2.1 .Tổng quan về tình hình hộ lao động nhập cư tại địa bàn nghiên cứu
2.2.1 .Nhà ở, tình trạng lưu trú
Trong cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình lao động tự do nhập cư, một phần chi phí lớn dành cho nhà trọ, lưu trú. Do đó, giải pháp tiết kiệm chi phí nhà trọ của một bộ phận người lao động là dịch nhà trọ, chấp nhận những điều kiện cư trú kém hơn nhằm hạn chế chi phí phát sinh. Tiếp cận môi trường sống tốt hơn bao gồm nhà ở, điện nước, được xem là cần thiết so với tiếp cận dịch vụ cơ bản khác như y tế, giáo dục, hòa nhập cộng đồng địa phương đối với hộ gia đình nhập cư.
Quan sát thực tế cho thấy, nhà ở của các hộ gia đình nhập cư hiện có chất lượng rất thấp, chủ yếu là nhà cấp 4, tường bằng gạch nung chưa trát, mái nhà lợp bằng phipro, diện tích nhỏ hẹp, trung bình 7 – 10m2/phịng. Tình trạng nhà cửa đang xuống cấp nghiêm trọng do xây dựng đã lâu nhưng không tu sửa. Mặc dù vậy, giá nhà trọ tại đây vẫn rất cao và tìm được một phòng để thuê cũng không phải dễ dàng. Đa phần các hộ nhập cư sống trong các dãy nhà trọ, gồm nhiều phòng kề sát, trả tiền nhà theo tháng. Lý do chính khiến hộ gia đình chấp nhận thuê nhà trọ tại khu vực này vì nó gần chợ đầu mới hoa quả Long Biên – nơi làm việc chính của người lao động. Do đặc thù công việc thường “đi đêm về sớm” nên việc ở gần sẽ tạo tâm lý an toàn khi đi làm, đồng thời giảm được chi phí đi lại và gửi xe. Trong thời gian khảo sát, khơng có một nhà trọ nào trên địa bàn tổ dân phố 7 và 8 bị bỏ trống. Theo cán bộ địa
phương, số lượng người di cư đổ về phường ngày một tăng. Kinh tế khó khăn khiến một số bộ phận lao động làm tại khu vực chính thức (vd: cơng nhân) chuyển sang khu vực phi chính thức với mong ḿn tìm được một cơng việc có thu nhập tớt hơn. Với mục tiêu lên Hà Nội để kiếm tiền nên họ sẵn sàng chấp nhận ở những khu vực được cho là tồi tàn, bẩn thỉu, thiếu thốn đủ thứ như điều kiện hiện tại. Một số hộ sinh sống trên thuyền hoặc dựng tạm lán để ở bằng gỗ hoặc tấm bìa, nứa, bạt...
Qua các cuộc phỏng vấn, để tìm được phòng để thuê tại khu vực này hiện tại khơng khó. Chỉ cần để ý 1 – 2 tháng, nhưng để tìm được một phòng thuê như mong muốn – sạch sẽ, thoáng đãng, xa nguồn rác thải, có chỗ để phương tiện làm việc thì lại là vấn đề khó. Thơng thường để có được chỗ ở như hiện tại, hầu hết các hộ gia đình này đều đã chuyển nhà từ 2 – 3 lần, tuy nhiên khoảng cách cũng không cách xa nhau là mấy chủ yếu vẫn trên địa bàn tổ dân phớ. Trung bình giá th nhà trọ dao động từ 1.000.000 – 1.500.000đ/tháng/phòng từ 8 – 10m2, mái pro, ẩm thấp và khu cơng trình phụ bên ngoài. Mức giá này là cao trong khi điều kiện sinh hoạt lại thấp. Tuy nhiên, khi được hỏi “hộ gia đình anh/chị có muốn dịch chuyển chỗ ở sang một
khu vực khác không?” thì câu trả lời vẫn là “Không” nguyên nhân như đã nói
bên trên vì đây là khu vực chỉ cách chợ Long Biên khoảng 300m
Hộp 2: Tình trạng nhà ở của các hộ gia đình nhập cư
Phịng rộng tầm 9m2, họ xây thành khu nhà trọ, dãy 5 phịng, mái lợp tơn, tường xi măng, sàn nhà lát gạch đỏ, không đá hoa, phòng vệ sinh tự hoại, khoảng hơn 10 người chung một nhà vệ sinh. Điện thì có đồng hồ riêng từng phịng, nới trực tiếp với điện nhà chủ, dùng bao nhiêu thì đóng bấy nhiêu, theo giá điện kinh doanh 4.000đ/số. Mùa khô còn đỡ chứ mưa gió có khi điện trục trặc, nhiều khi nóng bức thì khơng có quạt. Lúc mất điện có khi cịn thiếu nước. Tiền nước 50.000/người. Nước thải thì có cớng thơng ra sơng. Rác thì có thùng, mình đưa ra xong họ chuyển đi cho mình. Khu phòng trọ gần điểm chợ lao động, cách 300m thôi. Một phòng như thế cho 4 người nhà mình ở, giá tầm 1.000.000 đồng/tháng. Nhà mình chăm chăm lo chỗ ở rẻ, chứ không quan tâm đến những việc xung quanh lắm.
