- Y tế là công cụ phát triển tâm lực của nguồn nhân lực
4.2. Xu hướng chuyển dịch nguồn nhân lực xã hội
4.2.1. Xu hướng phân bố nguồn nhân lực xã hội trong các ngành kinh tế.
Trong các ngành kinh tế ở nước ta hiện nay có ba nhóm ngành chính: + Lao động trong khu vực nông nghiệp.
+ Lao động trong khu vực công nghiệp. + Lao động trong khu vực dịch vụ.
- Chưa tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa cơ cấu kinh tế bao gồm hai nghành chính là: nông nghiệp và dịch vụ, trong đó lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao.
- Thời kỳ đầu của quá trình CNH - HĐH, Lao động trong khu vực nông nghiệp ngày càng giảm đi về số lượng tuyệt đối và tương đối, và ngược lại lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên về số tuyệt đối và số tương đối trong nguồn nhân lực xã hội.
- Khi đã CNH - HĐH, thì xu hướng này có sự biến động, không chỉ lao động trong khu vực nông nghiệp mà ngay cả lao động trong khu vực công nghiệp cũng giảm tuyệt đối và số tương đối chuyển sang ngành dịch vụ.
- Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, ở một số nước chậm phát triển do áp dụng công nghệ và khoa học hiện đại vào sản xuất nên tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ có thể tăng nhanh chiếm tỷ trọng cao hơn trong ngành công nghiệp.
Sơ đồ hóa sự thay đổi cơ cấu lao động trong các thời kỳ.
1 Lao động nông nghiệp Lao động dịch vụ Lao động dịch vụ 2 Lao động nông nghiệp Lao động khu vực CN Lao động dịch vụ 3 Lao động nông nghiệp Lao động khu vực CN Lao động dịch vụ
4.2.2. Xu hướng chuyển dịch nguồn nhân lực xã hội theo vùng, lãnh thổ
- Thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa lao động dịch chuyển ồ ạt từ khu vực nông thôn ra khu vực thành thị.
- Thời kỳ công nghiệp hóa ở trình độ cao lao động dịch chuyển ngược lại từ thành thị về nông thôn nhưng với số lượng ít chủ.
4.2.3. Xu hướng chuyển dịch nguồn nhân lực xã hội theo trình độ đào tạo
- Thời kỳ dầu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đào tạo tất cả các ngành các lĩnh vực.
40