2.2.5 .Chăm sóc sức khỏe
3.1. Các chương trình trợ giúp các gia đình lao động nhập cư trên địa
phường Phúc Xá.
Thực tế cho thấy, hộ gia đình và cá nhân người di cư nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền đi phương và của các tổ chức trong và ngoài nước. Các chương trình trợ giúp khá đa dạng, với các dịch vụ mang tính chất khắc phục - giúp các đới tượng đã rơi vào nhóm đới tượng yếu thế nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của xã hội và giúp họ trở lại tham gia vào thị trường lao động và tiếp tục sinh kế. Cụ thể:
Mơ hình Cung cấp thơng tin và dịch vụ chăm sóc SKSS cho người di cư do Tổng cục DS-KHHGĐ, thông qua Dự án VNM7PG0009 do Bộ Y tế
quản lý trong khuôn khổ hợp tác giữa Quỹ Dân số Liên Hợp Q́c (UNPFA) với Chính phủ Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 được bắt đầu năm 2008. Gần 20 chủ nhà trọ có thêm một giá đựng th́c với nhiều tài liệu về sức khỏe sinh sản, thuốc tránh thai, bao cao su... và những chủ trọ này cũng trở thành những tuyên truyền viên về sức khỏe sinh sản (SKSS). Với các tờ rơi, các thẻ chuyển tuyến và sổ y bạ được cấp miễn phí, người di cư còn được biết các địa chỉ khám, chữa bệnh miễn phí hoặc giảm phí cho mình.
Thành lập một đội ngũ đồng đẳng viên nịng cớt gồm 24 đồng đẳng viên để trở thành những tuyên tuyền viên gần gũi nhất với người di cư tại Hà Nội. Trung tâm thông tin cho người lao động ngoại tỉnh tại 123 Nghĩa Dũng, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội là địa chỉ để người lao động tụ họp và được hỗ trợ các thông tin về việc làm, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, HIV/AIDS, hỗ trợ tâm lí, pháp lí… Đặc biệt, dự án này đã kết nối người di cư với 15 doanh nghiệp cần tuyển người để có việc làm ổn định. Website diendandicu.org.vn –
website đầu tiên cho người lao động ngoại tỉnh đã thu hút trên 25 nghìn lượt truy cập với các nội dung liên quan tới sức khỏe, pháp luật và hướng nghiệp dành cho người di cư.
Hoạt động truyền thông về sức khỏe sinh sản được thực hiện chủ yếu thơng qua các buổi tọa đàm nhóm lớn, được tổ chức tại các nhà trọ, trung tâm sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn phường. Thông thường một buổi truyền thơng diễn ra theo trình tự: phát tờ rơi của dự án và viết giấy mời thơng qua nhóm nịng cớt tại địa bàn đưa đến từng nhà trọ và tới tận tay người nhập cư, nghe báo cáo viên trình bày chủ đề chính; báo cáo viên đặt câu hỏi cho người nhập cư trả lời, nhập cư đặt câu hỏi thắc mắc, báo cáo viên trả lời. Bên cạnh đó báo cáo viên có tiến hành một sớ ca tư vấn riêng nếu có yêu cầu. Nội dung truyền thông xoay quanh các chủ đề về SKSS như: Phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm khuẩn đường sinh sản, HIV/AIDS, phòng tránh phá thai và phá thai an toàn; Quyền sinh sản – Kế hoạch hoá gia đình; Làm mẹ an toàn; Chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho con ở tuổi vị thành niên.Truyền thông về nâng cao năng lực.
Đào tạo nâng cao năng lực cho mạng lưới tình nguyên viên, đồng đẳng viên. Nâng cao kiến thức và kỹ năng sống cho đối tượng hưởng lợi. Tham vấn cho gia đình, cộng đồng và lãnh đạo địa phương. Đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý dự án, chương trình
Thông tin giáo dục truyền thông, truyền thông chuyển đổi hành vi
Hình thức truyền thông:
- Hầu hết các dự án sử dụng kênh truyền thông trực tiếp thông qua các loại hình:
+ Trùn thơng trực tiếp nhóm nhỏ + Nói chuyện chuyên đề
+ Lồng ghép với các hoạt động can thiệp khác + Tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ, các cuộc thi
+ Tổ chức diễn đàn đối thoại
- Truyền thông gián tiếp: Cung cấp báo, tạp chí, tờ rơi, tin, bài viết...
Các hoạt động truyền thông trên đều huy động được sự phối hợp của chính quyền, đoàn thanh niên, y tế, cán bộ dân số địa phương.
Nội dung truyền thông:
- Cung cấp thông tin, giáo dục về sức khoẻ, SKSS, SKTD: Đây là những lĩnh vực được quan tâm nhất của đa số các dự án. Trong đó, SKSS và tình dục an toàn là những nội dung được tuyên truyền phổ biến nhiều cho nhóm di cư lao động tự do, cơng nhân trong các KCN, đặc biệt là nhóm có nguy cơ cao (lái xe đường dài và gái mại dâm).
