Xây dựng môi trường văn hóa xã hội tiến bộ làm cơ sở cho nội dung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của kinh tế thị trường đến giáo dục gia đình ở thái nguyên hiện nay (Trang 97 - 115)

8. Kết cấu của luận văn

2.2 Giải pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của

2.2.3. Xây dựng môi trường văn hóa xã hội tiến bộ làm cơ sở cho nội dung

dung giáo dục gia đình trong điều kiện kinh tế thị trường

Xây dựng môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh, kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện thoái hóa, biến chất về đạo đức, những tệ nạn xã hội, tham nhũng, lãng phí và lối sống thực dụng, tôn thờ đồng tiền trong nền KTTT giữ một vị trí quan trọng, là cơ sở của quá trình giáo dục đạo đức cho lớp trẻ trong mỗi gia đình ở Thái Nguyên hiện nay. Nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH với nền KTTT định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra những thời cơ, thuận lợi và không ít những khó khăn, thách thức mới. Một trong nhiều khó khăn, thách thức đặt ra đối với đất nước nói chung, tỉnh Thái Nguyên hiện nay nói riêng là sự suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận gia đình trong quá trình làm kinh tế. Trước những tác động mạnh mẽ từ mặt trái của nền KTTT và quá trình hội nhập quốc tế vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội thì mỗi gia đình, cụ thể là các bậc phụ huynh những người tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh tế, thanh thiếu niên bộ phận đang mới dần hình thành nhân cách luôn là những lực lượng phải chịu tác động, ảnh hưởng nhiều nhất. Một mặt KTTT tạo ra nhiều cơ hội việc làm giúp các bậc phụ huynh phát triển bản thân, phát triển kinh tế gia đình, đáp ứng đầy đủ hơn những nhu cầu vật chất và tinh thần. Nhưng nền KTTT cũng khiến một bộ phận người tham gia vào guồng máy kinh tế ấy suy giảm về đạo đức nghiêm trọng như: quá đề cao yếu tố vật chất, xem nhẹ yếu tố đạo đức, mắc phải các tệ nạn xã hội, phạm tội, nạn ngoại tình, bạo lực gia đình, thất nghiệp, không quan tâm giáo dục con cái… đang ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giáo dục nhân cách, gây ra những tổn thương tâm lý ở trẻ trong quá trình phát triển. Qúa đề cao yếu tố vật chất xem

nhẹ yếu tố đạo đức trong quá trình phát triển của trẻ, khiến các bậc phụ huynh đầu tư vào giáo dục tri thức cho trẻ nhiều hơn giáo dục các chuẩn mực đạo đức làm sói mòn, biến dạng nhiều chuẩn mực đạo đức. Tình trạng này gây ra sự thiếu nhận thức và hành động sai lệch các chuẩn mực đạo đức của trẻ trong quá trình phát triển nhân cách. Thêm vào đó sự suy giảm đạo đức của các bậc phụ huynh khi tham gia quá trình làm kinh tế đã trở thành tấm gương xấu để lại những tổn thương ở trẻ. Nhận thức về các chuẩn mực đạo đức sai lầm của các bậc phụ huynh trong quá trình giáo dục con cái đã làm trẻ tiếp thu những giá trị đạo đức sai lầm gây ra tình trạng lệch chuẩn đạo đức. Tình trạng trên dẫn tới hệ quả số trẻ em phạm tội, mắc các tệ nạn xã hội, tự kỉ, trầm cảm, tự tử ngày càng gia tăng tại Thái Nguyên đang trở thành nỗi lo của mỗi gia đình, xã hội. Do vậy cần phải xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, kiên quyết chống lại những biểu hiện thoái hóa biến chất, suy thoái đạo đức trong quá trình làm kinh tế của các bậc phụ huynh, góp phần nâng cao văn hóa đạo đức cho mỗi cá nhân trong giai đoạn KTTT ở Thái Nguyên hiện nay.

