Mối quan hệ giữa dân số và phát triển

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn tập QUẢN lý NGUỒN NHÂN lực xã hội (Trang 25)

2.4.1. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển

26 Công thức tính:

GDP/người = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝐺𝐷𝑃

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑â𝑛 𝑠ố

- Trình độ dân trí là sự tổng hợp của hai chỉ tiêu:

+ Tỷ lệ dân số biết chữ (chỉ tính cho dân số từ 15 tuổi trở lên).

+ Số năm bình quân đã được nhận đến trường học của những người từ 25 tuổi trở lên.

- Tuổi thọ bình quân là tuổi sống trung bình của mỗi người, tính theo cả nước.

2.4.2. Mối quan hệ giữa dân số và phát triển.

2.4.2.1. Dân số với kinh tế

2.4.2.1.1. Dân số với vấn đề lao động và việc làm - Dân số và nguồn nhân lực:

Dân số và nguồn nhân lực có mối quan hệ rất chặt chẽ và mật thiết về quy mô, cơ cấu, tỷ lệ phát triển, sự phân bố, chất lượng...

+ Sự phát triển dân số hôm nay sẽ là nguồn nhân lực trong tương lai. + Dân số là cơ sở tự nhiên hình thành nguồn nhân lực xã hội.

Mối quan hệ giữa hai vấn đề trên được biểu hiện ở hai xu hướng:

+ Các nước có tỷ lệ tăng dân số khá ổn định, tốc độ tăng trưởng nguồn lao động song song với tốc độ tăng trưởng dân số.

+ Các nước có tỷ lệ tăng dân số đang giảm, thì giai đoạn đầu, tỷ lệ tăng nguồn nhân lực hàng năm sẽ cao hơn tốc độ tăng trưởng dân số, nhưng sau một khoảng thời gian nhất định (10 - 15 năm) tỷ lệ tăng trưởng nguồn nhân lực hàng năm sẽ song song với tốc độ tăng trưởng dân số.

- Dân số và việc làm:

Một trong các mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội là thỏa mãn nhu cầu việc làm cho mọi người lao động muốn lao động trong xã hội, nhưng đồng thời phải đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả của lao động.

Việc làm và thất nghiệp là hai phạm trù có liên quan chặt chẽ với nhau trong sự biến động không ngừng của thị trường lao động và sự phát triển kinh tế xã hội. Thất nghiệp là biểu hiện không cân bằng của thị trường lao động khi nhu cầu việc làm cao hơn chỗ làm việc.

2.4.2.1.2. Dân số và tăng trưởng kinh tế.

Các nhà kinh tế và xã hội học đã xác lập được mối liên quan giữa tỷ lệ gia tăng dân số với tỷ lệ gia tăng thu nhập quốc dân và tỷ lệ gia tăng GDP/ đầu người như sau:

27

Tỷ lệ gia tăng GDP tính trên đầu người = Tỷ lệ gia tăng GDP - Tỷ lệ tăng dân số.

2.4.2.2. Dân số với xã hội

2.4.2.2.1. Dân số với vấn đề giáo dục

Mục tiêu giáo dục hiện nay là mở rộng quy mô, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Mục tiêu giáo dục và tăng trưởng dân số có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Tăng trưởng dân số có tác động rất lớn đến nhu cầu học tập giáo dục cho dân số ở độ tuổi học sinh.

Sự giảm nhanh mức sinh sẽ giảm áp lực về nhu cầu giáo dục của học sinh trong độ tuổi. Ngược lại tăng nhanh dân số sẽ làm tăng số người đi học đòi hỏi phải tạo ra nhiều chỗ học mới cho lực lượng tăng thêm này:

+ Mở rộng các trường học về số lượng và quy mô.

+ Tăng số lượng giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị, sách giáo khoa... + Nếu ngân sách phục vụ cho giáo dục tăng thích ứng với sự tăng nhu cầu giáo dục, nhưng sẽ không có khả năng hoàn thiện và nâng cao. Ngược lại nếu ngân sách dành cho giáo dục không tăng kịp với tốc độ tăng trưởng dân số, không đáp ứng nhu cầu tăng số lượng người học và nâng cao chất lượng giáo dục thì chất lượng giáo dục có nguy cơ giảm và giàm nhanh

2.4.2.2.1. Dân số với vấn đề y tế

Sự phát triển và kết quả của quá trình chăm sóc sức khỏe của nhà nước cho người dân phụ thuộc vào:

+ Nhu cầu chăm sóc sức khỏe.

