- Y tế là công cụ phát triển tâm lực của nguồn nhân lực
3.4. Các hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực xã hội
3.4.1. Đào tạo nghề
Đây là hình thức phát triển nguồn nhân lực chủ yếu của xã hội. Vì lao động xã hội hoạt động trong các nghề các cơ sở sản xuất, dịch vụ chiếm phần đông lao
34
động xã hội (70 đến 80%). Các hình thức đào tạo và đào tạo lại nghề rất phong phú và đa dạng sau đây là các hình thức đào tạo chủ yếu ở nước ta.
3.3.1.1. Các trường, các trung tâm dạy nghề do nhà nước thành lập.
Trước kia các trường dạy nghề do nhà nước thành lập và quản lý (trực tiếp do Bộ Lao động thương binh xã hội quản lý và các trường dạy nghề do các bộ ngành trung ương trực tiếp đầu tư quản lý).
Ưu điểm:
+ Công nhân được đào tạo có trình độ lý thuyết và tay nghề cao.
+ Nhà trường có điều kiện nắm bắt nhanh đòi hỏi của nghề mới, đi liền với công nghệ mới.
+ Học viên ra trường có thế mạnh trong xuất khẩu lao động vì có trình độ cao trong quá trình học tập.
Nhược điểm:
+ Kinh phí đào tạo cao chủ yếu do nhà nước cấp vậy khó đáp ứng được một số lượng lớn công nhân kỹ thuật theo học.
+ Không đáp ứng được nhu cầu của các nghề trong xã hội.
Để khắc phục kinh phí và đảm bảo chất lượng trong đào tạo các trường đã thực hiện xã hội hóa giáo dục.
3.3.1.2. Trung tâm dạy nghề.
Hiện nay bên cạnh các trường dạy nghề do nhà nước lập ra đã xuất hiện những trường dạy nghề tư nhân (gọi là các trung tâm) loại hình này ngày càng được mở rộng. Hiện nay loại hình thức này phát triển khá nhanh đặc biệt từ khi chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ưu điểm:
+ Đáp ứng nhu cầu cao về số lượng và tính đa dạng của ngành nghề cho sự phát triển kinh tế nhiều thành phần.
+ Tạo cơ hội có việc làm cho nhiều thành niên bước vào độ tuổi lao động.
Nhược điểm:
+ Do điều kiện về vật chất và kỹ thuật cho đào tạo nghề còn nhiều yếu kém. + Chưa có đội ngũ nhà huấn luyện có trình độ chuyên môn tay nghề cao. + Nhiều trung tâm trong quá trình hoạt động chạy theo lợi nhuận chưa chú trọng đến chất lượng giảng dạy, trong khi đó nhà nước còn có sự quản lý lỏng lẻo đối với các trung tâm này.
3.3.1.3. Các trường lớp dạy nghề bên cạnh các doanh nghiệp
Tại các doanh nghiệp lớn thường tổ chức các trường, lớp dạy nghề tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu trực tiếp của người lao động cho doanh nghiệp và bổ túc
35
nghề cho công nhân nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Ưu điểm:
+ Đáp ứng nhanh chóng nhu cầu về số lượng và chủng loại nghề của công nhân cho doanh nghiệp.
+ Người học lý thuyết đi đôi với thực hành. + Tránh được sự đào tạo không phù hợp.
Nhược điểm:
+ Chất lượng công nhân được đào tạo có trình độ lý thuyết và tay nghề không cao, hiệu quả đào tạo thấp vì quy mô đào tạo thường nhỏ.
+ Chi phí đào tạo lớn.
Khắc phục: các doanh nghiệp có đặc điểm công nghệ đặc thù giống nhau thường liên kết và mở các lớp chung.
3.3.1.4. Các trường, lớp dạy nghề thuộc các trung tâm giới thiệu việc làm
Một trong những biện pháp phát triển thị trường lao động ở nước ta nhà nước khuyến khích hình thành các trung tâm giới thiều việc làm.
Ưu điểm:
+ Nắm sát nhu cầu thực tế của người lao động. + Là cầu nối người lao động với doanh nghiệp. + Thống kê nhân lực chính xác hơn.
