2.2.5 .Chăm sóc sức khỏe
3.2. Những điểm đạt được và những điểm còn hạn chế, thách thức của
chương trình trợ giúp hộ gia đình nhập cư
* Điểm đạt được:
Các chương trình trợ giúp người di cư đa dạng cả về nội dung và cách thức thực hiện
Hoạt động trùn thơng thơng qua nhóm đồng đẳng là một trong những mô hình đem lại hiệu quả cao. Bản thân những người di cư chia sẻ với nhau tạo được nhiều sự đồng cảm và dễ dàng chia sẻ thông tin. “Chúng tôi cho rằng, việc sử dụng chính những người lao động nhập cư, đi tuyên truyền, chia
sẻ kiến thức cho những người nhập cư khác là một điểm rất tốt của những hoạt động hỗ trợ trong vài năm trở lại đây. So với việc như trước đây phường thường giao cho cán bộ y tế hoặc mời một chuyên gia y tế vào để tập huấn tuyên truyền cho người nhập cư thì hình thức này hiệu quả hơn rất nhiều. Vì những người này họ ở chung nhà trọ luôn với những người đó, lại có chung hồn cảnh, chung khó khăn nên dễ dàng hơn trong việc chia sẻ, đồng thời tổ chức ngày tại xóm trọ ln khiến họ đỡ e dè, ngại ngần hơn, đồng thời thu hút được nhiều người tham gia hơn.”- chia sẻ của cán bộ UBND phường.
Mức độ tham gia của người nhập cư vào các chương trình dự án hỗ trợ tương đối cao. Phần lớn các hộ khảo sát đều trả lời rằng đã từng được tham gia một trong các chương trình hỗ trợ. Và thấy rằng thật sự các chương trình đó rất bổ ích. Ví dụ như chương trình khám sức khỏe cho người nhập cư, chương trình về phổ biến pháp luật… đây là 2 chương trình được người nhập cư đánh giá rất cao về tính thiết thực và mong ḿn được tiếp tục tham gia. Anh H,45 tuổi, làm cửu vạn nói “ Gần đây nhất anh có tham gia một buổi tập
huấn tại nhà bác Ngọt [chủ nhiệm hợp tác xã Ngày Mới], bác ấy mang giấy mời đến tận phịng rồi thuyết phục mình đi, nội dung là về đăng kí tạm trú tại địa bàn. Lúc đầu mình cũng ngại lắm khơng muốn đi, đã đi làm cả đêm về mệt nên chỉ muốn ngủ thôi, nhưng mà nể bác ấy quá nên đi. Buổi đó cũng chỉ có gần 30 người thơi, nhưng nội dung mình thấy là rất thiết thực với mình, mình đang có con nhỏ và cứ ln đắn đo là khơng biết có nên cho con lên trên này học không nhưng ngại nỗi không xin được vào trường của nhà nước, mà học trường ngồi thì tốn tiền lắm. Nhưng bây giờ mình đã biết rằng nếu mình đăng kí tạm trú dài hạn theo diện KT3 ở đây thì con mình vẫn được đi học trường cơng như bình thường. Mình cũng đang tính bàn với vợ xem làm cái sổ đó rồi cho con lên trên này đi học chỗ tiện đường chăm sóc”.
Đời sống tinh thần cũng như mối quan hệ của các thành viên trong gia đình người nhập cư được cải thiện rõ rệt thông qua các buổi tập huấn tuyên
truyền về giới và bạo lực gia đình, kĩ năng sớng, kĩ năng giải qút xung đột …qua đó tiếng nói của người phụ nữ trong các gia đình cũng được cải thiện rõ rệt. “Cách nói chuyện trao đổi của mình thì khác nhiều so với ngày xưa, ngày xưa có vấn đề ít chia sẻ độc âm thầm một mình thơi, cịn bây giờ thì rất mạnh dạn, các vấn đề chưa nắm bắt được thì mình hỏi, lời nói tự tin hơn. Như chính chuyện trong gia đình thơi, trước không dám chia sẻ tý nào, sợ xấu chàng, hổ ai, giờ mình biết phải chia sẻ, đấu tranh mới đúng, như việc mình bị bạo lực, trước anh chửi hay đánh thì chị kệ cứ khóc âm thầm một mình, anh chơi bơi chị có dám nói gì đâu, chứ bây giờ phải nói. Học cái dự án này mình thấy càng âm thầm là tiếp tay cho bạo lưc, mình phải đấu tranh cho cái đó mới là đúng, đa phần mình nghĩ là chấp nhận, anh dạo này hơi ngoan, chị nói với anh ấy, bây giờ ơng đi đâu phải nói cụ thể với tới, ơng phải tơn trọng tôi, anh lên đây đi ăn làm hay đi chơi, cái gì cũng đủ các thứ tiền mà anh cứ chơi như vậy thì lấy gì mà ăn. Bây giờ mình mới dám nói vậy, cịn ngày xưa chịu khiếp khơng dám nói đâu. Mình cũng chia sẻ kinh nghiệm cho các chị em khác, khi có bạo lực thì phải chạy để tránh trận địn sau đó mình mới trở về nhà. Khi bị đánh thì mình phải tìm người chia sẻ để xin lời khuyên, khơng được im lặng nữa, mình phải nói lên cho chồng mình hiểu” – chia sẻ của chị
M, 1 trong 24 đồng đẳng viên tại phường Phúc Xá. * Điểm hạn chế/thách thức
Thiếu các chương trình trợ giúp thiết kế riêng cho các gia đình nhập cư. Các chương trình hiện nay vẫn tập trung chủ yếu vào nhóm người nhập cư nói chung, duy nhất có 1 chương trình dành riêng cho hộ gia đình nhập cư đó là chương trình cho vay vớn phát triển kinh tế hộ gia đình của ILO và đã kết thúc năm 2013.
