8. Kết cấu của luận văn
2.1.1 Những tác động tích cực của kinh tế thị trường đến giáo dục gia đìn hở
2.1.1 Những tác động tích cực của kinh tế thị trường đến giáo dục gia đình ở Thái Nguyên gia đình ở Thái Nguyên
2.1.1.1 Tác động tích cực của kinh tế thị trường đến mục tiêu và nội dung giáo dục gia đình ở Thái Nguyên
Sự phát triển của nền KTTT ở nước ta đã tạo ra những điều kiện vật chất góp phần vào quá trình xây dựng đất nước và phát triển con người. Tỉnh Thái Nguyên hiện nay cũng không nằm ngoài quá trình hoạt động và ảnh hưởng của guồng máy KTTT. Do vậy mà đời sống vật chất và giáo dục trong những hộ gia đình của tỉnh đã có những biến đổi theo chiều hướng tích cực dưới sự tác động của KTTT.
Sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế tại Thái Nguyên trong những năm qua đã tạo ra những bước chuyển to lớn trên lĩnh vực kinh tế. Theo số liệu của UBND tỉnh Thái Nguyên nền kinh tế của tỉnh đã có những phát triển khởi sắc vào những năm 2006-2010 GDP đạt 10,95% so với giai đoạn trước, vào năm 2011-2014 đạt 18,6%. Cùng với đó sự phát triển của kinh tế đã tạo ra những thay đổi theo chiều hướng tích cực trong đời sống của người dân trong tỉnh. Số hộ đói nghèo trong tỉnh dần giảm xuống 2% mỗi năm, trong đó năm 2009 giảm xuống 3,75%; năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,17% [Xem 72, tr1]. Giaó dục trong tỉnh được đầu tư phát triển với các chương trình xóa phòng học tạm, nạn mù chữ, khuyến khích trẻ em tới trường… các dịch vụ y tế, văn hóa xã hội cũng được chú ý đầu tư góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân. Những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội mà nền KTTT đem lại đã có tác động tích cực đến giáo dục của tỉnh Thái Nguyên nói chung trong đó có giáo dục gia đình.
Theo đánh giá tình hình chung trong Quyết định Chương trình công tác dân tộc tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2015 trong tỉnh hiện nay có: 126 xã thuộc khu vực dân tộc miền núi; 100 xã thuộc vùng kinh tế khó khăn; 44 xã thuộc khu vực kinh tế đặc biệt khó khăn (135). So với mặt bằng chung của tỉnh thì những khu vực này tỷ lệ nghèo còn ở mức cao; sản xuất chậm phát triển, phần lớn còn mang tính tự cung, tự cấp, năng suất thấp, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế nên đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn, đặc biệt ở những khu vực vùng xâu vùng xa. Do vậy đời sống kinh tế trong mỗi hộ gia đình tại các khu vực hoạt động nông nghiệp trên ở mức thấp, không đủ nuôi sống các thành viên trong gia đình. Đời sống kinh tế không đủ là một trong những nguyên nhân chính, khiến các bậc phụ huynh mải lo làm kinh tế nuôi sống gia đình nên công việc chăm lo giáo dục con cái thường bị xem nhẹ. Thêm vào đó do điều kiện sống khó khăn nên tất cả các thành viên trong gia đình đều phải tiến hành lao động, trong đó trẻ em ở mọi lứa tuổi đều phải làm các công việc trong gia đình phụ giúp bố mẹ nên thiếu đi thời gian học tập tri thức đạo đức, thể chất thẩm mỹ. Chính những ảnh hưởng từ đời sống kinh tế gia đình khó khăn đã tác động đến mục tiêu và nội dung giáo dục con cái trong các hộ gia đình ở những khu vực nông thôn, các xã vùng sâu vùng xa thuộc các huyện như: Định Hóa, Võ Nhai, Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ là nuôi dạy con cái thành người có thể lao động phụ giúp gia đình. Trẻ em từ độ tuổi 5 tuổi tại những vùng kinh tế khó khăn trên thường được bố mẹ dạy cách làm các công việc trong gia đình như: kiếm củi, chăn trâu, nuôi gà, nhổ cỏ, nấu cơm… số lượng công việc và mức độ phức tạp sẽ tăng dần lên theo độ tuổi của các em. Bên cạnh đó những hộ gia đình ở các khu vực trên chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số với trình độ dân trí thấp, tồn tại nhiều phong tục tập quán truyền thống lâu đời ảnh hưởng đến quan niệm về mục tiêu và nội dung giáo dục con cái trong gia đình. Trong gia đình con cái luôn được giáo dục