Nhược điểm:
+ Giới thiệu nhiều công việc đơn giản, không có sự phong phú đa dạng trong công việc.
+ Chưa phổ biến.
3.3.1.5. Dạy nghề theo hình thức kèm cặp
Bước 1: người dạy thực hiện trước vừa thực hiện vừa nói về tính năng tác dụng phương pháp, cách thức thực hiện.
Bước 2: Yêu cầu người học thực hiện lại dưới sự giám sát của người dạy.
Bước 3: Người dạy chỉ ra những cái đúng và sai trong thao tác của người học, thao tác đúng thì phát huy, thao tác sai thì chỉ cách chỉnh sửa.
Bước 4: Người dạy thực hành lại điểm sai và chưa đúng của người học.
Bước 5: yêu cầu người học thực hành lại theo các động tác đúng cho tới khi thuần thục.
Ưu điểm:
+ Đào tạo mang tính thực tế. + Thời gian đào tạo ngắn.
36
Nhược điểm:
+ Người học không nắm được lý thuyết họ chỉ nắm được một khâu, một đoạn của quá trình thực hiện công việc mà không biết được tất cả quá trình.
+ Hình thức đào tạo này chỉ áp dụng đối với những công việc đơn giản.
3.4.2. Đào tạo trung học chuyên nghiệp
Năm Công lập Ngoài công lập Tổng số học sinh
199-2000 245 182.994 2000- 2001 253 254.535 2001- 2002 241 11 271,175 2002- 2003 238 30 309,807 2006- 2007 205 64 515,670 2007- 2008 203 72 614,516 2008- 2009 200 73 625,770 2009- 2010 207 75 685,163 2010- 2011 199 91 686,184 2011- 2012 198 97 623,050 2012- 2013 196 98 555,684
Hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp đào tạo ra lực lượng lao động đảm nhận các công việc thực hành về khoa học, kỹ thuật và các nghiệp vụ.
Đây là hệ thống đòa tạo ra các lực lượng lao động đảm nhận các công việc thực hành về khoa học, kỹ thuật và nghiệp vụ, cầu nối giữa lực lượng công nhân kỹ thuật (trực tiếp sản xuất) và lực lượng lao độ ng có trình độ cao hơn với một số đặc điểm sau:
+ Số lượng được đào tạo đông.
+ Làm công việc thừa hành khoa học hoặc nghiệp vụ. + Được đào tạo nghiêng về thực hành.
+ Trình độ đầu vào của các trường từ (9/12) trở lên.
3.4.3. Đào tạo cao đẳng, đại học
Lực lượng lao động có trình độ cao đẳng và đại học thường giữ vai trò thiết kế, tổ chức, hướng dẫn và điều hành mọi hoạt động của đời sống xã hội. Đào tạo cao đẳng và đại học có vai trò như sau:
+ Đào tạo đội ngũ người lao động có trình độ chuyên môn trong quản lý. + Phát triển kiến thức mới thông qua nghiên cứu và đào tạo ở trình độ cao. + Đào tạo ở trình độ cao đáp ứng các yêu cầu của xã hội.
37
+ Chuyển giao kiến thức và công nghệ mới phục vụ trong đào tạo và phát triển xã hội.
+ Tạo cơ sở cho các diễn đàn và các cuộc thảo luận rộng dãi những vẫn đề mới có thực tiễn phát triển đất nước.
+ Tạo ra thay đổi về chất trong đời sống xã hội (tầng lớp tri thức của xã hội). + Thời gian đào tạo thường từ (3 - 6 năm) người được đào tạo có khả năng hướng dẫn, tổ chức các hoạt động thực tiễn.
3.4.4. Đào tạo sau đại học
Các cơ sở đào tạo sau đại học tạo ra những nhà khoa học có học vị khoa học cao nhất trong xã hội, đội quân kế cận của các nhà khoa học đầu ngành trong tương lai. Do nhu cầu phát triển của xã hội vì vậy đòi hỏi:
+ Đông đảo đội ngũ các nhà khoa học có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ. + Am hiểu cao về lý luận và phương pháp luận nghiên cứu khoa học.
+ Có nhiều các đề tài nghiên cứu mang tính thực tiễn cao trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là phát triển khoa học công nghệ.
