8. Kết cấu của luận văn
1.3 Khái quát tình hình kinh tế, văn hóa xã hội ở tỉnh Thái Nguyên
1.3.2 Tình hình văn hóa xã hội
Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Dân số đông đã tạo ra cả những điều kiện thuận lợi và khó khăn cho tỉnh Thái Nguyên trong công tác phát triển kinh tế cũng như văn hóa xã hội.
Công tác xóa đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình và các chính sách với người có công, gia đình chính sách tiếp tục được tập trung quan tâm, thực hiện thường xuyên, đúng quy định. Các chương trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng khó khăn và các chính sách trợ giúp trực tiếp về sản xuất và đời sống cho dân tộc thiểu số, người nghèo được đẩy mạnh, thực hiện các chương trình mục tiêu kịp thời. Trong đó đã tổ chức 470 lớp dạy nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên cho 13.100 học viên, đạt 106,5% kế hoạch góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 48,2%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 26,45%; năm 2009 giải quyết việc làm mới cho hơn 16.500 lao động, xuất khẩu
1.500 lao động sang các nước làm việc giảm tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh xuống 13,99% vượt 3,75% so với năm 2008 [Xem 67, tr2]. Năm 2014 HĐND tỉnh quyết định mua bảo hiểm y tế cho 100% hộ cận nghèo, tạo việc làm cho 22.000 người bằng 100% kế hoạch trong đó nữ chiếm 9.157 người; xuất khẩu lao động 1000 người, tăng 258 người so cùng kỳ và bằng 71,5% kế hoạch; chuyển dịch cơ cấu lao động cho hơn 4 vạn người, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,17% giảm 2,43% kế hoạch [Xem 72, tr12].
Mạng lưới y tế đáp ứng cơ bản cho nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, 100% xã phường có bác sỹ, y tá; năm 2009 tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 19,3% vượt mục tiêu kế hoạch đề ra [Xem 68, tr2]; năm 2014 giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống còn 15,5% đạt kế hoạch đề ra [Xem 72, tr2].
Năm 2014, tỉnh đã triển khai các hoạt động trong Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em như: phối hợp tổ chức Hội thảo sửa đối Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; tổ chức tập huấn các nội dung về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em, xây dựng ngôi nhà an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho 1.810 cán bộ phụ trách công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em cấp xã, cộng tác viên, cha mẹ, người chăm sóc trẻ ở các huyện, thành phố, thị xã; đến nay có 87,0% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quan tâm chăm sóc; 82% xã phường đạt tiêu chuẩn xã/phường phù hợp với trẻ em, đạt chỉ tiêu đề ra [Xem 72, tr11].
Hệ thống giáo dục đào tạo của tỉnh Thái Nguyên gồm có 18 trường đại học, cao đẳng, trung học và dạy nghề; 19 cở sở thí nghiệm, trạm, trại, phân viện, trung tâm nghiên cứu, là nơi cung cấp lao động có trình độ cao cho cả nước. Các hệ thống giáo dục này luôn có những bước đổi mới trong nội dung, chương trình giảng dạy, học tập, nâng cao chất lượng dạy và học góp phần quan trọng đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, thích ứng với sự phát triển của nền KTTT. Trong những năm qua toàn tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục
THCS. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi vào các bậc, cấp học đều tăng và đạt cao hơn so với trung bình toàn quốc. Quy mô giáo dục phổ thông, mạng lưới trường lớp tiếp tục phát triển phù hợp với yêu cầu phổ cập giáo dục, nâng cao dân trí. Ngoài ra giáo dục ở các vùng dân tộc, vùng cao được quan tâm đầu tư về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất. Tỉnh đã thực hiện chủ trương ưu tiên đẩy nhanh chương trình xoá phòng học tạm cho 36 xã đặc biệt khó khăn và xã ATK. Đề án xoá phòng học tạm, xây dựng phòng học thiếu đang được tích cực triển khai, từ năm 2000 đến nay đã xây dựng được trên 1.700 phòng mới.
Kết luận chƣơng 1
Sự vận động và phát triển của nền KTTT nói chung, KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam đã có ảnh hưởng to lớn tới các mặt của đời sống xã hội theo hai chiều hướng gồm cả tích cực và tiêu cực. Gia đình được coi là yếu tố cơ bản, một tế bào cấu thành nên xã hội, gia đình là một thiết chế xã hội, là sự gắn bó giữa người và người dựa trên quan hệ hôn nhân và huyết thống để thực hiện các chức năng cơ bản và cụ thể của nó. Do là một thiết chế xã hội, nên gia đình cũng vận động và chịu sự tác động của lịch sử, đặt trong bối cảnh hiện nay khi nước ta đang vận hành nền KTTT định hướng XHCN thì gia đình và các chức năng của nó cũng chịu sự tác động lớn theo cả hướng tích cực và tiêu cực. Thái Nguyên trong những năm qua đã tiến hành phát triển kinh tế, nâng cao giáo dục cho lớp lao động trẻ để góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước cải thiện. Nhưng bên cạnh ấy, dưới tác động hai chiều của nền KTTT đã làm cho đạo đức và giáo dục của gia đình đối với thanh thiếu niên ở Thái nguyên bị ảnh hưởng không nhỏ.
Chƣơng 2. Tác động của kinh tế thị trƣờng đến giáo dục gia đình ở Thái Nguyên hiện nay- thực trạng và giải pháp
2.1 Tác động tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trƣờng đến giáo