Việc làm và thất nghiệp

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn tập QUẢN lý NGUỒN NHÂN lực xã hội (Trang 43 - 44)

- Y tế là công cụ phát triển tâm lực của nguồn nhân lực

5.2. Việc làm và thất nghiệp

5.2.1. Khái niệm việc làm

Theo bộ luật lao động nước ta khái niệm việc làm được xác định là: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm (Điều 13 Bộ Luật Lao động). Theo khái niệm này thì một việc làm phải hội đủ ba yếu tố:

- Là hoạt động lao động của con người. - Hoạt động tạo ra thu nhập.

- Không bị pháp luật ngăn cấm.

5.2.2. Phân loại việc làm

Khái niệm việc làm nêu tương đối rõ nhưng việc thống kê tính toán cụ thể số người có việc làm được chia làm hai loại:

44 * Làm việc đầy đủ thời gian quy đinh.

* Thu nhập có mức thu nhập từ tối thiểu trở lên. * Không có nhu cầu làm thêm.

+ Người thiếu việc làm.

* Có thu nhập dưới mức tối thiểu.

* Thời gian làm việc dưới mức quy định;

5.2.3. Khái niệm thất nghiệp

Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể có được việc làm ở mức tiền công hiện hành.

5.2.4. Phân loại thất nghiệp

Sự phát triển thị trường lao động ở nhiều nước đã chỉ ra các dạng thất nghiệp khác nhau:

- Thất nghiệp tự nguyện: Là tình trạng thất nghiệp của người lao động do không tích cực tìm kiếm việc làm ở mức thu nhập hiện hành.

- Thất nghiệp dài hạn: Là tình trạng thất nghiệp có thời gian kéo dài từ 1 năm trở lên.

- Thất nghiệp chu kỳ: Là tình trạng thất nghiệp xảy ra trong giai đoạn trì trệ của chu kỳ sản xuất kinh doanh.

- Thất nghiệp cơ cấu: Là tình trạng xảy ra do mất đồng bộ giữa cơ cấu lao động và cơ hội việc làm do sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng và công nghệ.

- Thất nghiệp thời vụ: Là tình trạng thất nghiệp xảy ra khi xuất hiện mức độ kinh tế thấp ở một số ngành nghề kinh tế trong một số khoảng thời gian trong năm.

5.2.5. Người thất nghiệp

Các khái niệm nêu trên là cơ sở để xác định người thất nghiệp. Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng chưa có việc làm, có nhu cầu tìm việc làm và đăng ký tìm việc làm.

Đối với nước ta:

- Thị trường lao động chưa phát triển.

- Chính sách hỗi trợ thất nghiệp chưa đồng bộ. - Người thất nghiệp tự tìm việc làm.

Vì vậy trong điều kiện nước ta, phải tổ chức điều tra, thống kê số người thất nghiệp thực tế, không kể trường hợp không đăng ký tìm việc.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ôn tập QUẢN lý NGUỒN NHÂN lực xã hội (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)