2.1 .Tổng quan về tình hình hộ lao động nhập cư tại địa bàn nghiên cứu
2.1.2 .Đặc điểm việc làm của gia đình nhập cư
Tại điểm khảo sát, phần lớn các hộ gia đình hiện có thành viên đang làm việc tại chợ Long Biên (80%), sớ ít bán hàng rong hoặc làm thuê tại một địa điểm gần đó. Họ đều làm việc lao động chân tay, khơng đòi hỏi về trình độ, kĩ năng, chỉ cần có sức khỏe, có người quen bày cách là có thể kiếm được tiền. Nam giới thường làm bốc vác, xe đẩy.Phụ nữ làm gồng gánh, bán hàng thuê. Chị X, 40 tuổi, làm xe đẩy tại chợ nhớ lại: “Chị lên đây năm 2008, dạo
đó có chị dâu con nhà bà bác làm ở trên này về quê ăn tết. Mình sang chơi hỏi ở trên đó có việc gì khơng cho em đi với, chị ấy bảo có. Thế là mùng 8 tết khăn gói quả mướp lên đây thơi. Chợ thì bản thân chị biết lâu rồi, nhưng hốt khơng dám đi vì ngõ nhỏ, nhiều nghiện lắm. Thấy chị ấy làm ở đấy rồi, tiền kiếm cũng được nên mình xin lên theo,việc cũng đơn giản chỉ làm 1 – 2 ngày là quen việc. Rồi thấy có vẻ làm ăn được nên về rủ chồng lên làm cùng”.
Chính vì, đặc thù của công việc đòi hỏi không cao nên người lao động ở đây đều có thâm niên lâu năm làm việc ở chợ, đa phần họ làm từ khi bắt đầu di cư lên Hà Nội đến giờ, nếu có dịch chuyển cơng việc thì chủ yếu vẫn diễn ra trong khu vực chợ Long Biên.
Những hộ gia đình được khảo sát có tới gần 70% cả vợ cả chồng cùng di cư nên có thể dễ dàng nhận thấy cơng việc chính của họ là làm xe kéo. Đây là công việc được cho là mang lại thu nhập nhiều đứng thứ 3 ở chợ, chỉ sau mỗi chủ hàng và người “luộc nấu” (đại lý cấp 2) ở chợ, cơng việc này đòi hỏi phải có 2 người cùng làm một người kéo và 1 người đẩy. 30% làm các công việc như bán hàng rong, bốc phỏm, bán thuê cho các chủ hàng….
Mức thu nhập và cơng việc đem lại thu nhập chính của nhóm người này được biểu thị rõ hơn qua bảng số liệu sau:
Biểu 3: Mức thu nhập và việc thu nhập chính của hộ gia đình nhập cư tại phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội
Nội dung Phương án trả lời Hộ di cư
Mức thu nhập bình quân (đ/ người/ tháng) Dưới 3.000.000 1 3.000.000 - dưới 6.000.000 5 6.000.000 – dưới 9.000.000 18 9.000.000 – dưới 12.000.000 4 Trên 12.000.000 2 Tổng số 30
Công việc đem lại thu nhập chính
Trồng rau, chăn ni 3
Xe kéo, xe đẩy, cửu vạn, gồng gánh 18 Làm thuê/làm công ăn lương 2 Bán sạp hoa quả, bán hàng rong 7
Tổng số 30
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 10/2014)
Khác với các nghiên cứu trước đây về lao động tự do, tại Phường Phúc Xá mức thu nhập bình quân của một hộ là khá cao. Số hộ có thu nhập từ 6.000.000đ/tháng trở lên chiếm 86%, mức thu nhập này được tính cho 2 lao động chính trong hộ. Điều này là lí do giải thích vì sao sớ lượng lao động từ các tỉnh đổ về chợ Long Biên ngày một tăng. Để có được khoản thu nhập như vậy hàng tháng, người lao động thường bắt đầu công việc từ lúc 10h tối hôm trước đến 7h sáng hôm sau. Các công việc chính thường là xe kéo, xe đẩy, cửu vạn, gồng gánh…đòi hỏi phải sử dụng nhiều sức lao động. Chị L.T.P (28
