8. Kết cấu của luận văn
2.1.2 Những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến giáo dục gia đìn hở
2.1.2.1 Tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến mục tiêu và nội dung giáo dục gia đình ở Thái Nguyên
Một mặt nền KTTT góp phần thay đổi mục tiêu và nội dung giáo dục trong mỗi hộ gia đình ở Thái Nguyên theo hướng hoàn thiện để đáp ứng được những yêu cầu chung của sự phát triển xã hội, mặt khác chính sự tác động của KTTT với mặt trái của nó như: quá đề cao lợi ích cá nhân, giá trị vật chất, đồng tiền… khiến nhiều gia đình tại khu vực Thái Nguyên có xu hướng thay đổi mục tiêu và nội dung giáo dục con cái theo hướng thiếu khoa học như sau:
Thứ nhất: những gia đình ở khu vực nông thôn, do không có điều kiện về kinh tế để đầu tư cho giáo dục con cái dẫn tới tình trạng trẻ ở những hộ gia đình này phải tham gia lao động từ rất sớm. Với hoạt động sản xuất
chính ở những khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa là trồng lúa, rừng, chè, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc gia cầm nên vào thời gian mùa vụ mọi người trong gia đình đều phải tham gia lao động. Tập trung cho lao động kinh tế, các bậc phụ huynh thiếu đi thời gian cho giáo dục con cái, thậm chí có nhiều em phải nghỉ học ở trường để phụ giúp gia đình nên các em thường lao động dài ngày, mệt nhọc dẫn tới tình trạng không có thời gian học tập. Nội dung giáo dục tri thức đạo đức ở những hộ gia đình ở khu vực nông thôn lại bị xem nhẹ, còn truyền dạy kỹ năng lao động được đầu tư nhiều cho trẻ chủ yếu với mục đích đào tạo ra người có thể lao động phụ giúp gia đình. Thậm chí nhiều hộ gia đình hiện nay cho rằng không cần giáo dục tri thức đạo đức cho con cái mà sau này cho con đi làm công nhân tại các nhà máy, đặc biệt rơi vào những hộ gia đình ở khu vực Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai. Điều này dẫn tới tình trạng trẻ có khẳ năng lao động và thích nghi với cuộc sống ngoài thực tế nhanh hơn so với trẻ ở những khu vực thành phố, tuy vậy thiếu hụt đi mảng tri thức đạo đức khiến trẻ thiếu những kiến thức cơ bản về văn hóa xã hội. Hệ quả của điều đó đang là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa xem nhẹ các tri thức đạo đức, bỏ học sớm để đi làm diễn ra nhiều. Theo Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Thái Nguyên hiện nay có tới 26801 trẻ em nghèo; số trẻ em rời bỏ gia đình, bỏ học sớm từ năm 2011 đến 2015 là 2567 em; số trẻ em lang thang đến các thành phố lớn kiếm việc lên đến 154 em từ năm 2011 đến 2015 tập trung ở các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Bình, Đồng Hỷ, Phổ Yên với nghề nghiệp chủ yếu là bưng bê, rửa bát, bốc vác, thợ xây, đánh giầy, ăn xin tạo ra sự mất trật tự, nạn trộm cắp ở khu vực thành phố Thái Nguyên, huyện Phổ Yên, Sông Công, Thành phố Hà nội, Bắc Ninh… Tỷ lệ 30% số trẻ em bỏ nhà đi đến các tỉnh khác là do gia đình không hạnh phúc, bố mẹ ít quan tâm giaó dục con cái [Xem 47, tr2].
