Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu hiện nay của hộ gia đình nhập cư chủ yếu là từ nước giếng khoan tự đào bơm trực tiếp vào bể chứa và không qua hệ thống xử lý nước nào cả. Một số hộ gia đình được khảo sát đã bắt đầu có nước máy do chủ nhà lắp đặt sử dụng cho mục đích nấu ăn. Ghi nhận từ phía người dân, do khu vực này gần với sông Hồng nên mạch nước ngầm dồi dào, khơng có tình trạng thiếu nước, các hộ thuê nhà trọ sử dụng nước thoải mái theo nhu cầu. Điều đáng chú ý ở đây là về chất lượng nước và giá cả. Đa sớ người trả lời đều có chung một nhận định khu vực này nguồn nước chất lượng kém.
Một số hộ dân cho biết thời gian gần đây bắt đầu được sử dụng nước sạch do chủ nhà lắp đặt. Tuy nhiên mức độ sử dụng còn hạn chế, chủ yếu phục vụ cho ăn, uống.
Hộp 3: chất lượng nguồn nước các gia đình nhập cư đang sử dụng
Nước ở đây nhiều vôi lắm, thường chỉ bơm lên rồi để lắng thơi chứ khơng dùng lọc, mình chỉ dùng để tắm rửa, giặt giũ còn ăn thì dùng nước bình, vợ chồng mình thì khơng sao nhưng giữ cho con, cũng không biết là ́ng vào thì có làm sao khơng nhưng vẫn cứ phải đề phòng cho yên tâm. Mua 1 bình nước 15.000đ, 1 tháng cũng phải hết 4 – 5 bình. Chưa kể 50.000 tiền nước một người đóng cho bà chủ hàng tháng.
Chị H, 30 tuổi, bán hàng rong
Nói chung nước giếng khoan ở đây khơng thấy n tâm lắm, anh cũng không kiểm tra bao giờ nên cũng khơng biết thế nào, bình thường bụi thì bể có cặn ở dưới, mọi người cũng có rửa bể, thấy mọi người nói với nhau rằng nguồn nước ở đây nhiều sắt, múc nước lên thì anh thấy có váng như kiểu dầu mỡ nhưng chẳng biết là vì sao, kệ vẫn phải dùng, mình đâu có sự lựa chọn chứ”
Cũng có dạo cả khu trọ nói với bà chủ về việc nước khơng sử dụng được, có mùi hơi tanh. Ý ḿn là bà đó xây cho một cái bể lọc để mọi người sử dụng cho đảm bảo nhưng bà ấy nói thẳng chỉ có vậy thơi, ở được thì ở khơng thì chuyển đi chỗ khác. Cả hội cũng bực lắm nhưng mà có chuyển đi nhà khác thì tình trạng cũng vậy thôi. Nước ở khu vực này kém lắm.
Anh H, 50 tuổi, làm nghề bán ngơ dạo.
Bà chủ nhà có mắc cho chúng tơi một cái vòi nước máy ở đầu khu nhà trọ. Một tháng mỗi người đóng thêm 10.000đ. Thường 5h chiều sẽ mở van nước, rồi mọi người mang xô ra lấy, chủ yếu là để nấu cơm với đun nước ́ng. Do khu mình ở ći nguồn nước nên nước chảy chậm lắm.
Chị D, 45 tuổi, làm nghề gồng gánh
Có nước sạch dùng đảm bảo hơn hẳn, mình thường lấy thêm 1 xô để trong nhà dùng để rửa mặt cho con, mà cũng chỉ dám dùng hạn chế thơi, dùng nhiều sợ bà chủ lại nói ra nói vào.
