bộ phận khác thì cùng con cháu di cư ra thành phố để cải thiện cuộc sống, tạo thành những hộ gia đình di cư nhiều thế hệ. Họ gặp nhiều trở ngại về sinh kế, do khơng cịn sức lao động, khơng có kĩ năng, tay nghề nên thường phải làm các cơng việc có thu nhập rất thấp như: bán hàng rong, nhặt rác, rửa bát, quét dọn...
Trong khảo sát phỏng vấn sâu về nhân khẩu của gia đình những khách thể khảo sát trên, số nữ giới trong gia đình cũng cao hơn hẳn số nam giới. Điều này phản ánh thực trạng nhu cầu về lao động nữ tại khác khu công nghiệp và đô thị phát triển. Có một đặc điểm chung là hầu hết những gia đình này đều khá đông con, trung bình trong gia đình số nhân khẩu từ 3 đến 5 người, trong đó sớ gia đình có nhân khẩu là 5 người chiếm tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, thực tế sống tại trên Hà Nội chỉ 2 – 3 thành viên, tức là chỉ di cư một phần gia đình chứ khơng phải tồn bộ gia đình. Anh N.V.K , 37 tuổi, xe ôm chia sẻ: “Hai vợ chồng anh đẻ được 3 đứa con gái rồi. Mãi khơng có con trai,
cũng chán lắm. Nhà lại khơng có tiền nên anh chị phải lên đây bán hàng thuê cho người ta. Con cái ở nhà thì nhờ ơng bà trơng nom, đứa lớn nhất năm nay đang học lớp 11, đứa bé mới 2 tuổi phải đưa lên đây vì khơng có ai trơng.
Ơng bà thì già rồi, chủ yếu chúng nó tự bảo nhau học hành thôi. Thi thoảng vợ về quê thì mang tiền về cho chúng nó. Biết là con cái khơng có bố mẹ ở nhà dạy bảo dễ hư lắm, chúng nó lại đang tuổi lớn. Khó khăn lắm nhưng chẳng biết làm thế nào. Giờ mà về q thì cả nhà chết đói hết”
Biểu 2: Loại hình di cư/số lượng thành viên của hộ
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 10/2014/ Đơn vị tính: Người)
Theo ghi nhận của chính quyền địa phương và các chủ nhà trọ số lượng người di cư theo hình thức hộ gia đình có chiều hướng tăng nhẹ tại địa bàn. Chủ yếu những hộ gia đình nhập cư mới là các cặp vợ chồng trẻ, mới lấy nhau hoặc mới có con. Do nhu cầu tâm lý và một phần xu hướng hạt nhân hóa gia đình, con cái sau khi lập gia đình thường tách ra ở riêng; một sớ vợ chồng trẻ có con nhỏ thì việc chăm sóc con cái cũng khiến họ phải mang theo con cùng. Qua khảo sát, tỷ lệ chỉ vợ và chồng di cư không mang theo con cái là nhiều nhất (9 hộ), những cặp vợ chồng này thường từ 35- 45 tuổi; con cái đã đến tuổi đi học và có thể tự sớng cùng với ơng bà. Khó khăn lớn nhất họ đang đối mặt là việc khơng có thời gian chăm sóc, quán xuyến con cái học hành và phải thường xuyên đi lại giữa nơi làm việc và quê. Ghi nhận chỉ có ít trường
hợp vợ hoặc chồng di cư mang theo toàn bộ con cái do chỉ có một con đang học Cao Đẳng/Đại Học trên Hà Nội phải đi cùng để tiện chăm sóc và trang trải chi phí học hành. Đáng chú ý, chính là các hộ di cư cả gia đình (2 hộ) và các hộ cả vợ cả chồng mang theo một phần con cái, chủ yếu là con nhỏ (16 hộ). Họ có nhu cầu lớn trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản và là nhóm hộ chịu nhiều áp lực về chi tiêu như sinh hoạt hàng ngày, học hành của con cái và chăm sóc sức khỏe tại nơi di cư.
Những hộ gia đình nhập cư sinh sống tại khu vực này đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước, trong sớ đó hầu hết là các tỉnh miền Bắc như Hải Dương, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Giang, Nam Định, Thái Bình…và một sớ tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh …
Hầu hết những hộ gia đình này đều đã ít nhất 1 lần di chuyển nơi ở của mình vì nhiều lý do khác nhau. Trong đó, 20% sớ hộ được khảo sát mới chuyển nơi sinh sống 1 lần; 65% đã từng chuyển nơi ở từ 2 đến 3 lần, và 15% số hộ đã chuyển nơi ở từ 4 -5 lần. Việc chuyển nơi ở có thể do nhiều lý do khác nhau như để phù hợp với mục đích và công việc, an ninh trật tự, nhà ở, điều kiện vệ sinh, điều kiện sống ở những nơi ở không phù hợp hay không đáp ứng những yêu cầu tối thiểu cho một hộ gia đình sinh sống…
Hơn một nửa sớ hộ khi được hỏi “lý do gì khiến anh/chị quyết định lên Hà Nội làm việc?” đều trả lời do họ khơng hài lịng với cơng việc và mức thu nhập ở quê và hy vọng sẽ có nhiều cơ hội việc làm tớt hơn ở thành phố. 25% do gia đình thiếu đất canh tác và/hoặc thiếu việc làm hay thất nghiệp lâu năm. Kết hợp các lý do này lại có thể thấy ngun nhân kinh tế giải thích cho 80% việc di cư. Do đó có thể xem kinh tế như là động lực chính của việc di cư. Khoảng 10% di cư vì việc học tập của con cái, chứ không phải việc học tập của bản thân người di cư.