Các bậc phụ huynh hiện nay không thể quản lý con cái bằng mệnh lệnh “nghe dạ, bảo vâng” như trước và cũng không thể “cấm vận” con cái đi học, đi làm hay giao lưu, gặp gỡ bạn bè…. Trong khi đó, bên ngoài xã hội, các điểm vui chơi lành mạnh thì ít nhưng những tụ điểm vui chơi chứa đựng các tệ nạn xã hội thì ngày càng xuất hiện nhiều ở Thái Nguyên trở thành môi trường thuận lợi khiến một bộ phận trẻ sa ngã hiện nay. Đặc biệt, trong giai đoạn phát triển nhanh của nền KTTT khiến một bộ phận gia đình không có nhiều thời gian quan tâm giáo dục con cái đã đẩy trẻ đến con đường tội lỗi, mắc các tệ nạn xã hội nhanh hơn do thiếu hiểu biết, sự giáo dục từ gia đình, bị lôi kéo từ bên ngoài. Thêm vào đó, mỗi gia đình hiện nay ở Thái Nguyên đầu tư cho quá trình học tập tri thức của trẻ, nhưng chưa thực sự quan tâm đúng mức đến chăm lo xây dựng môi trường văn hóa xã hội, gia đình, nơi vui chơi giải trí và học tập của trẻ lành mạnh tiến bộ tạo điều kiện bồi dưỡng nhân

cách cho trẻ. Hiện nay ở Thái Nguyên nhiều nhà máy, khu công nghiệp, nhà chung cư cao tầng được đầu tư xây dựng, nhưng những khu vui chơi, giải trí công cộng lành mạnh cho trẻ lại chưa được mỗi cấp chính quyền, tổ chức xã hội, gia đình, người dân quan tâm. Hiện nay ở một số phường xã tại các huyện trong tỉnh Thái Nguyên hoạt động của các tổ chức đoàn còn kém hiệu quả, không thu hút, lôi kéo được trẻ tham gia nên không góp phần tích cực trong quá trình phối kết hợp với mỗi gia đình trong quá trình giáo dục đạo đức, khẳ năng hoạt động nhóm, kỹ năng lao động, giao tiếp ở trẻ. Chưa có môi trường văn hóa học tập vui chơi lành mạnh trong gia đình và bên ngoài xã hội đã tác động làm trẻ phát triển lệch lạc, méo mó về nhân cách như: dao động về mục tiêu lý tưởng; thờ ơ với chính trị, thời cuộc, vận mệnh quốc gia, dân tộc; sống dựa dẫm, ỷ lại, buông thả, sống vội, sống gấp, sống thử diễn ra tương đối phổ biến; trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội còn thấp… trở thành vấn đề khó kiểm soát.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: “Bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội” [36, tr11]. Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của hoàn cảnh, giữa con người và hoàn cảnh có mối quan hệ biện chứng với nhau. Môi trường văn hóa với tư cách là một môi trường gia đình, xã hội có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống con người, làm cho văn hoá thực sự trở thành nhân tố tích cực thúc đẩy con người hoàn thiện nhân cách, kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc là nhiệm vụ quan trọng hiện nay trong giáo dục gia đình. Đặc biệt trong giai đoạn đất nước đang thực hiện nền KTTT với những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến đạo đức xã hội, gia đình, mỗi người dân. Vấn đề xây dựng, nâng cao môi trường văn hóa tiến bộ, lành mạnh làm cơ sở cho xây dựng đạo đức của mỗi gia đình, cá nhân trong việc lựa chọn và giáo dục chuẩn mực đạo đức cho trẻ càng cho

thấy tầm quan trọng rất lớn. Xuất phát từ những vấn đề trên, để xây dựng được môi trường văn hoá lành mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi tổ chức xã hội, gia đình, các bậc phụ huynh trong quá trình giáo dục cho trẻ phát triển toàn diện cần quán triệt sâu sắc tinh thần Đại hội lần thứ XI của Đảng, trong thời gian tới phải “củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng.... Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống có văn hóa… ngăn chặn và đẩy lùi các hủ tục, bạo lực, gây rối trật tự công cộng, mại dâm, ma túy, cờ bạc… góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hoá, con người Việt Nam, nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ”. Để làm được điều đó các cấp chính quyền, mỗi hộ gia đình, cá nhân ở Thái Nguyên cần thực hiện tốt những nội dung:

