Xuất mơ hình Cơng tác xã hội trợ giúp hộ gia đình nhập cư tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của các gia đình nhập cư tại hà nội (nghiên cứu trường hợp nhóm hộ gia đình lao động tự do, nhập cư tại phường phúc xá, quận ba Đình,TP hà nội) (Trang 75 - 94)

2.2.5 .Chăm sóc sức khỏe

3.3. xuất mơ hình Cơng tác xã hội trợ giúp hộ gia đình nhập cư tiếp

tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản

Mơ hình nhà trọ thân thiện

Đới tượng hưởng lợi hộ gia đình lao động nhập cư đang sinh sống trên địa bàn Mục đích: giúp hộ gia đình lao động nhập cư có được một chỗ ở ổn định, mức giá phù hợp, đảm bảo cho việc cư trú lâu dài. Chính quyền địa phương quản lý người di cư được tốt hơp

Hoạt động: Đào tạo nâng cao năng lực cho mạng lưới tình nguyên viên, đồng đẳng viên. Nâng cao kiến thức và kỹ năng sống cho hộ gia đình nhập cư. Tham vấn cho gia đình, cộng đồng và lãnh đạo địa phương về những quy định về nhà ở, điện, nước sinh hoạt, giáo dục.....

Thông tin giáo dục truyền thông, truyền thông chuyển đổi hành vi

Hình thức truyền thông:

- Sử dụng kênh truyền thông trực tiếp thông qua các loại hình: + Truyền thông trực tiếp nhóm nhỏ

+ Nói chuyện chuyên đề

+ Lồng ghép với các hoạt động can thiệp khác

+ Tổ chức diễn đàn đối thoại cán bộ địa phương, chủ nhà trọ và hộ gia đình nhập cư

- Truyền thông gián tiếp: Cung cấp báo, tạp chí, tờ rơi, tin, bài viết liên quan đến quyền về cư trú, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân... Các hoạt động truyền thông trên cần huy động được sự phối hợp của chính quyền, đoàn thanh niên, y tế, cán bộ dân số địa phương.

Phối hợp và huy động được sự tham gia của lãnh đạo địa phương vào thực hiện can thiệp. Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với dự án trong suốt quá trình triển khai các hoạt động.

Các dự án can thiệp cho người nhập cư cần thu hút được nhiều người tham gia; một dự án nên triển khai tại các địa điểm khác nhau; nên có sự liên kết giữa các dự án này với nhau để việc cung cấp thông tin, dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ gia đình người nhập cư được liên tục.

Thời gian của các dự án nên ít nhất là 4 năm để đảm bảo có khoảng 2-3 năm tác động tới đối tượng thụ hưởng thì hiệu quả tác động rõ ràng hơn và tính bền vững cao hơn, đặc biệt đạt được sự cam kết của lãnh đạo cộng đồng và bền vững về nhân lực.

Cần tăng số lượng các dự án tập trung hỗ trợ giáo dục, định hướng việc làm cho hộ gia đình nhập cư, đồng thời lồng ghép nội dung giáo dục nhiều hơn vào các dự án hỗ trợ người di cư khác, đặc biệt là các dự án cho trẻ vị thành niên di cư.

Dự án cần có kế hoạch đào tạo bổ sung đội ngũ tuyên truyền viên đồng đẳng để đảm bảo luôn đủ số lượng đồng đẳng viên, đặc biệt là về các chế độ hỗ trợ di trì mạng lưới đồng đẳng viên này. Cần tổ chức các khóa đào tạo lại để cập nhật kiến thức, kỹ năng và tổ chức hoạt động giám sát hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên. Thời gian đào tạo kỹ năng truyền thông cho tuyên truyền viên đồng đẳng cần dài hơn. Cần có các chính sách động viên khen thưởng phù hợp cho tình nguyện viên và đồng đằng viên lồng ghép trong các dự án. Cần cung cấp đủ tài liệu tuyên truyền để tình nguyện viên và đồng đẳng viên tham khảo và phát cho đối tượng. Đồng thời mở đường dây nóng để tư vấn cho hộ gia đình nhập cư.

Nội dung đào tạo cần đơn giản, cụ thể, rõ ràng về những nội dung thật sự thiết thực đang là mối quan tâm chính đối với hộ gia đình nhập cư (như các quy định về tạm trú, thủ tục nhập học cho con cái…) Cần đa dạng hóa các hình thức cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản cho người di cư. Phương thức cung cấp dịch vụ phải linh hoạt để đảm bảo phù hợp với đặc điểm sinh sống và làm việc của người di cư.