Nền KTTT với những biến động theo chiều hướng tiêu cực, đang tác động làm suy thoái đạo đức của một bộ phận người tham gia vào quá trình kinh tế. Số bậc phụ huynh mải làm kinh tế mà bất chấp cả những việc làm trái pháp luật như: buôn bán ma túy, hại anh em bạn bè, giết người… dẫn tới sự suy thoái đạo đức, cảnh tù tội, phá sản gây đổ vỡ hạnh phúc gia đình ngày càng gia tăng đã có ảnh hưởng tiêu cực đến giáo dục đạo đức cho con cái trong gia đình. Theo số liệu của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tính đến tháng 12/ 2010 toàn tỉnh Thái Nguyên có 4959 người nghiện [Xem 34, tr1]. Cổng thông tin điện tử Thái Nguyên cho biết tính đến tháng 5/2013 có 8922 người nhiễm HIV/AIDS do hoạt động mại dâm, hiện nay toàn tỉnh có trên 1000 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, trên 350 đối tượng liên quan đến hoạt động mại dâm trá hình cở sở khách sạn, nhà nghỉ, quán massage [Xem 66, tr2]. Trẻ lớn lên trong gia đình có bố mẹ làm ăn phi pháp, mắc các tệ nạn xã hội, phạm tội, xuống cấp về chuẩn mực đạo đức chủ yếu được bố mẹ truyền dạy cho các kỹ năng lao động, còn các chuẩn mực đạo đức như: ngoan, lễ phép, hiếu thảo; tính thật thà trung thực; tính cần cù chịu khó; tính tự lập; tình yêu nước yêu đồng bào được giáo dục rất ít. Thậm chí nhiều gia đình bố mẹ có truyền dạy cho con cái các giá trị đạo đức nhưng theo hướng lệch lạc như: có tiền mua tiên cũng được, có tiền là có tất cả… lối sống thực dụng đề cao giá trị đồng tiền chỉ biết đến bản thân mình không quan tâm giúp đỡ người khác đang trở thành những nội dung giáo dục tiêu cực gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của trẻ.
Như vậy những hoạt động kinh tế trái phép dẫn tới sự xuống cấp về đạo đức, mắc các tệ nạn xã hội của các bậc phụ huynh trong tỉnh đang có ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình lựa chọn và thực hiện giáo dục những nội dung về tri thức, chuẩn mực đạo đức cho trẻ. Thêm vào đó, nó còn đang tác động làm chệch hướng những tri thức, kỹ năng lao động, chuẩn mực đạo đức trong quá trình giáo dục con cái dẫn tới việc các bậc phụ huynh truyền dạy
những nội dung tiêu cực cho trẻ. Các bậc phụ huynh ít quan tâm tới giáo dục đạo đức cho trẻ, hoặc nếu có giáo dục thì giáo dục những chuẩn mực đạo đức tiêu cực do ảnh hưởng từ lối sống đề cao giá trị đồng tiền đã gây ảnh hưởng xấu đến nhận thức về những chuẩn mực đạo đức ở trẻ khiến nhiều trẻ có hành vi sai lầm trong quá trình sống. Thậm chí nhiều gia đình bố mẹ làm ăn phi pháp, phạm tội còn giáo dục con cái những kỹ năng nghề nghiệp liên quan tới công việc của mình đang làm, lôi kéo con cái trở thành những người tiếp tay phạm tội là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng trẻ phạm tội trong tỉnh. Thống kê của Sở lao động thương binh xã hội cho thấy trong giai đoạn 2004- 2014 số trẻ em vi phạm pháp luật có 1283 trẻ với các loại hình phạm tội chủ yếu: trộm cắp, cướp của, gây rối mất trật tự, hiếp dâm; trong đó trẻ em phạm tội dưới 16 tuổi là 267 em; từ 16 đến 18 tuổi là 746 em [Xem 46, tr3]. Số trẻ phạm tội trong tỉnh chủ yếu do thiếu hiểu biết, do không kiềm chế được cảm xúc dẫn tới những vụ giết người vì hiểu lầm, ghen tức, tình cảm, cướp của ngày càng nghiêm trọng. Thậm chí số trẻ em phạm tội giết người chủ yếu ở lứa tuổi THCS, THPT, các vụ giết người ở lứa tuổi học sinh chủ yếu nằm rải rác hầu hết ở các trường trên địa bàn của tỉnh, trong đó tập chung vào một số trường như: THPT Lương Ngọc Quyến, Dương Tự Minh, Gang Thép, Ngô Quyền, Lê Qúy Đôn. Ngoài ra hiện nay tệ nạn mại dâm đối với trẻ em cũng đang có xu hướng gia tăng trong tỉnh, có tới 659 thanh thiếu niên tham gia đường dây gái mại dâm và tiếp khách với độ tuổi 14- 25 tuổi nằm rải rác tại tất cả các huyện, trong đó tập trung nhiều ở những khu vực kinh tế phát triển như: Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên, Sông Công, Phú Bình dưới hình thức trá hình của các quán cắt tóc gội đầu, massage, nhà nghỉ, trong đó có 177 em bị xâm hại tình dục [Xem 46, tr2]. Theo số liệu tổng hợp của Sở lao động thương binh xã hội trong giai đoạn 2004 đến 2014 có 68 em phải đi trại giáo dưỡng; 201 em nghiện ma túy, 40 em tham gia vào đường dây buôn bán bắt cóc người; 125 em bị bạo lực gia đình xảy ra chủ yếu ở huyện Võ Nhai, Phổ