Thứ nhất: nâng cao hiểu biết cho mọi người trong toàn xã hội về vai trò của môi trường văn hoá lành mạnh đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là các bậc phụ huynh trong quá trình giáo dục con cái. Thêm vào đó xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh còn góp phần giảm thiểu các tác động tiêu cực từ nền KTTT đến các giá trị đạo đức hiện nay ở Thái Nguyên góp phần định hướng giáo dục các chuẩn mực đạo đức đúng trong quá trình giáo dục trẻ. Trách nhiệm này thuộc về mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức chính trị xã hội, mọi gia đình nên cần có sự phối kết hợp với nhau để xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở Thái Nguyên làm cơ sở cho giáo dục nhân cách trẻ. Để xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh cho trẻ trước tiên cần nâng cao hiểu biết sâu sắc, toàn diện về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của môi trường văn hoá lành mạnh đối với sự phát triển toàn diện của trẻ cho mỗi cấp chính quyền, tổ chức xã hội, tổ chức giáo dục, gia đình, các bậc phụ huynh ở Thái Nguyên. Đó là cơ sở để hình thành hệ thống nhu cầu, động cơ, thái độ, trách nhiệm của mỗi người, mỗi tổ chức đối với nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh. Đồng thời, đây cũng là quá trình làm cho mọi người biết trân trọng, lựa chọn những giá trị văn hoá, chuẩn mực đạo đức để giáo dục góp phần phát triển nhân cách của trẻ hoàn thiện hơn.

Thứ hai: phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức chính trị-xã hội mà tổ chức đoàn ở mỗi địa phương là lực lượng nòng cốt trong xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh cho trẻ. Nhu cầu phát triển toàn diện của trẻ hiện nay là hết sức chính đáng, cần thiết. Vì vậy, cần tạo môi trường thuận lợi không chỉ trong gia đình mà còn ở ngoài xã hội, để lớp trẻ có thể phát huy hết tài năng và trí tuệ của mình. Đây là trách nhiệm của các cấp uỷ, chính quyền, cũng như mọi tổ chức chính trị xã hội, trong đó tổ chức đoàn là lực lượng nòng cốt. Tổ chức đoàn các cấp cần phát huy vai trò và chức năng của của mình thông qua những phong trào cụ thể như: phong trào thanh niên tình nguyện, mùa hè xanh, tiếp sức mùa thi, hiến máu tình nguyện, thanh niên xây dựng lối sống công nghiệp, thanh niên làm chủ khoa học - kỹ thuật, thanh niên làm chủ cơ chế thị trường định hướng XHCN, thanh niên xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, thanh niên xây dựng phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, thanh niên bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá…Tất cả những hoạt động trên để góp phần tạo ra những sân chơi bổ ích và một môi trường văn hoá, nhân văn để thanh thiếu niên có thể tiếp thu các giá trị đạo đức văn hóa, tiến hành lao động thực tế của mình. Quá trình đưa những nội dung văn hoá đến với thanh thiếu niên và thanh thiếu niên tham gia xây dựng môi trường văn hoá mới thực chất là một quá trình đưa cái Chân, Thiện, Mỹ vào đời sống của tuổi trẻ, đồng thời, đó cũng là quá trình gạt bỏ những cái cũ, lỗi thời, lạc hậu để xây dựng cái mới, tiến bộ và tốt đẹp hơn. Phát huy hoạt động của các tổ chức xã hội trong xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh tiến bộ cũng là lá chắn quan trọng ngăn chặn những tác động tiêu cực từ nền KTTT tới giáo dục lớp trẻ hiện nay.

