Nghĩa của việc phân bố nguồn nhân lực xã hội

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn tập QUẢN lý NGUỒN NHÂN lực xã hội (Trang 38 - 39)

- Y tế là công cụ phát triển tâm lực của nguồn nhân lực

4.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc phân bố nguồn nhân lực xã hội

4.1.2. nghĩa của việc phân bố nguồn nhân lực xã hội

Để phân bố và phân bố lại dân cư và nguồn nhân lực một cách hợp lý, thúc đẩy sự biến động tiến bộ của các cơ cấu lao động xã hội cần nẵm vững những xu hướng có tính quy luật của phân công lao động xã hội.

+ Chuyển dịch lao động hoạt động trong ngành,lĩnh vực kinh tế + Tỷ trọng dân cư và lao động thành thị tăng lên

+ Tỷ trọng lao động được đào tạo kỹ thuật và chuyên môn cao ngày càng tăng trong nguồn nhân lực xã hội.

- Trong xã hội nông nghiệp việc sản xuất phụ thuộc nhiều và thiên nhiên, nguồn nhân lực chưa được coi trọng, lao động có trình độ chuyên môn chiếm tỷ trọng rất thấp và không được coi trọng phát triển.

- Trong xã hội công nghiệp khi vai trò nguồn nhân lực có vai trò quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia thì tỷ trọng lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật ngày càng tăng trong nguồn nhân lực xã hội.

Vậy ý nghĩa của việc phân bổ hợp lý dân cư và nguồn nhân lực xã hội là: + Là sự phân bổ hợp lý nguồn nhân lực xã hội giữa các ngành kinh tế sẽ đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực giữa các ngành kinh tế với nhau. Đảm bảo sự phát triển hài hòa tránh sự chênh lệch trong cơ cấu nguồn nhân lực và tỷ trọng kinh tế làm ra.

+ Hiện nay ở nước ta dân cư chủ yếu tập trung trong khu vực nông nghiệp và nguồn nhân lực tập trung chủ yếu trong khu vực nông nghiệp với giá trị sản phẩm thấp và hệ số sử dụng thời gian thấp.

+ Việc phân bổ hợp lý nguồn nhân lực xã hội sẽ tạo ra sự hài hòa về dân cư và lực lượng lao động giữa các vùng miền đảm bảo sự phát triển bền vững tránh sự chênh lệch giàu nghèo.

+ Sự phân bổ hợp lý nguồn nhân lực sẽ giúp khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và các tiềm năng phát triển của các vùng miền tránh được tình trạng lãng phí tài nguyên.

39

Việc phân bổ nguồn nhân lực đặc biệt đến những vùng sâu vùng xa biên giới hải đảo xẽ có tác dụng bảo về an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế vùng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào vùng sâu, xa.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn tập QUẢN lý NGUỒN NHÂN lực xã hội (Trang 38 - 39)