+ Khả năng cung cấp các loại dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

2.4.2.2.1. Dân số với vấn đề bình đẳng giới

Bình đẳng giới là tạo ra những điều kiện, cơ hội ngang nhau để cả nam và nữ thể hiện khả năng của mình mà không làm triệt tiêu sự khác biệt giữa hai giới. + Tỷ lệ gia tăng dân số chịu tác động bởi vấn đề bình đẳng giới.

+ Chất lượng của dân số chịu tác động bởi vấn đề bình đẳng giữa nam và nữ.

2.4.3. Dân số với vấn đề tài nguyên môi trường

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội cần quan tâm giải quyết mối quan hệ giữa dân số và môi trường.

+ Dân số tăng lên thì nhu cầu cơ bản cho đời sống lấy từ môi trường những tài nguyên thiên nhiên tăng khi đó con người thường khai thác một cách bừa bãi.

28

tăng do quá trình sản xuất và tiêu dùng của dân số.

Câu hỏi ôn tập và bài tập : 1. Trình bày những tiêu chí dân số cơ bản ?

2. Trình bày xu hướng biến đổi của dân số thế giới và Việt Nam?

3 . Lấy ví dụ thực tế để chứng minh mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển ? Tìm số liệu thống kê về các vấn đề dân số việt nam từ năm 1989 tới nay Quy mô dân số

Cơ cấu giới tính dân số và trẻ em Tỷ suất sinh thô

Tỷ suất chế thô Tỷ lệ gia tăng dân số

Phân bố dân số theo lãnh thổ

Phân bố dân số khu vực thành thị - nông thôn Phân bố dân số theo ngành, lĩnh vực

Tỷ lệ dân số biết chữ

Tỷ lệ dân số có trình độ chuyên môn Chiều cao trung bình của dân số GDP bình quân đầu người

Mật độ dân số khu vực nông thôn và thành thị Tuổi thọ trung bình của dân số

29

Chương 3

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘI 3.1. Khái niệm và các yêu cầu phát triển nguồn nhân lực xã hội

3.1.1. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực xã hội

"Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và các biện pháp để hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng các đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định" [GS. TS. Bùi Văn Nhơn (2011), Giáo trình Quản lý nguồn nhân lực xã hội, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, trang 86].

3.1.2. Các yêu cầu đối với phát triển nguồn nhân lực xã hội

3.1.2.1. Yêu cầu về mặt thể lực

Các yêu cầu phát triển thể lực

- Có các thông số nhân chủng học đáp ứng được các hệ thống thiết bị công nghệ được sản xuất phổ biến và trao đổi trên thị trường khu vực và trên thế giới.

+ Nên lựa chọn các yếu tố di truyền trội về chiều cao cân nặng, đặc biệt là trí tuệ, có các ngân hàng lưu giữ các nguồn gien quý cho các thế hệ sau.

+Chăm lo dinh dưỡng cho nguồn nhân lực.

+ Khuyến khích người lao động rèn luyện thể thao.

- Người lao động phải có sức chịu đựng dẻo dai đáp ứng được quá trình làm việc liên tục, kéo dài trong điều kiện làm việc công nghiệp hóa, tự động hóa và ứng dụng tốt khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại.

- Luôn có sự tỉnh táo, sảng khoái tinh thần trong quá trình thực hiện công việc nhằm tăng năng suất lao động, tăng cường sự sáng tạo và hạn chế tai nạn lao động trong quá trình làm việc.

3.1.2.2. Yêu cầu về mặt trí lực

Nhân tố trí lực của nguồn nhân lực thường được xem xét đánh giá trên hai giác độ: Trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động thực hành của người lao động.

a. Trình độ văn hóa của người lao động:

Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá trình độ văn hóa

Các yêu cầu phát triển trình độ văn hóa

- Duy trì tỷ lệ biết chữ tránh tình trạng tái mù chữ đặc biệt với người dân tộc miền núi.