tuổi- bán hàng rong): “Ở q chị cũng làm ruộng thơi, lên đây thì bán cá tơm
khắp phố. Bán như thế cũng bập bõm, hơm nào được thì cũng 200.000 – 300.000đ. Hôm ế chắc chỉ được 100.000 – 150.000đ, chị đi bán phải từ 5h sáng đến 6 -7h tối mới về. Chồng thì làm xe ơm trung bình ngày cũng được 200.000đ. Mình lên đây thì làm kiệt sức lao động ln, cứ ráo áo là ráo tiền nên nhiều hôm ốm cũng không dám nghỉ. Chi tiêu tiết kiệm, dè xẻn thơi, cịn phải gửi về q nữa. Giờ cịn trẻ thì cịn làm được, đến khi già rồi, muốn làm cũng chẳng còn sức ăn được nhưng chỉ mỗi tội cực lắm
Khi được hỏi cảm nhận về cơng việc hiện tại, các hộ này đều có chung một ý kiến, đó thật sự là một cơng việc phá sức khỏe nhiều nhất. Môi trường làm việc bẩn thỉu và thường đi kèm với rất nhiều rủi ro. Ông Đào Văn C, 48 tuổi, một cửu vạn ở chợ Long Biên chia sẻ "làm nghề cửu vạn ở chợ đêm này
nhiều khi thấy tủi nhục vơ cùng. Cơng việc thì nặng nhọc. Những lúc tắc đường, gánh gần cả tạ trên vai phải đứng cả tiếng đồng hồ để chờ, lại còn bị chủ hàng chửi rủa. Nhưng cứ phải cắn răng mà chịu chứ khơng thì mất việc, chết đói. Giờ còn đỡ chứ những năm trước, mình gánh hàng, kéo xe đằng trước thì phía sau đám nghiện hút bu bám ăn cắp, cướp giật hàng. Nhiều người sợ chủ hàng bắt đền, khơng có tiền đóng bỏ xứ đi đâu khơng biết”
Thu nhập của những hộ lao động nhập cư hiện nay đang có xu hướng bị giảm sút, do có ít việc hơn so với 2 năm trước đây. Hơn nữa, có thêm sự cạnh tranh từ các cơng ty dịch vụ làm các công việc vệ sinh nhà cửa, vận chuyển đồ đạc, bớc xếp hàng hóa cũng làm giảm cơ hội có việc làm của người lao động trong đó có phụ nữ: Chị Thoa, 40 tuổi, bán hàng rong chia sẻ “hiện tại
chị cảm thấy khó khăn về làm ăn. Trước kia chị ngồi bán hàng ở chợ Bảo Khánh giờ họ giải tỏa để làm đường, xây siêu thị, nên chị phải chuyển sang hình thức bán dạo mình tranh thủ bán được vài tiếng buổi sáng thôi nên công kém. Nếu mua 1 chỗ nếu chỗ trong chợ thì phải hơn 100 triệu, còn thuế má
nữa. Buổi chiều chị nhận đi dọn nhà thuê theo giờ cứ 40.000đ/h, thường làm thêm 3 – 4 tiếng, nhưng cũng thỉnh thoảng người ta mới gọi chứ không đều”
Phần lớn thời gian của người lao động làm việc ở chợ, giao tiếp với khách hàng và những người làm cùng công việc là chủ yếu. Các câu chuyện chia sẻ thường xoay quanh các thông tin về giá cả, lượng hàng. Họ ít có cơ hội được giao lưu, tiếp xúc với những người làm ngoài khu chợ. Chia sẻ về mối quan hệ xã hội khi lên đây, chị M, 35 tuổi, làm gồng gánh nói “Làm gì có
thời gian mà gặp gỡ, giao lưu với ai. Mình đi gánh này thì cứ tối tầm 7h bắt đầu mang gánh ra chợ đứng, thấy ai mua hàng thì lại gánh cho họ. Làm đến 5 – 6 giờ sáng hôm sau chợ vãn khách thì tranh thủ nhặt bìa, giấy vụn kiếm thêm, một số chị em khác thì có thể đi rửa bát thuê hoặc dọn hàng cho họ. Khoảng 11 giờ trưa thì nghỉ ngơi đến tối lại đi làm tiếp. Chị em có gặp nhau, trao đổi thì chủ yếu là ở chợ, tranh thủ lúc khơng có khách thì nói đơi ba câu là hết. Quen biết chủ yếu là với hội gánh hàng và hội bán hàng thuê thôi”.