Hộp 1 - Rào cản hoà nhập cộng đồng khiếp hộ gia đình khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội
Chị M,45 tuổi, xuất thân từ một vùng quê thuần nông Hưng Yên, đi làm xa quê, tại chợ rau quả đầu mối tại Long Biên được 10 năm. Hiện chị thuê phòng trọ nằm xen kẽ với khu dân cư của dân địa phương. Vì vậy, trong sinh hoạt, đi lại hàng ngày, chị vẫn thường xuyên tiếp xúc với người địa phương. Chị chia sẻ: “Dù mình sống ở đây 10 năm rồi đấy, nhưng
hầu như chẳng có mối quan hệ nào cả. Mình nhìn thấy người ta sang trọng thì đơi khi mình thấy rụt rè. Bản thân mình lúc nào cũng thấy ngại ngại, yếu thế hơn vì mình chỉ sống tạm bợ ở đây. Ở đây, mình được gọi là "dân trọ", chứ khơng ai gọi là "hàng xóm". Có việc thì sẽ là "đám dân trọ ở ngõ này", chứ khơng ai nói là "hàng xóm ngõ này" [cười vui]. Mình tiếp xúc với người ta thấy không được tự tin. Cũng có nhiều người họ coi thường mình lắm, nhiều khi đi bán hàng, ở chợ họ nói "mấy cái con nhà q", mình ở q lên nên họ coi thường. Ở chỗ trọ này thì các bà hàng xóm quanh đây khơng có nói gì cả nhưng mình vẫn cảm thấy họ vẫn nhìn mình với ánh mắt khác, mình chào người ta thì người ta vẫn trả lời. Thỉnh thoảng mình muốn chào hỏi để gây tình cảm nhưng nhìn vào ánh mắt của người ta mình lại ngại. Khác ở q, mình có thể cười chào, hỏi chuyện nhà với hàng xóm, nhưng ở đây thì ai dám bắt chuyện”.
Những hộ gia đình đi thuê trọ này cũng khơng có mới quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương dù họ cư trú lâu năm trên địa bàn. Chị M. chia sẻ: “Chị chẳng biết ông nào là
tổ trưởng dân phố hay họp dân phố gì cả. Mình lên đây bao nhiêu năm rồi nhưng chưa bao giờ thấy ông ấy đến đây hỏi chị vấn đề gì. Bản thân cũng khơng có gì vướng mắc để mà mình lên gặp ơng ấy cả. Uỷ ban Nhân dân phường cũng vậy, mình chưa có việc gì để giao dịch với họ. Khi đến đây trọ, mình nộp chứng minh thư cho chủ nhà, bà chủ sẽ tự lo hết chứ mình chẳng phải làm gì cả. Chắc có vấn đề gì thì người ta chỉ làm việc với chủ nhà thôi”. Hầu hết những người ở trọ không tham gia vào các hoạt động cộng đồng diễn ra khá
thường xuyên trên địa bàn.
Việc không giao tiếp, khơng có mới quan hệ với cán bộ địa phương là một trong những nguyên nhân khiến hộ gia đình gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Chị M than thở “Mình ở trên này được 10 năm rồi, chị cũng muốn làm sổ tạm trú lắm
nhưng chưa làm được. Nghe thấy người ta nói, nếu mình làm cái sổ đấy thì mình có thể mua thẻ bảo hiểm y tế ở đây khi ốm đau đi chữa bệnh sẽ đúng tuyến. Chứ mình làm với ở trên này mà cứ có bệnh thì phải chạy về q, bệnh nhẹ khơng sao chứ bệnh nặng thì làm sao kịp. Ngồi ra, nếu mình có sổ đó thì con mình cũng có thể được học trường cơng lập như trẻ con ở đây. Chị rất muốn làm sổ đó nhưng khơng biết làm thế nào cả, mà cũng chẳng quen biết ai ở tổ dân phố hay Ủy ban để mà hỏi. Có nghe mấy chị đi chợ với nhau nói nhưng chưa thấy ai làm được cái sổ đó cả”.