- Nâng cao tỷ lệ biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên.

- Tăng số năm đi học trung bình của của dân số tính tử 25 tuổi trở lên.

30

Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá trình độ chuyên môn:

Ví dụ: Bạn nào có thể cho tôi biết theo quy đinh hiện nay lao động kỹ thuật ở nước ta có bao nhiêu bậc?

Các yêu cầu phát triển trình độ chuyên môn:

Thứ nhất: Đào tạo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao đảm nhận các chức năng quản lý quan trọng.

+ Đào tạo được các nhà khoa học đầu ngành trong các lĩnh vực.

+ Đào tạo các kỹ sư nắm bắt và điều khiền công nghệ hiện đại trong các ngành mũi nhọn của nền kinh tế.

+ Đào tạo ra các nhà quản lý kinh doanh có năng lực quản lý tốt có khả năng quản lý các tập đoàn, tổng công ty lớn.

Thứ hai: Đào tạo đông đảo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có chất lượng cao.

Thứ ba: Đào tạo đội ngũ giáo viên có chất lượng . Đây là một yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực.

3.1.2.3. Yêu cầu về phẩm chất tâm lý - xã hội

Các yêu cầu phát triển phẩm chất tâm lý - xã hội:

- Có phẩm chất đạo đức trong quá trình làm việc đặc biệt đối với người lao động quản lý hay giữ chức vụ quan trọng.

- Chính xác về thời gian có tác phong làm việc chuyên nghiệp. - Tôn trọng kỷ luật, tôn trọng những điều kiện trong thỏa thuận - Phải có niềm đam mê và yêu thích nghề nghiệp mình đang làm. - Năng động sáng tạo trong quá trình thực hiện công việc.

- Có khả năng thích ứng cao với sự thay đổi công việc, môi trường.

3.2. Các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực xã hội nguồn nhân lực xã hội

3.2.1. Tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng nguồn nhân lực xã hội

3.2.1.1. Dân số tác động đến quy mô nguồn nhân lực.

3.2.1.1.1. Tác động của tăng, giảm dân số tự nhiên quy mô nguồn nhân lực

Dân số của một quốc gia có mối liên hệ rất chặt chẽ với quy mô nguồn nhân lực, là cái gốc sản sinh, là cái gốc sản sinh ra nguồn nhân lực. Quy mô của dân số phụ thuộc vào tỷ suất tăng tự nhiên của dân số và do đó quy mô nguồn nhân lực cũng phụ thuộc vào tỷ suất tăng dân số tự nhiên.

31 Rptn(%) = 𝑃𝑠− 𝑃𝑐ℎ

𝑃̅ x 100 Trong đó:

Rptn: Tỷ xuất tăng dân số tự nhiên. Ps: Số người sinh ra trong năm. Pch: Số người chết trong năm. P

̅: Dân số trung bình. 𝑃̅ = 𝑃1+𝑃2

2

Trong đó:

P1: Dân số đầu kỳ (đầu năm). P2: Dân số cuối kỳ (cuối năm).

- Sự vận động của dân số, tái sản xuất dân số là cơ sở tự nhiên hình thành nguồn nhân lực và mối quan hệ giữa tốc độ tăng dân số và tốc độ tăng nguồn nhân lực là quan hệ thuận.

- Tỷ suất sinh của một năm sẽ tác động tới quy mô nguồn nhân lực sau 15, 16 năm tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia.

- Tỷ suất sinh tác động vào cơ cấu quy mô nguồn nhân lực: + Nhóm các nước phát triển.

+ Một số nước công nghiệp mới. + nhóm các nước đang phát triển.

3.2.1.1.2. Tác động của tăng giảm dân số cơ học đối với quy mô nguồn nhân lực

Quá trình di chuyển, nhập cư của dân số dẫn đến giảm quy mô nguồn nhân lực đầu đi và tăng quy mô nguồn nhân lực đầu đến.

Quá trình này có tính quy luật đối với tất cả các quốc gia bao gồm: + Di chuyển nông thôn – thành thị.

+ Di chuyển dân số, lao động đến các khu công nghiệp.

+ Di dân từ khu vực nông thôn với nhau (di dân có tổ chức và di dân tự do).

