8. Kết cấu của luận văn
1.3 Khái quát tình hình kinh tế, văn hóa xã hội ở tỉnh Thái Nguyên
1.3.1 Tình hình kinh tế xã hội
Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thái Nguyên có thuận lợi là phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Thái nguyên có diện tích tự nhiên khoảng 3.562,82 km², có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên, Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định
Hóa, Đại Từ, Phú Lương, trong đó có 126 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.
Thái Nguyên có địa hình không phức tạp so với các tỉnh trung du, miền
núi khác, đây là một thuận lợi cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung của tỉnh.
Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Đây chính là điều kiện cơ bản cho việc phát triển nông lâm nghiệp của tỉnh trong những năm qua, đặc biệt là phát triển cây chè và một số cây ăn quả khác. Toàn tỉnh hiện có 15.000 ha chè (đứng thứ 2 cả nước sau Lâm Đồng), trong đó có trên 12.000 ha chè kinh doanh, hàng năm cho sản lượng khoảng trên 70.000 tấn chè búp tươi. Tỉnh đã có quy hoạch phát triển cây chè lên 15.000 đến 20.000 ha với sản lượng khoảng 105.000 tấn chè búp tươi/năm, cây ăn quả của tỉnh hiện có trên 10.000 ha.
Tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng giúp cho ngành công nghiệp nặng của tỉnh đặc biệt phát triển. Đặc biệt với tiềm năng về sắt đã tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng... để trở thành một trong các trung tâm luyện kim lớn của cả nước.
Hạ tầng cơ sở như hệ thống điện, nước, bưu chính viễn thông, giao thông phát triển khá hoàn thiện và thuận lợi. Danh lam thắng cảnh tự nhiên
như Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, các di tích lịch sử như An toàn khu Việt Bắc – ATK Định Hóa, rừng Khuôn Mánh, các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại nhiều địa phương trong tỉnh như: Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Đền Đuổm, chùa Hang, chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn, các khu du lịch hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, Hồ Suối Lạnh...
Với những thuận lợi về điạ hình, điều kiện tự nhiên, đào tạo và phát triển con người, chính sách phát triển kinh tế xã hội... đã giúp cho tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng trưởng rõ rệt về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế có sự phát triển, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần... song bên cạnh đó tỉnh cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm lên cao, ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp.
Theo số liệu thống kê của UBND tỉnh Thái Nguyên, trong nhưng năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh cụ thể như sau: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt được vào giai đoạn 2001-2004 bình quân 4 năm là 8,94%. Tỷ trọng công nghiệp xây dựng vượt lên hàng đầu trong GDP về cơ cấu : công nghiệp xây dựng đạt 37,27% ; dịch vụ đạt 36,15% ; Nông, lâm, ngư nghiệp đạt 26,58%.
Giai đoạn 2006 -2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 10,95%. Đến năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 12.200 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu trên địa bàn đạt khoảng 92 triệu USD. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 2.200,8 tỷ đồng [Xem 69, tr2].
Giai đoạn 2011-2014 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 18,6%
(vượt kế hoạch đề ra 15%) [Xem 72, tr1].Cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển theo hướng tích cực trong đó tỷ trọng công nghiệp đến năm 2014 chiếm 47,49% ; khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng khoảng 19,39% ; khu vực dịch vụ chiếm khoảng 33,12% [Xem 72, tr2] .Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn ước tính đạt 8.600 tỷ đồng vào năm 2008 [Xem 67,tr2], 12.200 tỷ đồng trong năm 2010 [Xem 69, tr2], đến năm 2014 đạt 160.000 tỷ đồng gấp 3,34 lần so với kế hoạch (kế hoạch là 47.860 tỷ đồng) [Xem 72, tr2].
Năm 2004 GDP bình quân đầu người đạt 11,5 triệu đồng/người/năm cho tới 2010 là 17,5 triệu đồng/người/năm [Xem 69, tr1] ; năm 2014 GDP
bình quần đầu người đạt 38 triệu/ người/năm (vượt kế hoạch đề ra là 35 triệu
đồng) [Xem 72, tr1].
Năm 2014 giá trị xuất khẩu đạt 8.180 triệu USD, vượt 7,18 lần so với
kế hoạch (kế hoạch là 1.000 triệu USD) [Xem 72, tr2].
Năm 2014 thu ngân sách trong cân đối, đạt 4.492 tỷ đồng, vượt 5,6% dự toán [Xem 72, tr2].
Tài chính, tín dụng: thu ngân sách năm 2014 ước được 4.492 tỷ đồng,
so với dự toán đầu năm tăng 240 tỷ đồng, tăng 5,6% dự toán. Trong đó: thu nội địa dự ước đạt 3.802 tỷ đồng, bằng 110,1% dự toán, thu xuất nhập khẩu được 690 tỷ đồng, bằng 86,3% dự toán; Tổng chi ngân sách dự toán đầu năm 6.893,3 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm 8.907,5 tỷ đồng, tăng 2.014,2 tỷ đồng [Xem 72, tr 6-7].
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội cả
năm 2014 ước đạt 18,06 nghìn tỷ đồng, tăng 13,1% so với năm 2013. Khu vực cá thể (chiếm thị phần lớn nhất trên địa bàn 60%) đạt 10.834 tỷ đồng, tăng 9,2% so với năm 2013; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 16.386
tỷ đồng, tăng 14%; khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 1.671 tỷ đồng, tăng 5,4% [Xem 72, tr6].
Đánh giá chung đến năm 2014 mặc dù bị ảnh hưởng do bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn gặp nhiều khó khăn và thách thức song dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy, HĐND, UBND, sự quyết tâm cao của toàn bộ hệ thống chính trị sự đồng thuận của nhân dân, doanh nghiệp, doanh nhân nên tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên có những chuyển động tích cực nhiều chỉ tiêu tăng đột biến, đạt và vượt kế hoạch đề ra như :
Thái Nguyên dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư FDI : năm 2014 Thái Nguyên cấp giấy chứng nhận đầu tư cho gần 40 dự án vốn FDI, với tổng vốn đăng ký trên 3 với vốn đăng ký trên 3.500 triệu USD và điều chỉnh tăng vốn cho 8 dự án với vốn tăng thêm là 150 triệu USD; là địa phương đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư FDI năm 2014 [Xem 72, tr8]