với mục tiêu trở thành con người có thể lao động, làm tốt bổn phận của mình đối với người thân trong gia đình. Những người con được đào tạo trở thành những con người của gia đình, những con người kế thừa nề nếp gia phong, hương hỏa của tổ tiên chứ chưa đề cao phát triển lợi ích cá nhân, cá tính của mỗi cá nhân trong xã hội. Hơn nữa trong những gia đình trên người cha luôn chiếm vị trí độc tôn, con cái hoàn toàn phải nghe theo sự dạy bảo và sắp đặt của người cha. Tính bảo thủ và gia trưởng của người cha khiến cho trẻ phát triển không lành mạnh, còn vai trò của người mẹ thì hạn chế. Do vậy mà trong những gia đình này, giáo dục con cái không đặt mục tiêu lợi ích cá nhân, cá tính, sở thích của trẻ mà tập chung vào tính tập thể, lợi ích chung của gia đình. Kết quả của giáo dục gia đình theo mục tiêu và nội dung như trên đã đào tạo ra những con người có mẫu nhân cách tốt, sống có trật tự trên dưới, nhưng thiếu đi tính độc lập, sự tự chủ, không phát huy được khả năng sáng tạo và vai trò của con người trong điều kiện mới. Ngoài ra nhiều hộ gia đình tại các khu vực kinh tế khó khăn thuộc các xã vùng cao như Võ Nhai, ít đất đai canh tác do địa hình chủ yếu là núi đá, nên các bậc phụ huynh trong các hộ gia đình tại khu vực này thường đi đến các thành phố lớn làm việc còn con cái ở nhà với ông bà, anh chị là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáo dục trẻ không có mục tiêu và nội dung khoa học.
Hiện nay với sự hỗ trợ và thực hiện tốt theo các chính sách kinh tế
của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền, các xã vùng sâu vùng xa thuộc các huyện như: Định Hóa, Võ Nhai, Phú Bình… đang từng bước phát triển kinh tế hộ gia đình phù hợp với xu thế phát triển chung của nền KTTT, tạo ra những bước thay đổi lớn trong đời sống kinh tế và giáo dục con cái trong gia đình. KTTT đã kích thích và tạo điều kiện cho các hộ gia đình thay đổi quy mô, đa dạng hóa các loại hình kinh doanh. Trước đây, hoạt động sản xuất chủ yếu của các hộ gia đình là nghề trồng lúa, trồng chè với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Hiện giờ nghề trồng lúa, trồng chè đã không còn được thực hiện theo
hướng tự cung tự cấp, mà đã có sự chuyển dần sang sản xuất để kinh doanh với đầu tư về khoa học kỹ thuật, giống cây trồng… tạo ra năng suất lớn như huyện Võ Nhai năm 2011 được Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và khai thác khoáng sản Thăng Long đầu tư giúp giải quyết một lượng lớn lao động làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Nhiều hộ gia đình còn tiến hành xây dựng mô hình kinh tế VAT, điển hình như khu vực huyện Phú Bình trong năm 2011 cũng tiến hành phát triển chăn nuôi với 109 trang trại chăn nuôi gà, tạo việc làm cho 10.000 lao động, doanh thu hàng năm trong huyện lên tới 100 tỷ đồng, nhiều hộ gia đình trong huyện có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Thêm vào đó việc tập trung phát triển những ngành tiềm năng của tỉnh như: trồng chè, sản xuất gang thép, than, các mỏ khoáng sản lớn tập trung ở Phú Lương, Võ Nhai, Phấn Mễ, Sông Công… đã tạo ra bước phát triển mạnh mẽ cho kinh tế trong tỉnh những năm qua. Điều này đã giúp các hộ gia đình tại khu vực kinh tế khó khăn có thu nhập bình quân đầu người trên năm ngang với mặt bằng chung