8. Kết cấu của luận văn
2.2 Giải pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của
2.2.2. Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của giáo
của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ở tỉnh Thái Nguyên
Giáo dục gia đình luôn giữ một vai trò quan trọng trong quá trình định hướng phát triển nhân cách hoàn thiện cho lớp trẻ. Đặc biệt trước những biến động phức tạp của nền KTTT hiện nay ở nước ta, giáo dục thế hệ trẻ trong gia đình càng cho thấy tầm quan trọng. Chính vì vậy cần tuyên truyền đến từng cấp chính quyền, từng người dân, từng gia đình trong tỉnh để nhận thức được vai trò quan trọng của gia đình đến giáo dục lớp trẻ, những tác động hai mặt của nền KTTT đến chức năng giáo dục gia đình. Trên cơ sở nhận thức của các cấp chính quyền, người dân, mỗi hộ gia đình sẽ làm thay đổi hành vi, tiến hành thực hiện những biện pháp để thúc đẩy tác động tích cực và kìm hãm những tác động tiêu cực của nền KTTT đến mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục trong gia đình nhằm đem lại kết quả tốt nhất.
Công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của chức năng giáo dục gia đình trong nền KTTT là một giải pháp quan trọng cần thực hiện hiện nay, đặc biệt đối với những hộ gia đình ở khu vực vùng sâu vùng xa hiện nay của Thái Nguyên.
Thứ nhất: tuyên truyền giáo dục hướng đến việc nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền, tổ chức xã hội ở mỗi phường, xã ở Thái Nguyên về tầm quan trọng của chức năng giáo dục gia đình để tiến hành chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục tại địa phương đạt kết quả cao. Mặt khác cần đào tạo sâu hơn những kiến thức về KTTT định hướng XHCN ở nước ta với những tác động tích cực đem lại cho kinh tế, đời sống văn hóa xã hội, giáo dục gia đình… cũng như những tác động tiêu cực mà nó đem cho quá trình giáo dục gia đình ở Thái Nguyên hiện nay. Bên cạnh việc đào tạo chuyên sâu về cơ chế, tác động của nền KTTT đến mọi mặt của đời sống xã hội đối với các cấp chính quyền, tổ chức xã hội ở địa phương, cần phải tuyên truyền cho từng bậc phụ huynh trong mỗi gia đình về tầm quan trọng của họ trong việc giáo dục con cái. Để phát huy những tác động tích cực của nền KTTT đến giáo dục gia đình hiện nay, công tác tuyên truyền giáo dục cần thực hiện nhiều nội dung như: nâng cao trình độ dân trí và năng lực giáo dục cho các bậc phụ huynh, có những định hướng về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại, tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, tri thức cho con cái, định hướng những yêu cầu chung về nguồn lao động trong nền KTTT hiện nay… Đồng thời công tác tuyên truyền cần chỉ ra những hạn chế, những tiêu cực của nền KTTT như: khoảng cách giàu nghèo, tệ nạn xã hội, đề cao giá trị vật chất, đạo đức sói mòn… đang ảnh hưởng đến bộ phận người tham gia kinh tế, nhân cách lớp trẻ, đặc biệt ở các khu vực nền kinh tế phát triển mạnh, vùng sâu vùng xa với trình độ dân trí thấp. Do vậy đòi hỏi trách nhiệm rất lớn của các bậc phụ huynh, các thành viên trong gia đình về kiến thức, thời gian, công sức, tâm huyết, tình cảm, sự nghiêm túc trong giáo dục lớp trẻ.