Anh N,30 tuổi, xe ôm chợ hoa quả Long Biên
Nhà em lúc trước thuê nhà trọ có 1 tầng và 1 tầng lửng 20m2, hết 1,5 triệu/tháng cho 2 vợ chồng và 2 con, một cháu học lớp 10 và 1 cháu học lớp 3, tiền điện 3,5 nghìn đồng/số.
Năm ngoái người ta đòi tăng tiền nhà, tiền điện nên mình phải chuyển nhà, tìm chỗ rẻ hơn. Nhà bây giờ nhỏ, thấp hơn cũng giá đó, nhưng tiền điện thì tăng chung lên 4 nghìn đồng/sớ rồi. Mình ít tiền, chưa có điều kiện thì nhà ổ chuột cũng phải ở. Chuyển nhà nhiều cũng bất lợi, em vào cả chục năm rồi mà chỉ đăng ký tạm trú, 6 tháng phải đăng ký lại 1 lần vì mình chuyển chỗ nhiều, người ta không cho đăng ký KT3.
Chị H,28 tuổi, buôn bán nhỏ, chợ Đồng Xuân
“Nhờ trời, mấy năm trước anh chị làm ăn được cũng xây được căn nhà 3 tầng ở quê, rộng rãi, mát mẻ lắm, cơng trình vệ sinh tự hoại các thứ đầy đủ chẳng thiếu thứ gì. Cịn th nhà ở đây là chỉ vì cơng việc thơi, mà mình cũng chỉ cần chỗ về ngủ thơi, ở đây có hơi bẩn thỉu, bất tiện nhưng được cái gần chợ, với lại có cái khoảng đất đàng sau mình có thể để cái xe đẩy được. Như nhóm xe đẩy bọn anh đi thuê phòng ở đâu thì cũng phải nhòm cái chỗ để xe đầu tiên, cần câu cơm của mình mà.”
Anh M, 50 tuổi, Thái Bình, xe đẩy, chợ hoa quả Long Biên
“Mình lên trên này ở thì chắc chắn khơng bằng nhà ở quê được. Thời gian đầu mới lên
mình phải mất mấy ngày mới quen ở đây. Phòng này mùa đơng thì lạnh, mùa hè thì nóng. Lạnh thì mình cịn mặc q̀n mặc áo, đắp nhiều chăn chứ cịn nóng thì khổ vơ cùng, trong nhà lúc nào cũng hầm hập, bí khơng thể ngủ được, mấy đứa trẻ con cứ khóc śt thơi, chị nhiều hơm phải kê mấy tấm ván cho chúng nó ngủ ngồi cửa cho mát. Mình có con nhỏ thì càng ở gần cho làm càng tớt, ới cái có chuyện gì thì mình chạy về ln. Nên khó khăn cũng phải khắc phục thôi, chứ chỗ này so với các nhà trọ khác là đã tốt lắm rồi.
Chị H,55 tuổi, Hà Nam, chủ sạp bán hoa quả chợ Long Biên
Theo báo cáo Thực trạng tình hình dân cư và những biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý dân cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội, ngày 17/12/2009 của UBND thành phố, 51,5% số người di cư tạm thời đang phải thuê nhà để ở, số còn lại cũng phải cư trú dưới các hình thức tạm bợ tại nơi làm việc hay cư trú bất hợp pháp tại nơi cơng cộng hay trong các xóm liều. Chỉ 29,6% những người di cư lâu dài có được nhà riêng. Kết quả điều tra mẫu về môi trường ở Hà Nội do Viện Quy hoạch thiết kế đô thị thực hiện cho thấy: Bình quân diện tích về nhà ở chung cho người dân Hà Nội chỉ đạt 5m2/người trong đó 44,1% là những ngơi nhà thíếu ánh sáng hoặc khơng có ánh sáng. Số gia đình sống 3-4 thế hệ cũng chiếm tới 36,8%.
Một vấn đề đáng quan tâm là hệ thớng cơng trình phụ của các nhà trọ mà người di cư nghèo thuê. Với số tiền cả triệu đồng bỏ ra thuê một phòng ở, song người ở lại khơng được sử dụng các cơng trình vệ sinh đảm bảo. Đa sớ các hộ gia đình cho biết họ phải sử dụng cơng trình phụ chung nhau và rất
mất vệ sinh: trung bình 30 – 40 người sử dụng chung 1 khu vệ sinh (phịng tắm + WC); ít hộ, thậm chí vẫn cịn tình trạng dựng tạm một cái chịi ở khu đất trớng. Vì thế, họ cũng phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong môi trường vệ sinh không đảm bảo.
