Phân tích mức độ sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ gia đình nhập cư, có thể thấy họ bị hạn chế tiếp cận các dịch vụ đó. Thực tế là họ không được xem như là cư dân địa phương và khơng có hộ khẩu - điều kiện tiên quyết để được nhận dịch vụ. Trong trường hợp người di cư có thể mua
các dịch vụ, họ phải trả mức giá cao hơn so với người địa phương. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc sử dụng điện. Toàn bộ những hộ gia đình được khảo sát đều trả lời rằng nguồn điện mà gia đình họ đang sử dụng, được đấu nối và mắc nhờ vào đường dây điện của chủ cho thuê trọ, trước mỗi phòng trọ đều có một cơng tơ điện riêng, hàng tháng người thuê phòng trả tiền điện theo lượng điện tiêu thụ của hộ, với một mức giá điện cao hơn nhiều so với mức quy định của nhà nước.
Mặc dù có Chỉ thị 11/CT-BTC của Bộ Tài chính việc kiểm tra, giám sát việc bán lẻ điện tại các điểm cho thuê nhà nhằm thực hiện chủ trương hỗ trợ giá điện cho đối tượng người lao động đi thuê nhà song, tương tự kết quả đã được nhiều phương tiện thông tin và các bên liên quan phản ánh, khảo sát này cũng ghi nhận khơng có một gia đình nào được hưởng sự hỗ trợ đó, thậm chí họ cịn khơng biết về sự tồn tại của chính sách này.
Khi được hỏi về quy định giá bán điện cho người thuê trọ, nhiều người cho biết mình chưa từng nghe tới quy định này, hay biết nhưng không thắc mắc hoặc đòi quyền lợi vì đòi cũng không được. Bản thân nhiều chủ nhà trọ cũng không biết đến quy định đó. Một sớ ít chủ nhà trọ có biết nhưng họ không đáp ứng được yêu cầu mà thủ tục quy định. Nguyên nhân chính là do, hiện nay các khu nhà trọ đang cho người lao động th là trên đất khơng có giấy tờ hợp lệ, đủ căn cứ để điện lực lặp thêm công tơ cho các hộ thuê nhà trọ. Đây là khó khăn mà theo Cán bộ tổ dân phớ chia sẻ là “khơng có nút gỡ” vì vậy, hộ gia đình lao động nhập cư phải chấp nhận mức giá thuê nhà trọ cao hơn mức giá hiện nay của nhà nước.
Theo Thông tư 17/2012/TT-BCT của Bộ Công thương về quy định giá bán điện bình quân là 1.369 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà, bên bán điện có trách nhiệm thơng báo công khai và cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào giấy đăng ký tạm trú, cứ bớn người được tính là một hộ sử dụng điện để tính sớ
định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang. Theo đó, với sinh viên và người lao động thuê nhà đăng ký tạm trú từ 12 tháng trở lên thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện (HÐMBÐ) hoặc đại diện người lao động, sinh viên thuê nhà ký kết HÐMBÐ. Trường hợp thời hạn thuê nhà dưới 12 tháng thì chủ nhà phải trực tiếp ký HÐMBÐ.
Qua khảo sát thực tế, mặc dù thông tư này đã có hiệu lực từ ngày 1-7- 2012, nhưng tới nay địa bàn thì giá điện thấp nhất cũng là 3.000 đồng/kWh, có nơi giá điện được các chủ nhà trọ bán cho người thuê trọ lên đến 4.000 - 4.500 đồng/kWh. Trung bình một căn phòng nhỏ với từ 3 – 4 ngưởi ở nhưng tháng nào tiền điện cũng mất hơn 150.000 – 200.000 đồng vào mùa đông và 250.000 – 300.000 vào mùa hè. Đa sớ các hộ đều khơng có khả năng chi trả với mức giá điện cao như vậy nên đều lựa chọn hình thức tiết kiệm mức tới đa việc tiêu thụ điện: như đun bằng bếp củi, giảm các thiết bị sử dụng điện như ấm điện, ti vi...
Hộp 5: Giá và mức độ tiêu thụ điện của hộ gia đình nhập cư
Nhà em trọ bây giờ tính tiền điện 3 nghìn đồng/sớ, hồi năm ngoái tất cả đều tính 2 nghìn đồng/sớ. Bọn em nghe trên thời sự thì biết đó là do nhà nước hỗ trợ tiền điện cho công nhân nhưng không phải chỗ nào cũng giảm cho đâu, có chủ nhà người ta khơng chịu giảm. Thường 1 tháng nhà em dùng hết 120 – 130 nghìn tiền điện khoảng 30 – 40 sớ. Đấy là tiết kiệm hết mức có thể rồi, chỉ dùng để quạt, thắp sáng với cắm nồi cơm điện thơi, chứ mình khơng thể sinh hoạt thoải mái như ở quê được.
Chị T, 35 tuổi, gánh thuê tại chợ Long Biên
Bọn chị có biết gì về cái này (chủ trương hỗ trợ giá điện cho người lao động đi thuê nhà) đâu. Chủ nhà bảo thu thế nào thì mình phải nộp như thế. Tiền nhà thì 1-2 năm trở lại đây khơng tăng nhưng tiền điện, tiền nước vẫn tăng đều đều. Hồi đầu 2013 là 3000 nghìn đồng/sớ, 30 nghìn tiền nước/tháng. Đến ći năm tăng lên thành 3500 đồng/sớ, 40 nghìn đồng tiền nước/tháng. Hồi đầu tháng 9 này chủ nhà mới báo là thu 4000 nghìn đồng/số và 45 nghìn đồng tiền nước/tháng.
Chị N, 35 tuổi, bán hàng thuê tại chợ Long Biên
Cả nhà cơ lên đây được 5 năm rồi. Có cơ chú với 2 em nữa đang đi học ở đây. Đi làm th, làm gì có tiền mà mua nhà. Cả nhà cũng chỉ thuê được cái nhà trọ chừng 13m2 tồi tàn để sống tạm qua ngày thôi. Tiền điện nước thì cao. Giá điện là 4 nghìn/ sớ, nước thì tính khới, 15 nghìn/khới. Cả nhà một tháng tiền điện nước cũng mất đứt 300 – 400 nghìn. Đắt thế mà cũng có ra gì đâu.
Chất lượng điện thắp sáng đã được cải thiện hơn rất nhiều so với 2 – 3 năm trước, khơng cịn tình trạng điện chập chờn lúc sáng lúc tới; việc mất điện vào mùa nóng cũng khơng thường xun như trước.
Tuy nhiên vẫn có một bộ phận nhỏ người nhập cư ở Phúc Xá hiện chưa có điện sử dụng. Đó là những hộ sớng trên thùn hay cịn gọi là xóm làng chài. Do tính chất sinh hoạt trơi nổi trên thuyền nên những hộ này không thể kéo điện lưới vào được, thắp sáng chủ yếu hiện vẫn bằng dầu hỏa. Nhóm hộ gia đình này được coi là nhóm khó khăn trên địa bàn, thường là những hộ gia đình nghèo, người có tuổi, bị tàn tật, mất sức lao động. Nguồn nước họ sử dụng được lấy trực tiếp từ sông, nên nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cao cũng như các bệnh liên quan đến được tiêu hóa và da liễu. Đồng thời họ cịn đới mặt với nguy cơ mất an toàn, đặc biệt cho trẻ nhỏ.