3.2.1.2. Hợp tác quốc tế về lao động tác động đến quy mô nguồn nhân lực

Xã hội phát triển thì quá trình hợp tác quốc tế về lao động của các nước diễn ra một cách phổ biến và tác động đến quy mô nguồn nhân lực tại các quốc gia đó thông qua:

- Di cư ra nước ngoài. - Xuất khẩu lao động. - Nhập khẩu lao động.

3.2.1.2.1. Mức độ phát triển của giáo dục – đào tạo tác động đến quy mô nguồn nhân lực

32

Mức độ phát triển của giáo dục đào tạo tác động đến quy mô nguồn nhân lực thể hiện ở các góc độ chính sau:

- Giáo dục đào tạo tác động đến số năm đi học của người lao động. - Giáo dục đào tạo tác động tới mức sinh.

- Giáo dục đào tạo tác động tới mức chết.

3.2.1.2.2. Môi trường xã hội tác động tới quy mô nguồn nhân lực

- An ninh xã hội.

- Bình đẳng xã hội (bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội và bình đẳng giới…)

- Vấn đề lương thực thực phẩm. - môi trường sống….

3.2.2. Tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực xã hội. lực xã hội.

Chất lượng nguồn nhân lực là một chỉ tiêu tổng hợp về con người, chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Có thể đưa ra những yếu tố tổng hợp sau đây:

- Sự phát triển kinh tế - xã hội tác động đến chất lượng nguồn nhân lực. + Trình độ của nền kinh tế tác động đến chất lượng nguồn nhân lực. + Tăng trưởng đầu tư tác động tới chất lượng nguồn nhân lực.

+ Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến chất lượng nguồn nhân lực. + Tác động của phát triển ngành công nghệ thông tin đối với chất lượng nguồn nhân lực.

+ Tác động của tăng trưởng kinh tế đối với khả năng nâng cao đầu tư của chính phủ cho giáo dục, đào tạo.

+ Tác động của các yếu tố văn hóa – xã hội đến chất lượng nguồn nhân lực. - Tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe tác động đến chất lượng nguồn nhân lực.

+ Yếu tố dinh dưỡng và chất lượng nguồn nhân lực. + Chăm sóc y tế và chất lượng nguồn nhân lực.

- Phát triển của giáo dục, đào tạo tác động tới chất lượng nguồn nhân lực. + Mức độ phát triển của giáo dục đào tạo càng cao thì quy mô nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn càng được mở rộng.

+ Tác động của đầu tư giáo dục, đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực. Năm 1995 các chuyên gia ngân hàng thế giới (World Bank – WB) đưa ra lý thuyết " Tỷ suất lợi nhuận của giáo dục" để đánh giá những lợi ích và hiệu quả của giáo dục đối với sự phát triển của các quốc gia.

33 L = L1+L2 C+X Tổng số năm làm việc x 100 Trong đó:

L: Tỷ suất lợi nhuận từ giáo dục/ năm.

L1: Lợi nhuận thu được của người học trong quá trình làm việc (tất cả các năm làm việc).

L2: Lợi nhuận xã hội thu được qua giáo dục của cả quá trình làm việc (tất cả các năm làm việc) của người lao động.

C: Tổng chi phí người học phải trả, C = C1 + C2, C1 là chi phí trực tiếp (bao gồm chi phí và các chi phí khác liên quan), C2 là chi phí gián tiếp (là chi phí cơ hôi và mất cơ hội việc làm trong thời gian học).

X: Chi phí xã hội bao cấp trả cho người học.

(công thức chỉ tính cho một chương trình đào tạo mà người lao động tham gia)

Chi phí cá nhân: Chi phí gia đình phải bỏ ra cho việc học tập để có được trình độ giáo dục.

Chi phí xã hội: Chi phí cho xây dựng trường, chi phí đào tạo, quản lý đào tạo…

Lợi ích cá nhân: Lợi ích cá nhân nhận được sau đào tạo (kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, thái độ…)

Lợi ích xã hội của giáo dục: Là toàn bộ lợi ích mà xã hội thu được thông qua

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn tập QUẢN lý NGUỒN NHÂN lực xã hội (Trang 25)