Vấn đề ở đây không phải là giá tiền thuê nhà quá cao so với mức thu nhập hiện tại. Cái chính là họ khơng tiếp cận được với các dịch vụ nhà ở tiện nghi, đảm bảo sinh hoạt do tại khu vực họ đang sớng khơng có dịch vụ này. Với mức giá thuê phịng hiện tại họ có thể thuê được những nơi ở có chất lượng tớt hơn, cách đó 1 – 2km. Song họ chấp nhận sớng trong những khu trọ chật hẹp và thiếu thốn hầu như tất cả tiện nghi thông thường. Nhà ở bị xuống cấp nghiêm trọng và việc xây dựng hoàn tồn khơng có quy hoạch. Lí do chính vẫn là ḿn ở gần nơi làm việc, ngồi ra cịn có một ngun nhân nữa, những hộ dân này thường là những người cùng làng, cùng xã rủ nhau về ở cũng, họ tạo thành mạng lưới xã hội nhất định, giúp đỡ nhau trong cuộc sống hàng ngày. Việc dịch chuyển sang một chỗ mới sẽ ảnh hưởng các mới quan hệ đó cũng như kéo theo những khó khăn con cái học hành, đăng kí tạm trú tạm vắng…
Một trong những nguyên nhân khác khiến các phòng trọ tại khu vực khảo sát có chất lượng kém và xuống cấp nghiêm trọng do đa số các nhà trọ hiện nay chủ cho thuê xây dựng trên phần đất khơng có sớ đỏ, giấy phép sử dụng, được cơi nới, khai phá từ đất ven sơng. Vì vậy, họ khơng được phép xây kiên cố, xây nhà tầng. UBND phường cho biết khu vực này đã nhiều lần cưỡng chế giải tỏa. Tuy nhiên đây là khu vực nhạy cảm nên đến nay vẫn đang chờ ý kiến chỉ đạo của cơ quan cấp trên có thẩm qùn. Chính những bất cập về đất đai này đã ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là việc học hành của con em các gia đình nhập cư.
Hiện nay nhà nước đã có một sớ chính sách về nhà ở cho người nghèo đô thị như nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp. Tuy nhiên vẫn chưa có quy
hoạch các khu nhà dành cho người thu nhập thấp. Quỹ đất của thành phớ có hạn nên việc cải tạo xây dựng lại các khu nhà cũ cho người thu nhập thấp thường gặp khó khăn trong di dời tái định cư. Bên cạnh đó cũng chưa có nhiều hình thức hỗ trợ và ưu tiên trong các dự án xây dựng mới để người thu nhập thấp, người nghèo di cư được thụ hưởng nhà ở. Nhiều dự án nhà cao tầng được thực hiện, trong khi các dự án xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp vẫn chưa được triển khai. Bên cạnh đó, theo quy định trong luật nhà ở cho người thu nhập thấp: diện tích sàn khơng được thấp hơn 30m2. Nếu đúng theo quy dịnh này thì việc người nghèo di cư có thể sở hữu nhà hay được đảm bảo những điều kiện tới thiểu trong nhà ở là điều rất khó.
Về hình thức đăng kí lưu trú: Theo thớng kê của cán bộ tổ dân phố 70% người lao động di cư theo hình thức hộ gia đình đã có thời gian định cư từ 2 năm trở lên. Trong đó, chỉ có 3% thuộc diện KT2; 30% hộ gia đình thuộc diện KT3, 60% thuộc diện KT4, 5% khơng đăng kí do khơng có giấy tờ tùy thân. Có thể thấy, hầu hết các hộ gia đình nhập cư hiện đang có hình thức lưu trú diện KT2 và KT3 đều có con đang trong độ tuổi đi học điều này giúp các hộ tiếp cận với dịch vụ giáo dục công. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều cho rằng việc không đăng ký tạm trú hay thường trú gây cho họ khá nhiều khó khăn. Việc thụ hưởng các chính sách xã hội hay các quyền lợi của họ cũng theo đó mà bị ảnh hưởng theo. Vì vậy, hiện nay khi th trọ, có nhiều người chủ cho thuê đều có yêu cầu người thuê phải đăng ký tạm trú do sự quản lý và kiểm tra sát sao của chính quyền địa phương. Điều này buộc người đi thuê nhà, dù muốn hay không cũng phải đăng ký tạm trú. Thực tế, thủ tục đăng ký tạm trú cũng khơng quá khó khăn và phức tạp hay tốn kém. Tuy nhiên, đới với những người có ý định định cư lâu dài tại Hà Nội và ḿn có hộ khẩu thì thực sự lại rất khó khăn. Con sớ 3% thuộc diện KT3 đã phần nào thể hiện được điều đó.
Chính việc khơng có hộ khẩu hay sổ tạm trú dài hạn tại Hà Nội mà khi tham gia vào các dịch vụ xã hội, những hộ gia đình nhập cư chịu rất nhiều thiệt thịi. Hay nói cách khác, khả năng của những người nhập cư tiếp cận với các dịch vụ xã hội tại Hà Nội là rất thấp. Trong đó những dịch vụ khó tiếp cận nhất đồng thời cũng là những dịch vụ cơ bản và cần thiết nhất: việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nhà ở, điện, nước...