của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, trẻ em đến trường duy trì ở mức cao (THCS 95%, THPT 75%) [Xem 65, tr4]. Theo báo cáo của UBND tỉnh Thái Nguyên số hộ nghèo ở các huyện: Đồng Hỷ vào năm 2011 là 22,8% đến 2014 giảm còn 13,51%; Phú Bình năm 2011 24,8% đến 2014 còn 13,4%; Phú Lương năm 2011 21,9% đến 2014 còn 12,18%; Đại Từ năm 2011 27,6% đến 2014 còn 16,1%; Định Hóa năm 2011 33,9% đến 2014 còn 22,72%; Võ Nhai năm 2011 43,2% đến 2014 còn 28,3% [Xem 48, tr1]. Như vậy tình hình chung của mỗi gia đình tại các xã nghèo ở Thái Nguyên hiện nay, không chỉ được đáp ứng đầy đủ về những điều kiện sống cơ bản như: ăn, uống, ở, đi lại… mà còn nâng cao chất lượng đời sống tinh thần với các hoạt động vui chơi, các đoàn hội được lập ra, các trang thiết bị truyền thông được mở rộng giúp cho người dân tiếp xúc với nền văn hóa sâu rộng trong và ngoài nước. Luồng gió kinh tế mới không chỉ góp phần thay đổi đời sống vật chất tinh thần mà còn nâng cao trình độ dân trí cho mỗi bậc phụ huynh trong gia
đình. Do đó các bậc phụ huynh ở các khu vực vùng sâu vùng xa thuộc các huyện có đời sống kinh tế khó khăn đã ý thức hơn về việc lựa chọn thực hiện mục tiêu và nội dung giáo dục cho trẻ khoa học hơn.
Bên cạnh đó những hộ gia đình sống ở những khu vực thành phố, các huyện lân cận có nhiều nhà máy được trong và ngoài nước đầu tư nên có đời sống kinh tế phát triển hơn so với khu vực vùng sâu vùng xa như: Thái Nguyên, Sông Công, huyện Phổ Yên ngay từ đầu đã tập trung hướng tới xác định mục tiêu và nội dung trọng tâm là giáo dục những người con có đạo đức. Theo thống kê của phòng Lao động thuộc Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Thái Nguyên thì hiện nay có tới 45% số hộ gia đình tại các khu vực này làm công việc cán bộ công nhân viên chức, 25% làm công nhân tại các khu công nghiệp của tỉnh thái Nguyên. Với trình độ dân trí cao nên các bậc phụ huynh đặt mục tiêu giáo dục đạo đức cho trẻ lên hàng đầu nhưng đang xem nhẹ mục tiêu đào tạo trẻ trở thành người có khả năng lao động, hoạt động thực tế ngoài xã hội. Những truyền thống của gia đình, các quy tắc chuẩn mực xã hội được truyền đạt cho con cái để xây dựng những con người có nhân cách, sống tình nghĩa, lễ nghĩa, biết xác định vị trí của mình trong mỗi hoàn cảnh, ứng xử phù hợp với thời đại mới. Kết quả của mục tiêu và nội dung giáo dục như trên đã tạo ra những con người có nhân cách tốt, nhưng không có khả năng hoạt động thực tiễn. Điều đó cho thấy mục tiêu và nội dung giáo dục ở những hộ gia đình thuộc khu vực kinh tế phát triển ở tỉnh Thái Nguyên trước đây chưa được được hoàn chỉnh. Với việc thực hiện phát triển nền KTTT theo định hướng XHCN đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế chung của toàn tỉnh, theo UBND tỉnh Thái Nguyên năm 2015 số hộ nghèo giảm mạnh ở các khu vực có sự hoạt động của các công ty với quy mô đầu tư vốn lớn: thành phố Thái Nguyên 1,76%; thành phố Sông Công 3,58%; Phổ Yên 5,48%; Võ Nhai 21,98%; Phú Bình 10,43% [Xem 48, tr1]. Chính sự hoạt động của các công ty trong và ngoài nước trong tỉnh đã đặt ra yêu cầu cần có một đội ngũ lao động