Yên, thành phố Sông Công và Thái Nguyên [Xem 46, tr2]. Thực trạng trên cho thấy việc thiếu sự quan tâm giáo dục từ phía gia đình hoặc trẻ được giáo dục những nội dung tiêu cực thiếu khoa học trong môi trường gia đình kinh tế, văn hóa giảm sút, đời sống gia đình không hạnh phúc sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến thái độ, nhận thức và hành động khiến trẻ có sự phát triển sai lệch với mục tiêu giáo dục con cái.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hiện nay, những yêu cầu cũng như những thay đổi của các kiến thức khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội trong và ngoài nước, lịch sử, đạo đức… đòi hỏi trẻ cần có nền tảng tri thức văn hóa, cũng như có các đức tính cần thiết mới có thể đáp ứng được những yêu cầu của nền kinh tế mới. Thêm vào đó sự phát triển mạnh của nền kinh tế còn đòi hỏi cần có đội ngũ lao động có bằng cấp, có tay nghề, có sự nhạy bén chủ động nắm bắt thời cơ trước những thay đổi liên tục của nền kinh tế. Do vậy trẻ cần được giáo dục hài hòa giữa hai nội dung giáo dục là tri thức đạo đức, văn hóa với kinh nghiệm lao động chứ không thể thiếu hụt một trong hai nội dung như hiện nay.
Thứ hai: trong gia đình truyền thống, giáo dục đạo đức được đặc biệt coi trọng. Trẻ khi sinh ra được bố mẹ giáo dục rất nghiêm khắc các chuẩn mực đạo đức trong gia đình và ngoài xã hội. Cũng như vậy hiện nay trong các gia đình hiện đại, chức năng giáo dục đạo đức cho con cái trong gia đình vẫn được các bậc phụ huynh xem trọng và thực hiện. Thêm vào đó là quá trình xã hội hóa với sự tham gia của nhà trường và các tổ chức xã hội trong giáo dục trẻ, quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ được chú ý thực hiện. Tuy nhiên trước quá trình phát triển nền KTTT, mở cửa hội nhập quốc tế đã có ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức và hành động của mỗi bậc phụ huynh trong giáo dục đạo đức và kỹ năng lao động cho lớp trẻ. Nền KTTT đang ngày càng tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, nhưng những đòi hỏi cao trong công việc như: tri thức văn hóa, tri thức kỹ năng lao động, đạo đức, khả năng
nhay nhạnh, năng động sáng tạo buộc các bậc phụ huynh trong quá trình giáo dục con cái thiên về đầu tư giáo dục tri thức văn hóa trên lớp, đạo đức để thuận lợi cho phát triển công việc sau này của trẻ. Điều này đang dẫn tới tình trạng nhiều hộ gia đình ở khu vực thành phố Thái Nguyên, Sông Công mạnh dạn đầu tư cho con cái đi học nước ngoài ở độ tuổi còn nhỏ ở các nước Trung Quốc, Đài Loan, Singgapor, Mỹ… ở độ tuổi THCS, THPT chiếm 4% trong tổng số các em học sinh ; cho trẻ đi học kiến thức ở các trung tâm đào tạo, gia sư tại nhà, đặc biệt tình trạng trẻ học thêm chiếm hết khoảng thời gian trong một ngày khiến trẻ không còn thời gian vui chơi giải trí, học làm các công việc trong gia đình đang diễn ra phổ biến. Theo khảo sát của Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Thái Nguyên có tới 47,5% gia đình cho rằng trẻ hiện nay chỉ cần tập trung học hành, không cần làm những công việc trong gia đình [Xem 46,tr4]. Như vậy nền KTTT đang ngày càng tạo ra nhiều điều kiện trong giáo dục con cái ở mỗi gia đình, các bậc phụ huynh đầu tư chi tiêu cho