Thường xuyên tổ chức chương trình tuyên truyền vận động cho lãnh đạo địa phương, cộng đồng, chủ nhà trọ và người sử dụng lao động trong các hoạt động hỗ trợ cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản cho các gia đình lao động

nhập cư để có sự cam kết hỗ trợ khơng chỉ trong thời gian triển khai dự án mà còn có thể duy trì các hoạt động can thiệp sau khi dự án kết thúc.

Các hoạt động vận động lãnh đạo địa phương là một nội dung quan trọng trong việc trợ giúp các gia đình nhập cư tiếp cận được với các dịch vụ xã hội cơ bản tại địa bàn. Kế hoạch, chương trình hỗ trợ thông tin và dịch vụ xã hội cho hộ gia đình nhập cư cần được lồng ghép ngay trong khi xây dựng trong kế hoạch y tế, giáo dục và phát triển tại địa phương người lao động nhập cư đang sinh sống.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu này được phát triển chủ yếu vào nghiên cứu tài liệu thứ cấp và sử dụng kết quả khảo sát định tính tại phường Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội, với cách tiếp cận tiếp cận dựa trên quyền của hộ gia đình nhập cư về việc đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp trong sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản. Cuộc điều tra tập trung vào hộ gia đình lao động tự do nhập cư làm việc trong khu vực phi chính thức tại Phường Phúc Xá, Hà Nội. Đới tượng khảo sát bao gồm hộ gia đình và các thành viên trong hộ, cơ quan, cán bộ của ngành y tế, giáo dục, chính quyền và người dân địa phương. Nghiên cứu với mục đính đánh giá đúng tình trạng và nhu cầu sử dụng dịch vụ xã hội cơ bản, tìm hiểu về những yếu tố tác động đến việc tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, đánh giá về các chương trình Cơng tác xã hội hiện có đới với hộ gia đình lao động nhập cư.

Một sớ phát hiện chính về việc tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của hộ gia đình nhập cư. Thứ nhất, tính sẵn có: hệ thống cung ứng các dịch vụ cơ

bản tương đối đầy đủ, cải tiến cả về mặt số lượng và chất lượng. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế, đặc biệt cung ứng dịch vụ giáo dục công cho con em lao động nhập cư tại khu vực đô thị. Số lượng quy mô dịch vụ công thường được xây dựng không tính đến khối lượng nhập cư chưa đăng ký. Thứ 2, khả năng

tiếp cận: chủ yếu hộ gia đình lao động nhập cư tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ

bản theo hướng phi chính thức (học trường tư, khám chữa bệnh dịch vụ - tự nguyện, nguồn điện, nước sử dụng do chủ nhà cung cấp...). Họ gặp phải hạn chế trong tiếp cận ngay cả những hệ thống cung ứng dịch vụ xã hội cơ bản của nhà nước sẵn có. Hạn chế gặp phải của họ chủ yếu xuất phát từ hệ thống hành chính, các yêu cầu thủ tục phức tạp và ý thức/khả năng của bản thân người lao động trong việc tìm hiểu dịch vụ.Thứ 3, khả năng chi trả: với

những hệ thớng cung ứng dịch vụ cơ bản sẵn có, một phần bị rào cản thủ tục phức tạp, nhóm hộ lao động đa số sẵn sàng chi trả những khoản chi phí cao

đặc biệt trong vấn đề chăm sóc sức khỏe vì nó phù hợp với u cầu về tính thời gian và chất lượng của dịch vụ. Điều này giúp họ an tâm hơn trong quá trình sớng và làm việc tại điểm đến. Tuy nhiên đối với những hộ gia đình dễ bị tổn thương chi phí cao lại là vấn đề lớn, đặc biệt trong bới cảnh giá cả đắt đỏ. Họ khơng có khả năng chi trả cho những dịch vụ tư nhân chi phí cao. Thứ 4, đánh giá về các chương trình cơng tác xã hội hiện nay đang có trên địa bàn phường đã mang lại những tác động tích cực giúp cho hộ gia đình nhập cư tiếp cận được với các dịch vụ xã hội cơ bản, đa dạng về hình thức và nội dung. Ngồi ra vẫn có những hạn chế nhất định đặc biệt về tính bền vững của dự án. Đa sớ các dự án hiện cịn dàn trải, chưa thực sự xuất phát từ chính nhu cầu mong muốn của hộ gia đình nhập cư.