Về tính ổn định, khả năng dịch chuyển cơng việc của hộ gia đình nhập cư với câu hỏi “anh/chị có dự định nào về cơng việc trong tương lai”. Phần lớn hộ gia đình cho rằng sẽ làm ở đây cho đến khi sức khỏe giảm sút hoặc hết việc làm thì mới về quê. Đa phần họ làm những công việc đơn giả, không đòi hỏi trình độ mà chỉ cần dùng sức là chính. Điều này đáp ứng được yêu cầu về trình độ học vấn của những người dân này. Đây vẫn là một khu vực có sức hút lớn đới với lao động di cư vì mức thu nhập cao, bất chấp những khó khăn trong công việc cũng như trong đời sống hàng ngày. Người lao động cho rằng sẽ rất khó khăn khi đi kiếm một cơng việc khác do khơng có mới quan hệ và thiếu kĩ năng trong công việc. "Cuộc sống đi lên nhiều chứ. Anh, chị lên đây,
bỏ nhà bỏ cửa,con cái vất cho ông bà nuôi hộ, làm ngày làm đêm, chỉ có sức khoẻ của mình mà làm ra tiền. Ở đây dễ kiếm tiền, chỉ cần chăm chỉ. Nhờ ra thành phố mà mình được như vậy. Người bán gánh hàng ăn, người bốc vác, người mua đi bán lại. Chứ ở quê tiền đâu ra. Một tháng ít ra cũng để ra được
5 - 6 triệu gửi về. Làm suốt ngày suốt đêm cũng kiếm được 10, 12 triệu. Làm chỉ vì nghĩ tới cho con học, chứ nhà cửa xây lâu rồi. Nên chấp nhận sống như thế này, chật chội, bẩn thỉu. Chứ ở quê nhà chị xây khang trang đẹp lắm. Chị vẫn nói với con: bố mẹ đi làm chỉ vì con, con mà khơng học được thì mẹ chỉ có chết. Kiếm được ra đồng tiền vất vả mấy khơng sao, vì cơ hội về sau của con mình. Học kiếm cái nghề chứ khơng vất vả như bố mẹ. Con chị nó cũng thương mẹ, học tới đại học rồi đấy. Đứa em đang học cấp 3. Chỉ nông dân các chị quen khổ quen làm mới chịu được vất vả thế này, chứ thanh niên bây giờ không làm được đâu" chị X, 35 tuổi, kéo xe đẩy chia sẻ.
Với những dự định về công việc như trên, đồng nghĩa với việc hộ gia định nhập cư tiếp tục chấp nhận việc sinh sống tại phường Phúc Xá với những điều kiện sớng như hiện tại. Vì vậy, thực trạng của các dịch vụ xã hội cơ bản hiện nay đang có trên địa bàn có tác động trực tiếp, quan trọng đến sức khỏe, giáo dục, chất lượng sống của hộ gia đình lao động tự do, nhập cư.
2.2. Thực trạng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của hộ gia đình lao động nhập cư tại khu vực phường Phúc Xá – quận Ba Đình – Hà Nội