- Quyền/nghĩa vụ của người lao động: Thực hiện vệ sinh an toàn lao động, quyền của trẻ em, các nguy cơ, rủi ro có thể gặp phải đới với trẻ lang thang. Cung cấp dịch vụ : Các dịch vụ được cung cấp trong các dự án can thiệp bao gồm: Tư vấn về sức khoẻ, SKSS, khám SK tổng thể/SKSS, khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, cấp BCS, viên uống tránh thai, xét nghiệm HIV tự nguyện cho nhóm đới tượng có nguy cơ cao...
Dự án “Chúng tôi là phụ nữ - Trao quyền cho phụ nữ di cư tại Việt
Nam - Cách tiếp cận dựa trên cơ sở quyền” do Viện LIGHT được UN
Woman – Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, trong khuôn khổ Chương trình Quỹ Bình đẳng giới toàn cầu chấp thuận tài trợ. Dự án sẽ thực hiện trong 3 năm (2013 – 2015). Dự án nhằm tăng cường tiếp cận quyền kinh tế-xã hội của phụ nữ di cư nông thôn, đặc biệt là phụ nữ di cư lao động trong khu vực không chính thức, tại Việt Nam. Dự án áp dụng phương thức tiếp cận dựa trên quyền và các nguyên tắc bình đẳng giới, để nâng cao năng lực kinh tế- xã hội cho người di cư, đặc biệt là phụ nữ, kể cả nơi đi và nơi đến. Đồng thời dự án thúc đẩy việc phổ biến và thực hiện các quyền đã được đề cập trong các luật liên quan như Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Bộ Luật lao động, Luật bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội, các quy định về thành lập và đăng ký pháp nhân tại Việt Nam.
Hoạt động chính:
• Tổ chức các hội thảo vận động chính sách tại Hà Nội và 3 tỉnh dự án nhằm huy động sự ủng hộ của chính quyền địa phương
• Thành lập trung tâm thơng tin, cung cấp các lớp tập huấn, nhằm nâng cao nhận thức về các dịch vụ xã hội, dịch vụ y tế
• Tổ chức các cuộc họp nhằm cung cấp cơ hội nghề nghiệp, kiến thức về an toàn và cách tiếp cận dựa trên quyền, có tính đến yếu tố giới Phát triển các tài liệu truyền thơng
• Cung cấp dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ pháp lý lưu động cho người di cư
• Giới thiệu và hỗ trợ cho người di cư trong việc tiếp cận và mua bảo hiểm y tế.
• Tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng quản lý doanh nghiệp và quản lý tài chính
• Hỗ trợ người di cư mở tài khoản tiết kiệm và quản lý nguồn lực tài chính
• Phát triển và hỗ trợ các kế hoạch kinh doanh nhỏ
• Tổ chức Hội chợ việc làm hàng năm cho người di cư
• Hỗ trợ về mặt tinh thần và thông tin cho gia đình người di cư tại điểm đi và điểm đến
• Giám sát và đánh giá các hoạt động dự án
Mục tiêu của dự án: Tăng khả năng và sự tiếp cận của phụ nữ và nam giới di cư đối với các phúc lợi xã hội và dịch vụ y tế (bảo trợ xã hội, luật pháp, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm lý, bảo hiểm y tế…). Tăng cường năng lực tiếp cận với các cơ hội và thúc đẩy khả năng phát triển kinh tếcủa nam giới và phụ nữ di cư, hỗ trợ phát triển các mô hình kinh tế cá nhân, gia đình, các mô hình kinh doanh phù hợp.Vấn đề về Bình đẳng giới và quyền được tôn trọng nhằm nâng cao vị thế kinh tế - xã hội của phụ nữ di cư nông thôn, cả ở điểm
đến và điểm đi. [Thông tin được cung cấp bở các tổ chức phi lợi nhuận hiện đang có hoạt động trợ giúp cho người di cư tại phường Phúc Xá]
Hộp 8: Phân loại các loại hình dịch vụ xã hội trợ giúp cho người yếu thế
* Các dịch vụ có tính chất phịng ngừa
Đây là hình thức dịch vụ cung cấp cho các đới tượng các dịch vụ có tích chủ động phịng ngừa rủi ro có thể xẩy ra thơng qua các biện pháp tích cực như:
- Dịch vụ tư vấn: Tư vấn trước các vấn đề về nhận thức rủi ro có thể xẩy ra trong
tương lai giúp cho các đới tượng có biện pháp phịng ngừa và chủ động đới phó. Ví dụ: tư vấn qùn cơng dân, dịch vụ tư vấn sức khoẻ vị thành niên, tư vấn tiền hôn nhân, …
- Các dịch vụ về giáo dục: Nhu cầu của các đối tượng là rất đa dạng, một trong số
những nhu cầu và cũng là quyền cơ bản của con người là được học tập. Do vậy, dịch vụ về giáo dục đóng vai trò cực kì quan trọng đới với sự phát triển của con người và đặc biệt quan trọng đối với trẻ em. Các dịch vụ về giáo dục trang bị cho các đối tượng những kiến thức cơ bản để đáp ứng nhu cầu cuộc sống.