Với những kết quả nghiên cứu trên đã đưa ra một bức tranh toàn cảnh về thực trạng việc tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của hộ gia đình lao động nhập cư tự do tại Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội. Kết quả này có thể được xem là cơ sở dữ liệu nền tảng ban đầu giúp cho những nghiên cứu sâu hơn về cải thiện chính sách trợ giúp xã hội cũng như đới với các chương trình CTXH can thiệp dành riêng cho nhóm đới tượng này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người, Báo cáo Quốc gia về phát triển con người năm

2011

2. Lê Văn Toàn, Dịch vụ xã hội cho người nhập cư ở Hà Nội, Tạp chí

Dân số Việt Nam, số 3 (108) năm 2010.

3. Lưu Quang Tuấn, Tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội của người nghèo

tại khu vực đô thị: thực trạng và các giải pháp hoàn thiện. Bài viết

được đăng trên Bản tin số 29 của Viện KHLĐXH.

4. Viện Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển, Nhu cầu trợ giúp

pháp lý của người lao động di cư tự do tại khu Phúc Xá, Long Biên,

xuất bản năm 2012.

5. Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư – do Viện Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển phối hợp với Quỹ Châu Á biên soạn và xuất bản năm 2012.

6. Bản thảo Chiến lược an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

7. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Cơ quan hợp tác và phát triển Tây Ban Nha AECI, Các khái niệm về dịch vụ xã hội và dịch

vụ xã hội cho người yếu thế - Dự án Dịch vụ xã hội đới với nhóm yếu

thế và người lao động - kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn của Việt Nam 2008- 2009.

8. Bùi Sĩ Tuấn , Bảo hiểm xã hội cho Lao động di cư – Vấn đề cần được

quan tâm, Viện Khoa học Lao động xã hội, tháng 8 năm 2003

9. Phương Hương, Các can thiệp về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người di cư tại Việt Nam 2000 – 2008,Tạp chí Dân số Việt Nam, số 1

10. Đoàn Minh Lộc, Võ Anh Dũng cùng các cộng sự Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, Nhu cầu thông tin và dịch vụ sức khỏe sinh sản của người di cư tự do ở Quận Ba Đình, TP Hà Nội và Quận Gị Vấp, TP Hồ Chí Minh, Tạp chí Dân số Việt Nam, số 3 (72) năm 2007.

11. Phạm Văn Quyết, Cơng tác hỗ trợ nhóm yếu thế tại Việt Nam, NXB LĐXH năm 2010

12. Báo cáo Thực trạng tình hình dân cư và những biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý dân cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội, ngày 17/12/2009, UBND thành phố

13. Gravert, A: Das Bedürfnisfeld Wohnen in der Entwicklungspolitik – Eine Analyse von Strategien zur Wohnraumversorgung Einkommensschwacher am Beispiel Ho Chi Minh City, Göttingen 2008.

14. Klaus, Adrian: Eine Exploration im Gemeinwesen von Boarding House Siedlungen, München 2009

15. Transparency International: Towards a transparent and quality healthcare system: A qualitative study on the causes, perceptions and impact of informal payments in health services in Vietnam, Hanoi 2011. Study is part of the handouts of the seminar on informal payments in health services (Hanoi 6.6.2012).

16. Waible, M./Gravert, A.: B/ordered spaces and social exclusion in Vietnam: Housing conditions of labor migrants in the face of global economic integration in: Trialog – A journal of planning and building in the Third World, 101 (3/2009), p. 39-44.

17. Vega, Jeanette: Seminar handouts on “Universal health coverage and equity” in Hanoi Medical University (7.9.2012).

18. Malcolm payne (1997), Lý thuyết công tác xã hội hiện đại, lần xuất bản thứ hai, Nxb Ly ceum Book, INC 5758 S. Backstone Avenue, Chicago

Tài liệu trực tuyến

19. Khái niệm gia đình và mối quan hệ của gia đình và xã hội

(http://www.123kienthuc.com/2014/03/khai-niem-gia-inh-va-moi- quan-he-giua.html)

20. Các giải pháp về phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản nhăm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

(http://skhdt.bacninh.gov.vn/Index.aspx?new=330&item=19&ba=19&c ac-giai-phap-ve-phat-trien-cac-dich-vu-xa-hoi-co-ban-nham-nang-cao- chat-luong-cuoc-song-cho-nguoi-dan.html)

21. Quan điểm của ASXH

(http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi- moi/2012/16871/An-sinh-xa-hoi-o-Viet-Nam-Nhung-quan-diem-va- cach.aspx)

