8. Kết cấu của luận văn
1.2 Kinh tế thị trƣờng và kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa
1.2.1 Kinh tế thị trường
Lịch sử phát triển sản xuất trong đời sống xã hội của nhân loại đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế với trình độ phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội khác nhau là nền kinh tế tự nhiên và KTHH mà ở giai đoạn cao là KTTT. Nền kinh tế tự nhiên là kiểu tổ chức kinh tế đầu tiên của nhân loại mà các hình thức sinh hoạt kinh tế còn ở trình độ thấp. Lúc này con người sử dụng những thứ có sẵn trong tự nhiên hoặc lao động để làm ra những vật phẩm đảm bảo cho sự tồn tại của mình. Nền kinh tế bị bó hẹp trong mối quan hệ tuần hoàn liên tục giữa con người với tự nhiên, còn hoạt động kinh tế gắn chủ yếu với nền kinh tế nông nghiệp ở trình độ sản xuất thủ công kém phát triển và lạc hậu mang tính tự cung tự cấp. Nền kinh tế
này tồn tại trong một thời gian dài ở các xã hội nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến. Theo yêu cầu từ sự phát triển khách quan của lực lượng sản xuất và phân công lao động, quan hệ trao đổi hàng hóa dần xuất hiện phá vỡ nền kinh tế tự nhiên khép kín để chuyển sang nền KTHH.
Nền KTHH hình thành từ nền KTHH giản đơn ra đời từ sau khi chế độ CSNT tan rã, bắt đầu chế độ CHNL với sự phát triển của lực lượng sản xuất đã tạo ra bước phát triển trong năng suất lao động. Sản phẩm làm ra ngày càng dư thừa là cơ sở cho sự xuất hiện chế độ tư hữu. Cùng với sự xác lập của chế độ tư hữu về sản phẩm lao động làm của cải riêng, con người còn bắt đầu tiến hành trao đổi sản phẩm với nhau do sự phân công chuyên môn hóa lao động của thị trường sơ khai đưa lại. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, vào cuối xã hội phong kiến đầu CNTB, KTHH mới được xác lập rõ ràng. Đây là nền kinh tế được xây dựng với mục tiêu sản xuất sản phẩm để trao đổi trên thị trường. Trong nền KTHH những vấn đề như sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào được đặt ra và đề cao.
KTTT là giai đoạn phát triển của KTHH vì vậy bản thân khái niệm KTTT cũng được đặt trong tương quan mối quan hệ với KTHH. Theo tác giả Nguyễn Cúc trong cuốn "Kinh tế thị trường định hướng XHCN" đã nêu khái niệm KTTT là phản ánh trạng thái tồn tại, chuyển động của nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Trong đó tất cả các yếu tố về sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai, khối lượng bao nhiêu, phân phối trao đổi ra sao đều được quyết định thông qua thị trường. Như vậy thì KTTT thực chất không phải phương thức sản xuất mà nó là cách thức tổ chức nền kinh tế để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động tổ chức, sử dụng, phân công bố trí nguồn lực.
Trong nền KTTT có những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất: tất cả các hoạt động sản xuất và kinh doanh như: sản xuất cho ai, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, giá cả đều phụ thuộc vào yêu cầu của thị trường. Thị trường là nơi diễn ra sự trao đổi mua bán giữa người sản
xuất với tiêu dùng; nơi thực hiện các quy luật như cung cầu, giá trị, lưu thông, cạnh tranh.
Thứ hai: trong nền KTTT các chủ thể hoạt động độc lập trên các lĩnh vực sở hữu, sản xuất, buôn bán. Họ có thể tự quyết định trong vấn đề sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất thế nào, lưu thông, phân phối hàng hóa với giá cả, số lượng ra sao dựa trên sự tác động của yêu tố thị trường.
Thứ ba: trong nền KTTT tồn tại nhiều thành phần kinh tế với những hoạt động vừa tự do cạnh tranh nhau vừa hợp tác lẫn nhau theo sự tác động của yếu tố thị trường. Nên cần có sự quản lý và điều tiết từ phía Nhà nước nhằm hạn chế thị trường tự phát, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, những ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế quốc dân, chính trị, văn hóa, môi trường…
Thứ tƣ: KTTT đã trải qua những giai đoạn phát triển như sau
Giai đoạn đầu chuyển từ nền KTHH giản đơn sang nền kinh tế thị trường, được gọi là KTTT sơ khai dã man.
Giai đoạn thứ hai là thời kì phát triển của nền KTTT tự do với đặc trưng chủ yếu là toàn bộ hoạt động kinh tế diễn ra một cách tự do mà không có sự can thiệp của Nhà nước.
Giai đoạn cuối là thời kì KTTT hiện đại với sự can thiệp của Nhà nước vào nền KTTT và tiến hành mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài. Sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế bằng cách xây dựng các hình thức sở hữu của Nhà nước, các chủ trương chính sách trong phát triển kinh tế, sử dụng các công cụ kinh tế như tiền tệ, tài chính, tín dụng…để điều chỉnh nền kinh tế nhằm đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Thứ năm: nền KTTT đang có cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực đến tình hình kinh tế, chính trị văn hóa đến các nước như sau
Về mặt tích cực: nền KTTT tự động điều tiết nền kinh tế một cách linh hoạt. Chính điều đó làm cho trong quá trình sản xuất, người chủ kinh tế
luôn đổi mới khoa học kỹ thuật, công nghệ quản lý, mục tiêu sản xuất, giá cả…đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, sản xuất lưu thông hàng hóa được thuận lợi, giải quyết tốt các vấn đề phúc lợi xã hội, công bằng xã hội, mức sống của người dân tăng cao.
Về mặt tiêu cực: trong thị trường luôn chứa đựng yếu tố tự phát và bất ổn do người chủ kinh tế có thể vì lợi nhuận mà bất chấp mọi thứ để hoạt động kinh doanh các mặt hàng phi pháp gây ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân, chính trị nước nhà. Hàng loạt các hệ lụy kéo theo sau những tranh chấp kinh tế, những hoạt động kinh tế phi pháp là môi trường bị tàn phá nặng, các doanh nghiệp nhỏ bị phá sản, nạn thất nghiệp, hố sâu giàu nghèo gia tăng, các tệ nạn xã hội tăng cao, giáo dục con người giảm sút, những hoạt động kinh tế trốn thuế làm hụt ngân sách Nhà nước, thực hiện phân phối theo tiến bộ và công bằng xã hội khó có thể thực hiện tốt. Như vậy bên cạnh những tác động tích cực của nền KTTT còn tồn tại cả những yếu kém, những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, môi trường…đòi hỏi cần có sự quản lý chặt chẽ và hợp lý từ phía Nhà nước bằng các văn bản pháp luật, chính sách kinh tế.