quá trình học tập của trẻ ngày càng nhiều; nhưng quá coi trọng giáo dục con cái theo mục tiêu đề cao tri thức văn hóa, tri thức kỹ năng lao động dẫn đến xem nhẹ việc giáo dục các chuẩn mực đạo đức, kinh nghiệm sống, các hoạt động vui chơi giải trí của trẻ dẫn tới tình trạng trẻ căng thẳng trong học tập, thụ động trong giao lưu với mọi người trong các hoạt động tập thể, thiếu hiểu biết hoặc xem nhẹ các chuẩn mực đạo đức làm biến dạng nhiều chuẩn mực đạo đức trong gia đình như: yêu thương đùm bọc, tình nghĩa thủy chung, đạo hiếu thuận…. Thậm chí một tình trạng đang xảy ra trong mỗi gia đình hiện nay đó là các môn học tập chính như: toán, văn, anh, hóa, lý… đang được bố mẹ hướng cho trẻ học nhiều, còn các môn học như công nghệ, thể dục, thực hành thí nghiệm của trẻ đang bị xem nhẹ, nhiều em bố mẹ còn làm hộ các bài tập này ở nhà cho trẻ để trẻ tập trung vào học môn chính. Một mặt điều ấy tạo cho trẻ có nhiều thời gian để học tập, vui chơi, nhưng nó lại làm cho trẻ ỷ lại, lười lao động, không biết quan tâm tới người khác mà chỉ lo cho bản thân,
sống không có trách nhiệm với gia đình. Bảo vệ và nuông chiều theo những đòi hỏi quá mức của con cái đã vô tình xây dựng thói xấu ở trẻ, làm mất đi tính tự lập và sự chủ động trong các hoạt động của trẻ. Hầu hết các em sống trong những gia đình như vậy, khi tham gia các hoạt động ngoại khóa, đoàn đội thường tỏ ra lảng tránh hoặc làm qua loa, theo điều tra ở độ tuổi 12-15 tuổi có 60% số trẻ em vẫn được bố mẹ đưa đến trường, số này tập trung ở khu vực thành phố Thái Nguyên, trong đó có 30,5% số trẻ em được đưa đón có tâm lý nhút nhát, ỷ lại dựa dẫm vào bố mẹ [Xem 46, tr4]. Thiếu đi các kỹ năng lao động cần thiết mà đơn giản như các hoạt động sinh hoạt tự phục vụ bản thân mình như vệ sinh cá nhân hàng ngày cho đến các hoạt động phụ giúp gia đình, bạn bè, hoạt động cộng đồng làm trẻ hoàn toàn thụ động, bỡ ngỡ, tâm lý không vững vàng trước những thay đổi nhanh của nền kinh tế hiện nay.
Thứ ba: từ yêu cầu cần có công việc tốt để trẻ phát triển sự nghiệp sau này dẫn tới tình trạng các bậc phụ huynh đầu tư vào giáo dục tri thức văn hóa và kỹ năng nghề nghiệp nhiều, mà xem nhẹ quá trình giáo dục thể chất giới tính, thẩm mỹ cho trẻ dẫn tới tình trạng trẻ phát triển mất cân đối về mặt thể lực, giới tính. Trẻ được hoàn thiện ở mặt tri thức kỹ năng lao động nhưng lại thiếu nhiều đi những hiểu biết về cách chăm sóc bảo vệ mình trong vấn đề sức khỏe tình dục, sinh sản, tâm lý... Giaó dục giới tính là một nội dung giáo dục giữ vị trí quan trọng trong giáo dục gia đình hiện nay, thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ nhằm giúp trẻ có cách nhìn nhận đúng đắn trong quan hệ hai giới, trong kiến thức về tình dục, tâm sinh lý thay đổi của cơ thể, tình bạn tình yêu hôn nhân và gia đình. Trong xã hội hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của điều kiện kinh tế, của khoa học công nghệ, văn hóa xã hội các quan niệm về giới tính đã có những thay đổi theo hướng tiến bộ hơn, đặc biệt những vấn đề xoay quanh giới tính đã được đề cập nhiều ở trong sách báo, mạng internet, đài, tivi…nhằm mang đến cho người dân những hiểu biết đúng về vấn đề này. Do vậy một mặt trẻ em đến tuổi dậy thì đã được bố mẹ gần gũi chia sẻ về
những nội dung như: tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình, tình dục, sức khỏe sinh sản, những thay đổi của cơ thể và tâm lý qua các giai đoạn trưởng thành. Tuy nhiên vấn đề giáo dục giới tính hiện nay còn chưa thực sự được nhiều các bậc phụ huynh đầu tư giáo dục cho trẻ trong hầu hết các hộ gia đình ở Thái Nguyên, theo điều tra của tác giả Cao Thị Phương Nhung lý do mà các bậc phụ huynh không thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ ở tỉnh Thái Nguyên