+ Đưa ra các chính sách quản lý hiệu quả và có tính thực tiễn cao.
+ Đào tạo sau đại học ở nước ta từ thập niên 70 của thế kỷ 20 trở về trước lực lượng lao động này chủ yếu được đào tạo ở nước ngoài thông qua viện trợ và hợp tác (các nước Liên Xô cũ).
+ Từ thập niên 80 trở lại đây ngoài người lao động được cử đi học ở nước ngoài còn có phần đông được đào tạo trong nước, đây là một bước tiến quan trọng trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực nước ta.
3.4.5. Những hình thức đào tạo và phát triển nhân lực xã hội khác
- Tự học
- đào tạo từ xa…
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Trình bày khái niệm Phát triển nguồn nhân lực xã hội ?
Câu 2: trình bày các tiêu chí, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực xã hội ? Câu 3: nêu các hình thức phat triển nguồn nhân lực xã hội nước ta hiện nay?
38
Chương 4
PHÂN BỐ NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘI 4.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc phân bố nguồn nhân lực xã hội
4.1.1. Khái niệm phân bố nguồn nhân lực xã hội
Là sự phân chia bố trí sắp xếp nguồn nhân lực theo một cơ cấu về số lượng về chất lượng giữa các ngành kinh tế. Các khu vực lãnh thổ phù hợp với xu thế vận động của quy luật phân công lao động xã hội.
4.1.2. Ý nghĩa của việc phân bố nguồn nhân lực xã hội
Để phân bố và phân bố lại dân cư và nguồn nhân lực một cách hợp lý, thúc đẩy sự biến động tiến bộ của các cơ cấu lao động xã hội cần nẵm vững những xu hướng có tính quy luật của phân công lao động xã hội.
+ Chuyển dịch lao động hoạt động trong ngành,lĩnh vực kinh tế + Tỷ trọng dân cư và lao động thành thị tăng lên
+ Tỷ trọng lao động được đào tạo kỹ thuật và chuyên môn cao ngày càng tăng trong nguồn nhân lực xã hội.
- Trong xã hội nông nghiệp việc sản xuất phụ thuộc nhiều và thiên nhiên, nguồn nhân lực chưa được coi trọng, lao động có trình độ chuyên môn chiếm tỷ trọng rất thấp và không được coi trọng phát triển.
- Trong xã hội công nghiệp khi vai trò nguồn nhân lực có vai trò quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia thì tỷ trọng lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật ngày càng tăng trong nguồn nhân lực xã hội.
Vậy ý nghĩa của việc phân bổ hợp lý dân cư và nguồn nhân lực xã hội là: + Là sự phân bổ hợp lý nguồn nhân lực xã hội giữa các ngành kinh tế sẽ đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực giữa các ngành kinh tế với nhau. Đảm bảo sự phát triển hài hòa tránh sự chênh lệch trong cơ cấu nguồn nhân lực và tỷ trọng kinh tế làm ra.
+ Hiện nay ở nước ta dân cư chủ yếu tập trung trong khu vực nông nghiệp và nguồn nhân lực tập trung chủ yếu trong khu vực nông nghiệp với giá trị sản phẩm thấp và hệ số sử dụng thời gian thấp.
+ Việc phân bổ hợp lý nguồn nhân lực xã hội sẽ tạo ra sự hài hòa về dân cư và lực lượng lao động giữa các vùng miền đảm bảo sự phát triển bền vững tránh sự chênh lệch giàu nghèo.
+ Sự phân bổ hợp lý nguồn nhân lực sẽ giúp khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và các tiềm năng phát triển của các vùng miền tránh được tình trạng lãng phí tài nguyên.
39
Việc phân bổ nguồn nhân lực đặc biệt đến những vùng sâu vùng xa biên giới hải đảo xẽ có tác dụng bảo về an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế vùng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào vùng sâu, xa.
4.2. Xu hướng chuyển dịch nguồn nhân lực xã hội
4.2.1. Xu hướng phân bố nguồn nhân lực xã hội trong các ngành kinh tế.
Trong các ngành kinh tế ở nước ta hiện nay có ba nhóm ngành chính: + Lao động trong khu vực nông nghiệp.