Một số hoạt động trợ giúp mang tính chất hình thức hoặc nội dung không phù hợp với nhu cầu mong muốn thực tế khiến một số người nhập cư thờ ơ hoặc không muốn tham gia. Theo chia sẻ của một đồng đẳng viên “các
chương trình mà đã dính vào chính quyền đồn thể thì khơng ăn thua gì, chủ yếu họ làm cho có hình thức, mời các ban bệ đến rồi chụp ảnh về báo cáo thành tích, những trường hợp đó gặp người di cư rất khó khăn, mà dần dần làm mất niềm tin của họ”.
Mục đính chính của người dân lao động khi lên Hà Nội làm việc là để kiếm tiền. Cộng với tính chất cơng việc chủ ́u làm việc về đêm, ban ngày là thời gian nghỉ ngơi khiến các chương trình trợ giúp thường khó khăn trong việc tiếp cận và khuyến khích sự tham gia. Bác B, tổ trưởng tổ dân phố 7, chia sẻ “ người lao động lên đây mục đích chủ yếu là về việc làm mong mỏi làm
sao cuộc sống được nâng lên, con cái được đi học là được, một đêm kiếm 300 – 400 nghìn đồng rồi về gửi tiền về quê, làm cả đêm quần quật 8 – 9 tiếng, ban ngày về nghỉ thì lại đi nghe [tập huấn/tham gia chương trình] 2 – 3 tiếng, thì họ ngại đi lắm, nên dù có đến mời họ khơng muốn tham gia nữa. Bây giờ thông thường tổ chức một buổi tầm 1 – 2 tiếng mà muốn mời người ta tham gia thì phải có kinh phí hỗ trợ 30 – 50 nghìn/buổi. Khi đi mới phải nói trước là có hỗ trợ thì họ mới đi. Nói chung dân trí bây giờ họ cũng đã cao hơn trước nhiều rồi, khơng đi nghe thì họ cũng biết được thơng qua đài báo, ti vi…”.“Vấn đề gặp phải khi làm việc với người nhập cư là sự bền vững do tính chất di cư quả lắc giữa Hà Nội và nhà ở quê, thời gian làm việc của họ vào buổi tối, ban ngày họ thường ngủ và mệt mỏi, nên các chương trình huấn luyện trang bị kĩ năng cho nhóm đồng đẳng thì họ phải sắp xếp thời gian, thường lúc đầu việc từ Long Biên lên đây họp là khó khăn vì họ phải nghỉ làm, 1 ngày công của họ là 200 – 300 nghìn, nhưng mình chỉ hỗ trợ được khoảng 50 – 100 nghìn thơi nên mình phải rất nỗ lực để họ thấy rằng việc tham gia các hoạt động này thật sự có ích cho họ để họ cịn tham gia chứ không phải chỉ vì tiền” – chia sẻ của cán bộ quản lý dự án hỗ trợ người nhập cư.
Các chương trình, dịch vụ trợ giúp thiếu các dịch vụ mang tính chất phịng ngừa và phát triển mà chủ yếu tập trung và các dịch vụ mang tính chất
khắc phục, phục hồi nhiều hơn. Vì vậy, chủ yếu mới giải quyết được vấn đề các gia đình đang gặp phải trước mắt chứ chưa có được những chương trình đi sâu vào giải quyết những vấn đề mang tính cớt lõi.
Thiếu sự liên kết giữa các đơn vị, tổ chức thực hiện các hoạt động trợ giúp, khiến cho các hoạt động này mang tính dàn trải, thiếu tính nhất quán. Đồng thời xảy ra tình trạng cùng là nhóm hộ khó khăn, nhưng có hộ thì nhận được rất nhiều trợ giúp, có hộ thì khơng. “Các chương trình hỗ trợ người nhập cư năm vừa qua có tăng lên một chút, nhưng khâu tổ chức không tập trung vào một nơi, mà chia thành nhiều đồn thể, chẳng hạn chương trình về chăm sóc sức khỏe hội phụ nữ vừa làm tháng trước, tháng sau bên y tế lại làm,lúc thì mời ra trạm xá, lúc thì tới các phịng trọ…cứ mạnh ai người đấy làm. Như đợt Trung thu vừa rồi cũng vậy, 10h sáng thấy một lũ xe máy đông lắm đến tổ chức tổ chức trung thu, phát quà cho con em các hộ ở dưới thuyền, chiều lại một hội, tối lại 1 hội khác, cứ có cái gì hỗ trợ là lơi hết xuống các gia đình dưới thuyền, giá như có sự điều phối quản lý tốt của chính quyền kết hợp các đơn vị lại tổ chức cho tất cả các cháu gia đình nhập cư 1 đêm trung thu thì tốt khơng. Thực tế nhiều cháu ở trên bờ hồn cảnh gia đình cũng rất khó khăn, bố mẹ khơng có nhưng lại rất ít khi nhận được hỗ trợ, cũng thiệt thịi nhiều thứ chứ. Tết đến cũng vậy cứ ùn ùn kéo xuống khu vực dưới thuyền” – đại diện Ban chủ nhiệm hợp tác xã Ngày Mới.
Số lượng cuộc truyền thông còn ít, độ bao phủ chưa rộng trong toàn thể hộ nhập cư, chủ đề trùn thơng cịn hạn chế. Thiếu trang thiết bị phục vụ cho công tác tuyên truyền.