- Dịch vụ y tế: Cung cấp các dịch vụ mang tính chất y tế dự phòng như: tiêm chủng
dự phòng, phát hiện dị tật thai nhi sớm,…
- Dịch vụ hướng nghiệp và dạy nghề: Cung cấp những kiến thức cơ bản và phù hợp
với khả năng của đối tượng trước khi tham gia vào thị trường lao động nhằm giảm thiểu những rủi ro gặp phải của đối tượng.
* Các dịch vụ mang tính chất hạn chế
Là các dịch vụ có tích chất ứng xử khi các khả năng rủi ro đến với các đối tượng nhằm giảm thiểu rủi ro thơng qua các chương trình bảo hiểm, tín dụng đặc biệt,…
- Các hình thức bảo hiểm đặc thù cho các đối tượng: Cung cấp nguồn tài chính giúp duy trì cuộc độc lập cho các đối tượng trong trường hợp gặp phải những rủi ro bất khả kháng như thất nghiệp, tuổi già, tai nạn,… như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm dự phòng tuổi già,
- Hoạt động tín dụng: Cung cấp các dịch vụ về tín dụng cho những người có thu
nhập thấp cũng có thể tham gia tạo lập vớn khi có nhu cầu. hoặc sử dụng trong những trường hợp can thiệp cấp bách hạn chế thiệt hại khi xảy ra rủi ro (rất nhiều bằng chứng từ khảo sát, thí điểm mơ hình quỹ an sinh thơn bản cho thấy người dân cần được cung cấp dịch vụ này với hình thức tài chính vi mơ).
* Các dịch vụ có tính chất khắc phục
Dịch vụ có tính chất trợ giúp các đới tượng khi họ đã rơi vào nhóm đới tượng ́u thế nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của xã hội và giúp họ trở lại tham gia vào thị trường lao động và tiếp tục sinh kế.
- Dịch vụ đáp ứng nhu cầu vật chất cơ bản: Sinh tồn là nhu cầu cơ bản nhất của
mỗi con nguời, là nền tảng cho mọi hoạt động của con nguời. Đặc biệt đối với đối tượng yếu thế đặc biệt đối với đối tượng là trẻ em, người tàn tật nặng có hồn cảnh khó khăn cần đủ dinh dưỡng để phát triển thể chất cũng như cần mặc ấm và có nơi ở an toàn… Dịch vụ đáp ứng những nhu cầu này mang đến cho các đối tượng này những nhu cầu cơ bản để sinh tồn.
- Các dịch vụ trợ giúp trực tiếp: Trợ giúp bằng tiền, trợ giúp bằng hiện vật khi các
đối tượng gặp phải các rủi ro bất khả kháng và có nhu cầu cần trợ giúp để đảm bảo nhu cầu trong thời gian ngắn hạn.
- Các dịch vụ về nhà ở: Cung cấp nơi ở cho các đối tượng khi gặp phải những rủi ro
cần có nơi trú ẩn an toàn trước khi hoà nhập cộng đồng như: Bạo hành gia đình, trẻ em đường phố, nạn nhân buôn bán người, nạn nhân bị quấy rới, lạm dụng tình dục,...
- Dịch vụ y tế cho các đối tượng đặc thù: Cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh
miễn phí hoặc giảm lệ phí cho các đối tượng đặc thù: người tàn tật nặng, các đối tượng nhiễm HIV/AIDS mất khả năng lao động, …
- Dịch vụ giáo dục, dậy nghề: Được giành cho các đối tượng là người tàn tật, những
đối tượng xã hội: Giáo dục chuyên biệt, giáo dưỡng, dậy nghề,…
- Dịch vụ tư vấn tâm lý cho các đối tượng yếu thế bị ảnh hưởng về tâm lý: Cung
cấp khi các đối tượng yếu thế gặp phải các vấn đề về tâm lý cần được tư vấn hỗ trợ như: Bạo lực gia đình, nạn nhân bị quấy dới và lạm dụng tình dục, nạn nhân bn bán người, tư vấn hoà nhập cộng đồng cho các đối tượng mắc bệnh xã hội, hỗ trợ và tư vấn cho trẻ em bị ảnh hưởng của HIV/AIDS..
(Trính: Phân loại dịch vụ xã hội cho các nhóm yếu thế - Bộ LĐTBXH, xuất bản năm 2012)
Các chương trình trợ giúp bằng hiện vật. Chính quyền địa phương,
các tổ chức đoàn thể, các nhà hảo tâm thường xuyên tới thăm hỏi, tặng quà cho các đới tượng hộ lao động nhập cư có cuộc sớng khó khăn – đặc biệt là nhóm hộ gia đình sinh sống ở dưới thuyền. Thời gian tiến hành trợ giúp thường diễn ra vào các dịp tết Nguyên đán, Quốc tế thiếu nhi, Rằm trung thu hay giáng sinh…