Chị G, 25 tuổi, bán hàng rong
Có thể thấy, một trong những vấn đề hiện nay của gia đình nhập cư đang gặp phải là thiếu nước sạch. Nguyên nhân chính là do (i) nguồn nước ngầm khơng đảm bảo, bị ơ nhiễm, có nhiều vơi, cặn. (ii) để tiếp kiệm chi phí nên chủ nhà trọ khơng có ý định cải thiện chất lượng nước. (iii) chi phí lắp đặt hệ thống nước sạch và quá trình lắp đặt mất nhiều thời gian. Qua thảo luận nhóm, các chủ nhà trọ có chia sẻ để đưa được nước sạch vào tới các nhà trọ chi phí khoảng 3 – 5 triệu cho việc mua đường ống nước, đồng hồ, công lắp đặt. Mặc dù thủ tục xin cấp nước sạch khơng khó chỉ cần có đơn, chứng minh thư photo và hộ khẩu công chứng là đủ hồ sơ, nhưng thời gian từ lúc hồ sơ được duyệt và đến khi nước máy về tới hộ thì lại rất dài. Có hộ gia đình đăng kí cả năm nay vẫn chưa có nước sạch. Lí do là vì xí nghiệp cấp nước họ phải đợi đủ sớ lượng hồ sơ thì mới có thể tiến hành lắp đặt. Chính những điều này đã cản trợ việc tiếp cận nước sạch đối với hộ gia đình nhập cư đang sinh sống trên địa bàn.
Ấn tượng ban đầu khi bước chân vào khu vực hộ gia đình nhập cư sinh sống là mùi tanh nồng nặc do nằm ngay sau khu vực bán đồ hải sản tại chợ Long Biên. Tuy nhiên, khơng thấy tình trạng rác thải vất bừa bãi, mọi người
vất rác đúng nơi quy định, đây là cả một sự nỗ lực của chính quyền địa phương cùng với người dân nhập cư trong việc bảo đảm vệ sinh môi trường. Cá biệt, đi sâu vào bên trong các nhà trọ ở gần rệ sơng, thì vất rác chỉ cách khu nhà ở khoảng 4 – 5m2 và tự tiêu hủy.
Nước thải sinh hoạt của các gia đình hiện nay chủ yếu đổ trực tiếp ra sông mà không qua một hệ thống xử lý nước thải. Vào mùa đông, nguồn nước khơ cạn thường gây ra mùi hơi khó chịu.
Hộp 4: Hiện trạng vệ sinh mơi trường nơi hộ gia đình nhập cư sinh sống
Nước thải ra cống và chảy ngồi sơng, rác thì vứt ở vườn ch́i gần nhà, khi nào nhiều thì người nào ngứa mắt người ấy đớt. Khu này thì xe rác không vào được, nên vất luôn ở đây cho tiện.
Chị H, 37 tuổi, Hưng Yên, bán hàng rong
Nói về vệ sinh thì khu mình đang trọ là bẩn. 40 – 50 người cùng sống nên việc giữ vệ sinh chung là khó, chỉ có bà chủ lúc nào có thời gian thì bà ấy quét dọn, còn mình đến thuê thì chỉ biết sử dụng thôi, đi làm về mệt rồi chẳng muốn động chân động tay vào việc gì cả.
Chị B, 46 tuổi, Bắc Giang, bán hàng rong
Mùa đông thì còn đỡ, chứ mùa hè ở đây mùi có hơm khơng thở được, từ hồi lên đây làm việc chị bị mắc bệnh viêm mũi di ứng, năm nào cũng phải mua thuốc về nhỏ. Biết là ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng mình ở chỗ này lâu rồi với lại nó cũng rẻ hơn thuê ở các chỗ khác nên anh chị cũng chưa chuyển đi.
Chị N, 45 tuổi, Bắc Ninh, xe đẩy tại chợ Long Biên
Với thực trạng nước sạch và vệ sinh môi trường như vậy đã ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người dân nhập cư. Họ không tiếp cận được với dịch vụ về nước sạch và vệ sinh môi trường nguyên nhân chính được xác định là do những dịch vụ này cịn thiếu và khơng sẵn có trên địa bàn.