lành nghề có đạo đức, trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật cao, có năng lực kinh doanh, có tính năng động sáng tạo và chịu được áp lực cũng như những biến động của tình hình kinh tế. Đó là những con người có bản lĩnh, tự lập, chủ động, dám nghĩ dám làm và chịu trách nhiệm. Những con người đó vừa có khẳ năng làm việc độc lập tự chủ vừa có thể hoạt động tập thể tích cực. Đó là những người có thể nắm bắt được sự phát triển tiến bộ của khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào trong công việc, cuộc sống. Do vậy mục tiêu và nội dung giáo dục con cái của các gia đình ở cả khu vực trung tâm và vùng sâu vùng xa trong tỉnh Thái Nguyên đều thay đổi theo hướng tích cực, được bổ sung đầy đủ hơn trước. Theo khảo sát điều tra của phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em thuộc Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Thái Nguyên hiện nay có đến 70,5% các bậc phụ huynh đồng ý với việc họ mong muốn con cái mình sau này là người có khả năng lao động và đạo đức tốt; 25,5% cho rằng họ chỉ cần những người con có khả năng lao động; còn 4% thì cho rằng họ cần người con có đạo đức tốt [Xem 46, tr4]. Sự hoàn thiện trong mục tiêu và nội dung giáo dục con cái trong gia đình ở Thái Nguyên hiện nay được thể hiện như sau:
Thứ nhất: với việc tập trung hướng vào mục tiêu giáo dục con cái trở thành người có nhân cách, nội dung giáo dục chủ yếu là những quy tắc, chuẩn mực đạo đức cách ứng xử, giao tiếp trong gia đình và ngoài xã hội, các giá trị văn hóa truyền thống của dòng họ, nếp sống của gia đình truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như: vâng lời cha mẹ, kính trọng ông bà tổ tiên, kính trên nhường dưới, anh em trong nhà yêu thương hòa thuận, biết giúp đỡ người khác, khiêm tốn, thật thà, trung thực, tự lập, sống có quy củ gia phong, tình yêu nước yêu đồng bào…và hàng trăm đạo lý truyền thống của dân tộc, của dòng họ, của mỗi gia đình cụ thể. Nhưng hiện nay dưới sự tác động và đòi hỏi của nền KTTT nội dung của giáo dục đạo đức trong gia đình ở cả hai khu vực trên đang ngày càng được bổ sung hoàn thiện hơn.
Theo khảo sát thu được từ phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em thuộc Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Thái Nguyên mỗi gia đình ở Thái Nguyên hiện nay trong giáo dục đạo đức đã chú trọng truyền dạy cho con cái đứng đầu là ngoan, lễ phép, hiếu thảo với 95,5%; tính thật thà trung thực 89,5%; tính cần cù chịu khó 85%; tính tự lập 82,5%; tình yêu nước yêu đồng bào 65% [Xem 46, tr5]. Như vậy những nội dung truyền đạt trong giáo dục đạo đức cho con cái hiện nay đứng đầu vẫn là những đức tính cơ bản để xây dựng con người có nhân cách tốt như: lễ phép hiếu thảo, trung thực, tự lập vươn lên, cần cù chịu khó, niềm tin vào cuộc sống, lòng yêu nước, lý tưởng cách mạng. Giáo dục những đạo lý truyền thống trên đã tạo ra lớp trẻ Thái Nguyên có mẫu nhân cách tốt, có cách ứng xử trong giao tiếp phù hợp. Nhưng mặt khác gia đình với tư cách là một thiết chế có quá trình vận động biến đổi không ngừng dưới tác động của điều kiện khách quan. Do vậy mà ngày nay, dưới sự tác động của nền KTTT, trong quá trình CNH-HĐH của đất nước, sự hội nhập quốc tế, giáo dục đạo đức cho lớp trẻ không đơn giản là truyền đạt những giá trị văn hóa vốn có tồn tại bao đời nay mà nó còn đặt ra cần có sự tiếp thu những giá trị mang tính nhân văn, cần có sự biến đổi linh hoạt các quy tắc chuẩn mực đạo đức phù hợp với sự phát triển chung của thời đại. Nền KTTT hiện nay đang tạo ra những con người năng động với ý chí quyết đoán, trong nền kinh tế ấy buộc con người phải học tập thường xuyên để nâng cao tri thức. Do vậy trong quá trình giáo dục đạo đức cho con cái, các bậc phụ huynh đang dạy trẻ biết tôn trọng các quyền cơ bản của con người, quyền tự do cá nhân trong xã hội để trở thành con người năng động. Ngoài ra hiện nay mỗi gia đình đã bổ sung giáo dục cho trẻ thêm những đức tính cần có trước đòi hỏi của nền KTTT với nhiều biến động như: niềm tin vào cuộc sống, chủ động trách nhiệm với công việc, sự năng động sáng tạo, tự lập quyết