Thứ ba: giữ gìn và phát triển hệ thống những giá trị văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh cho thanh thiếu niên. Đồng thời phát huy các giá trị văn hóa tiên tiến cũng góp phần nâng cao chất lượng nội dung giáo dục trong gia đình hiện nay. Trong

tình hình hiện nay, khi nền KTTT phát triển nhanh cùng với quá trình giao lưu, hội nhập diễn ra với tốc độ chóng mặt, chúng ta phải đối mặt với sự xâm lấn của những dòng chảy văn hóa bên ngoài có ảnh hưởng tiêu cực tới những giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức trong giáo dục trẻ. Do vậy việc tiếp tục giữ gìn và phát triển hệ thống những giá trị văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc có ý nghĩa vô cùng to lớn trong quá trình phát triển nội dung. Bên cạnh những mặt tích cực mà văn hóa bên ngoài mang lại đó là sự hiện đại, thời thượng, tiến bộ thì tiềm ẩn phía sau là cả một hệ quả khó lường như lối sống ích kỷ, cơ hội, đua đòi, thực dụng, coi trọng giá trị vật chất xem nhẹ giá trị đạo đức, các tệ nạn xã hội... Chúng ta đang tập trung xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tức là muốn khẳng định sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại. Trong văn hoá truyền thống Việt Nam, tinh thần cởi mở trong học hỏi, tiếp thu, cải biến văn hoá từ bên ngoài là một giá trị đáng quý, khiến văn hoá, dân tộc Việt Nam có sức sống trường tồn, vượt qua nhiều thử thách khắc nghiệt của lịch sử. Chính giá trị này đã và đang là nội dung có sức mạnh to lớn giúp chúng ta học tập, đi tắt, đón đầu các trào lưu tiến bộ của nhân loại trong quá trình CNH-HĐH. Chính những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được đúc kết qua hàng ngàn năm đã nuôi dưỡng con người Việt Nam trưởng thành qua các thế hệ. Những giá trị văn hoá trong nền văn hoá dân tộc ngay từ khi hình thành đã thấm đậm tinh thần nhân văn và kết tinh trong đó những giá trị văn hoá cao đẹp hợp thành điều kiện, tiền đề thuận lợi để tiếp tục phát triển hệ thống những quan hệ văn hoá trong môi trường văn hoá lành mạnh hiện nay. Đó là quan hệ sâu nặng giữa con người với quê hương, đất nước; lối cư xử thấu tình đạt lý trong mọi mối quan hệ; tinh thần đại đoàn kết, tương thân, tương ái; những quan hệ đời thường song luôn in đậm chất nhân văn... Do vậy cần phát huy những giá trị văn hóa truyền thống làm cơ sở cho quá tringh giáo dục trẻ trong nền KTTT có nhiều biến động và ảnh hưởng tiêu cực tới đạo đức của bộ

phận người, đặc biệt là lớp trẻ hiện nay. Các bậc phụ huynh cần giữ gìn và truyền dạy cho trẻ những giá trị văn hóa tiến bộ trong quá trình giáo dục trẻ trong gia đình góp phần hoàn thiện nhân cách ở trẻ.

Thứ tƣ: nâng cao trình độ học vấn, thị hiếu thẩm mỹ, văn hoá ứng xử và nếp sống văn minh cho mỗi gia đình, mỗi cá nhân, đặc biệt là lớp trẻ hiện nay. Điều này cần được thực hiện nghiêm túc và thường xuyên trong gia đình, thể hiện vai trò rất quan trọng của cha mẹ trong quá trình giáo dục các chuẩn mực đạo đức, giá trị văn hóa, kỹ năng lao động cho trẻ. Trong giai đoạn hiện nay, KTTT đang trở thành xu hướng phát triển mạnh mẽ trên thế giới và điều đó tất yếu đòi hỏi phải có những con người được chuẩn bị về tri thức, kỹ năng, đạo đức trong mỗi quốc gia, dân tộc, gia đình. Do vậy trong quá trình xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh làm cơ sở cho quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ trong mỗi gia đình, cần quán triệt sâu sắc và thực hiện đầy đủ quan điểm của Đảng ta về nhiệm vụ của giáo dục đào tạo: "Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”. Chúng ta chỉ có thể xây dựng được môi trường văn hoá lành mạnh một cách khoa học khi phát huy được vai trò sáng tạo của những con người có tri thức khoa học, thị hiếu thẩm mỹ trong sáng. Chính điều đó sẽ góp phần tạo ra những con người có khả năng thẩm thấu và sáng tạo những giá trị văn hóa mới, biết ứng xử có văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của kinh tế thị trường đến giáo dục gia đình ở thái nguyên hiện nay (Trang 97 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)