22. Website http://www.diendandicu.org.vn website đầu tiên cho người lao động ngoại tỉnh

23. Sức khỏe sinh sản cho người di cư

(http://www.anninhthudo.vn/Xa-hoi/Dich-vu-cham-soc%C2%A0suc- khoe-sinh-san%C2%A0cho-nguoi-di-cu/336845.antd)

24. Phân loại dịch vụ xã hội cho nhóm đới tượng yếu thế (vsfo.molisa.gov.vn/.../1%20Phân%20loại%20dịch%2...)

Phụ lục1: Các câu hỏi phỏng vấn A. Hướng dẫn hỏi hộ gia đình nhập cư

1.1. Đặc điểm nhân khẩu – xã hội của hộ gia đình nhập cư tự do

(liệt kê toàn bộ thành viên đang sống trong hộ hiện nay)

TT Tên Tuổi Giới tính Trình độ học vấn Nghề nghiệp Tình trạng hôn nhân Thời gian di cư KT ? (1,2 3, 4, No) 1 2 3 4 5 6

Hình thức di cư của gia đình? (đi cả hộ; chỉ 2 vợ chồng; vợ/chồng mang theo toàn bộ hoặc chỉ 1 vài con cái…) ghi rõ:

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

……………..

1.2. Đặc điểm về nguồn gốc và đặc điểm di cư

- Lý do/động cơ di cư: Lý do gì khiến anh/chị lên đây làm việc? Tại sao lại chọn lên Hà Nội làm việc mà không phải là tỉnh khác?

- Hình thức định cư (mùa vụ/con lắc, tạm thời/lâu dài…): một năm anh/chị sống và làm việc ở Hà Nội tổng cộng khoảng bao nhiêu tháng? - Đăng kí hộ khẩu thường trú/tạm trú: hình thức Đăng ký lưu trú của

anh/chị hiện nay là gì? Tại sao lại lựa chọn hình thức đăng ký lưu trú đó (do khơng quan tâm, do cán bộ xã phường yêu cầu, do thủ tục đơn giản, do chỗ làm yêu cầu…)

Mong ḿn được có hình thức đăng ký lưu trú là gì (có hộ khẩu ổn định, có sổ tạm trú dài hạn, có thẻ tạm trú dài hạn…)

Khó khăn gì dẫn đến việc khơng có/ khơng được đăng ký HK như mong muốn ? thủ tục phức tạp như thế nào, chi phí tớn kém như thế nào, điều kiện nào khơng thể thỏa mãn được? Lợi ích quan trọng nhất có được là gì – trợ cấp, hạ thấp đóng góp địa phương, xin học cho con dễ hơn, đăng ký bảo hiểm y tế …

- Có nhiều người nhập cư mang con cái đi theo cùng không? Tại sao vậy ?

1.3. Đặc điểm việc làm của gia đình nhập cư

(hỏi cho tất cả các thành viên trong hộ hiện đang đi làm)

- Anh/chị đi làm ăn xa từ khi nào? Từ lúc lên đây đã chuyển qua bao nhiều chỗ làm, vì sao

- Cơng việc chính hiện nay của anh/chị là gì? Do đâu mà anh/chị tìm được cơng việc hiện tại

- Hợp đồng lao động chủ yếu? (Vô thời hạn/1-3 năm/3-12 tháng/<3 tháng/thời vụ/miệng)

- Anh/chị thường phải làm việc bao nhiêu tiếng một ngày?

- Môi trường / điều kiện làm việc như thế nào? (tốt, bình thường, không tốt)

- Tiết kiệm: Thu nhập cả năm / tháng bạn tích góp được khoảng bao nhiêu tiền?

- Anh/chị có dự định thế nào về công việc trong tương lai

2. Thực trạng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của hộ gia đình lao động nhập cư

2.1. Nhà ở

- Diện tích? Loại hình (nhà căn hộ/ở chung căn hộ/dãy trọ/lều lán…)? - (quan sát và tự ghi) Mái – tường (ngói, bê tơng, tấm lợp xi măng, giấy

dầu…) – sàn (nền đất, láng xi măng, gạch lát, ốp gỗ…)

- Hớ xí (tự hoại, bán tự hoại, 2 ngăn, cầu cá, …) – dùng chung/riêng với chủ hộ/ bao nhiêu người khác dùng chung?

- Thay đổi chỗ ở có thường xuyên hay không? Lý do (gần việc, chỗ rẻ hơn, không được tiếp tục ở...)? Cảm nhận về việc thay đổi chỗ ở như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của các gia đình nhập cư tại hà nội (nghiên cứu trường hợp nhóm hộ gia đình lao động tự do, nhập cư tại phường phúc xá, quận ba Đình,TP hà nội) (Trang 75 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)