+ Lao động trong khu vực công nghiệp. + Lao động trong khu vực dịch vụ.
- Chưa tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa cơ cấu kinh tế bao gồm hai nghành chính là: nông nghiệp và dịch vụ, trong đó lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao.
- Thời kỳ đầu của quá trình CNH - HĐH, Lao động trong khu vực nông nghiệp ngày càng giảm đi về số lượng tuyệt đối và tương đối, và ngược lại lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên về số tuyệt đối và số tương đối trong nguồn nhân lực xã hội.
- Khi đã CNH - HĐH, thì xu hướng này có sự biến động, không chỉ lao động trong khu vực nông nghiệp mà ngay cả lao động trong khu vực công nghiệp cũng giảm tuyệt đối và số tương đối chuyển sang ngành dịch vụ.
- Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, ở một số nước chậm phát triển do áp dụng công nghệ và khoa học hiện đại vào sản xuất nên tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ có thể tăng nhanh chiếm tỷ trọng cao hơn trong ngành công nghiệp.
Sơ đồ hóa sự thay đổi cơ cấu lao động trong các thời kỳ.
1 Lao động nông nghiệp Lao động dịch vụ Lao động dịch vụ 2 Lao động nông nghiệp Lao động khu vực CN Lao động dịch vụ 3 Lao động nông nghiệp Lao động khu vực CN Lao động dịch vụ
4.2.2. Xu hướng chuyển dịch nguồn nhân lực xã hội theo vùng, lãnh thổ
- Thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa lao động dịch chuyển ồ ạt từ khu vực nông thôn ra khu vực thành thị.
- Thời kỳ công nghiệp hóa ở trình độ cao lao động dịch chuyển ngược lại từ thành thị về nông thôn nhưng với số lượng ít chủ.
4.2.3. Xu hướng chuyển dịch nguồn nhân lực xã hội theo trình độ đào tạo
- Thời kỳ dầu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đào tạo tất cả các ngành các lĩnh vực.
40
nhọn như: chế tạo máy, công nghệ thông tin, tự động hóa…
4.3. Một số chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động động
4.3.1. Quan điểm của Đảng về xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động lao động
"Cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan chặt chẽ với nhau về mặt chất theo không gian và thời gian của các lĩnh vực và ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân".
- Cơ cấu lao động là một bộ phận trong tổng thể kinh tế quốc dân, là mối quan hệ tỷ lệ về mặt số lượng giữa các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân và các mối quan hệ chất lượng của các lực lượng lao động.
- Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế quốc dân là quan hệ tỷ lệ về số lượng nhân lực hoạt động trong các nghành kinh tế quốc dân.
- Cơ cấu kinh tế theo ba khu vực kinh tế cơ bản: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. loại cơ cấu nguồn nhân lực này hiện nay được dùng phổ biến để so sánh cơ cấu lao động giữa các nước.
- Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn, được đánh giá thông qua chất lượng nguồn nhân lực của một quốc gia và so sánh chất lượng nguồn nhân lực giữa các nước.
- Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi và theo giới tính.
- Phân bổ dân cư, lao động theo lãnh thổ là quá trình dịch chuyển từ nơi cư trú và nơi làm việc theo không gian và thời gian thông qua di dân, hình thành lên cơ cấu dân số, lao động ngày càng hợp lý theo các vùng lãnh thổ của một quốc gia.
- Di dân là sự di chuyển của dân cư theo không gian từ nơi này đến nơi khác. Tuy nhiên, di dân gắn theo nghĩa tạo lên sự phân bổ dân cư theo theo lãnh thổ được hiểu gắn liền với sự thay đổi nơi cư trú và theo đó là nơi làm việc của người di dân
4.3.2. Một số chính sách của Nhà nước thúc đẩy xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động kinh tế và cơ cấu lao động
- Tạo lực hút lớn với các vùng có ý định di dân và lao động
- Giảm bớt lực đẩy ở một số khu vực khó khăn nhằm hạn chế xuất cư
- Có chế độ chính sách và tiền lương và thu nhập thỏa đáng đối với vùng khó