Tạo việc làm nội dung cơ bản của việc sử dụng nguồn nhân lực xã hội

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn tập QUẢN lý NGUỒN NHÂN lực xã hội (Trang 44 - 47)

- Y tế là công cụ phát triển tâm lực của nguồn nhân lực

5.3.Tạo việc làm nội dung cơ bản của việc sử dụng nguồn nhân lực xã hội

5.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm

5.3.1.1. Nhân tố tự nhiên

45

trước hết phải nói đến những nhân tố có tính chất tự nhiên sẵn có của mỗi quốc gia mỗi địa phương.

- Vị trí địa lý.

- Đất đai, hầm mỏ, sông ngòi, bờ biển.

5.3.1.2. Sự biến đổi dân số

Dân số và kinh tế - xã hội là những yếu tố vận động theo các quy luật khách quan trong quá trình tái sản xuất xã hội, nhưng lại có mối quan hệ hữu cơ với nhau.

- Khi dân số thay đổi thì lực lượng lao động thay đổi.

- Dân số tăng nhanh dẫn tới nguồn nhân lực xã hội tăng nhanh, tạo áp lực đối với vấn đề tạo việc làm cho người lao động.

- Mặc dù mức sinh hiện nay đã giảm nhưng vấn đề gia tăng nguồn nhân lực vẫn rất cao, cần có biện pháp thích hợp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

5.3.1.3. Vốn đầu tư cho một chỗ làm việc

Trong lĩnh vực sản xuất muốn tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động cần xét đến hàng loạt các yếu tố liên quan như:

+ Tư liệu lao động. + Đối tượng lao động.

Mối quan hệ của tạo việc làm với các yếu tố đó có thể được biểu thị như sau: Y = f ( x,y,z,…,n)

Trong đó:

Y: Số lượng công việc được tạo ra.

X: Vốn đầu tư để mua sắm thiết bị, nhà xưởng. Z: Đối tượng lao động.

U: Nhu cầu của thị trường đối với từng loại sản phẩm.

Vậy chỉ có không ngừng mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh thì mới giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động. Tổng vốn đầu tư càng lớn thì số công ăn việc làm được tạo ra nhiều hơn. Ta có thể biểu hiện bằng công thức:

Svl = ∑ 𝑣𝑙∑ 𝑉

Svl: Số lượng chỗ làm việc

∑ 𝑉:Tổng vốn đầu tư cho phát triển sản xuất. ∑ 𝑣𝑙:Vốn đầu tư cho một chỗ làm việc.

Thời kỳ CN lần I Thời kỳ CN lần II Thời kỳ CNH - HĐH lần III

46

Bảng so sánh chi phí đầu tư cho một chỗ làm.

5.3.1.4. Những nhân tố về mặt khoa học kỹ thuật

+ Khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại cần lao động có trình độ cao nhưng cần ít lao động hơn làm việc.

+ Lao động trí óc dần thay thế lao động chân tay.

+ Máy móc dần thay thế người lao động trong lao động.

5.2.3.4. Cơ cấu kinh tế

Xu hướng phân công lao động và hợp tác lao động quốc tế.

Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn liền với quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế.

5.3.1.5. Thị trường và các loại thị trường

Theo định nghĩa của nhà kinh tế học Mỹ sammuelson. " Thị trường là một quá trình, trong đó người mua người bán một thứ hàng hóa tác động qua lại nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa".

+ Kinh tế thị trường làm phong phú, hàng hóa, dịch vụ, vật tư, vốn, tài sản tiển tệ, chất xám sẽ được mua bán tự do trên thị trường hàng hóa.

+ Kinh tế thị trường làm cho một số ngành nghề cũ mất đi nhưng xuất hiện nhiều hình thức làm việc mới.

5.3.1.6. Phát triển kết cấu hạ tầng

+ Là mạch máu của nền kinh tế.

+ Quyết định sự phát triển và tăng trưởng. + Cung cấp dịch vụ cho nền kinh tế.

+ Tạo ra sự thay đổi căn bản cơ cấu nền kinh tế. + Tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa các vùng. + Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

5.3.2. Đặc điểm vấn đề tạo việc làm ở nước ta hiện nay

- Dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, nhu cầu việc làm việc rất lớn - Áp lực tạo việc làm lớn đối với chính phủ

- Đầu tư cho giải quyết việc làm chưa thỏa đáng - Cần thay đổi về tư duy tạo việc làm

5.3.3. Quan điểm của Đảng về tạo việc làm

- Quán triệt quan điểm đúng đắn về việc làm

- Hình thành và phát triển thị trường lao động đầy đủ và hoàn hảo, có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.

- Người dân chủ động, tự lo việc làm là chính

47

quả nguồn nhân lực xã hội, con người có tiềm năng gì đều được trọng dụng

- Giải quyết việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, doanh nghiệp và toàn xã hội

+ Nhà nước có trách nhiệm chăm lo giải quyết việc làm cho người lao động. + Chính phủ có chương trình quốc gia về giải quyết việc làm

+ Nhà nước có chỉ tiêu về tạo việc làm trong chính sách kinh tế xã hội, có chính sách ưu đãi nhà đầu tư, người sử dụng lao động...

+ Bản thân người lao động phải thay đổi nhận thức về vấn đề việc làm, tự liên hệ và đăng ký tìm việc làm tại các tổ chức dịch vụ.

+ Doanh nghiệp có trách nhiệm đối với vấn đề việc làm của người lao động, phải lập quỹ dự phòng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

5.3.4. Một số xu hướng tạo việc làm ở nước ta hiện nay

- Tiếp tục phân bổ lại dân cư và lao động nông thôn, từng bước khắc phục tình trạng thiếu việc làm và chính sách việc làm thiếu hiệu quả ở nông thôn.

+ Tác động vào sự phát triển kinh tế hộ gia đình.

+ Khuyến khích và tạo điều kiện cho việc hình thành các loại hình hợp tác sản xuất.

+ Thực hiện chính sách về chuyển quyền sử dụng đất.

+ Tiếp tục đẩy mạnh hình thức di dân xây dựng vùng kinh tế mới.

+ Chuyển cơ chế quản lý sự nghiệp di dân từ cơ chế cấp phát sang cơ chế quản lý theo chương trình, dự án.

+ Tiếp tục mở rộng hình thức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. + Phát triển các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

+ Phát triển các hình thức gia công và sản xuất hàng tiêu dùng cho xuất khẩu. + khôi phục duy trì và phát triển nghề cổ truyền để tạo việc làm.

(khuyến khích các lực lượng vũ trang tham gia và phát triển kinh tế)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn tập QUẢN lý NGUỒN NHÂN lực xã hội (Trang 44 - 47)