Thứ hai: tuyên truyền giáo dục nâng cao trình độ dân trí và năng lực giáo dục cho các bậc phụ huynh để đáp ứng được việc truyền thụ tri thức, đạo đức cho con cái. Trước đây việc giáo dục con cái chỉ đòi hỏi bố mẹ cần có ít kiến thức, kinh nghiệm để truyền đạt cho trẻ. Nhưng với sự phát triển của nền KTTT hiện nay, đòi hỏi nhiều hơn nữa về mặt tri thức, kinh nghiệm, đạo đức ở các nhà giáo dục. Do vậy các cấp chính quyền cần có chính sách, biện pháp đào tạo góp phần nâng cao trình độ học vấn, tri thức, kỹ năng cho các bậc phụ huynh, đặc biệt đối với các bậc cha mẹ ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Các cơ quan chức năng cần mở những lớp bồi dưỡng về giáo dục gia đình tại địa phương, các trung tâm tư vấn giáo dục để các bậc cha mẹ có thể hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn về giáo dục cho con cái trong gia đình. Chỉ có trang bị kiến thức tốt thuộc các lĩnh vực đạo đức, tri thức về tâm sinh lý của trẻ, về phòng chống bệnh tật, về các kiến thức xã hội hiện nay mới là giải pháp cơ bản để nâng cao và tăng cường vai trò giáo dục của gia đình đối với lớp trẻ.
Thứ ba: tuyên truyền các văn bản pháp luật hôn nhân, gia đình để giúp nâng cao sự hiểu biết về vị trí vai trò, trách nhiệm nghĩa vụ của mỗi thành viên trong gia đình đối với nhau. Thêm vào đó các cấp chính quyền ở mỗi địa phương cần tuyên truyền những thay đổi phù hợp về phương pháp giáo dục với nội dung giáo dục và sự phát triển của xã hội đến từng hộ dân. Nội dung giáo dục cần được hoàn thiện hơn theo hướng đào tạo ra lớp trẻ có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, có đạo đức, có tính tự lập, năng động sáng tạo… đáp ứng được những yêu cầu chung của quá trình phát triển kinh tế đất nước. Để làm được điều này cần thực hiện tốt sự kết hợp giữa những phương pháp giáo dục truyền thống như: uy quyền, tâm sự, thuyết phục, truyền miệng, tình cảm… với những phương pháp giáo dục hiện đại như: thông qua sách báo, đài, tivi, internet. Tôn trọng nhân cách cá nhân, tự trọng, chú ý tới những nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của trẻ. Việc giáo dục cần nghiêng về sự định hướng để con cái tự phân biệt đúng sai, tự điều chỉnh, nhằm phát huy tính
năng động sáng tạo kết hợp với sự cô vũ khích lệ trẻ và răn đe nghiêm khắc những hành động sai. Tránh tình trạng quá hà khắc song cũng không nuông chiều dễ dãi đối với trẻ gây ra tâm lý ý lại, hưởng thủ, không quan tâm tới người khác ở trẻ.
Thứ tƣ: tuyên truyền cho các hộ gia đình về tác động của nền KTTT đến chức năng kinh tế trong gia đình góp phần nâng cao nhận thức, phát triển kinh tế hộ gia đình, đặc biệt là những hộ gia đình ở vùng sâu vùng xa với nền kinh tế còn khó khăn. Việc nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh về tác động vai trò, vị trí, điều kiện, cách thức để phát triển kinh tế chính là đảm bảo cơ sở cho hoạt động giáo dục con cái trong gia đình. Tuyên truyền để người dân nhận thấy những tác động tích cực của nền KTTT đến hoạt động kinh tế của tỉnh nói chung và từng hộ gia đình nói riêng: xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, áp dụng khoa học kỹ thuật, thị trường đầu vào đầu ra, những cơ hội phát triển kinh tế gia đình trên các lĩnh vực khác nhau. Đồng thời tuyên truyền cho người dân về những tác động tiêu cực, gây bất lợi cho kinh tế hộ gia đình như: cạnh tranh không lành mạnh, phá sản, gian lận, lừa đảo…để người dân có kiến thức tốt trong làm ăn kinh tế góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mỗi gia đình. Kinh tế gia đình được đảm bảo là nền tảng vững chắc cho quá trình giáo dục con cái được thực hiện tốt hơn. Thực tế đã cho thấy, nghèo đói là nguyên nhân gây ra lục đục trong nội bộ gia đình, những áp lực kinh tế đè nặng lên người chủ gia đình gây ra sự tranh cãi, tâm lý chán nản dễ sa vào các tệ nạn xã hội dẫn tới tình trạng: nợ nần, bạo lực gia đình, người già không được nuôi dưỡng, con cái không được chăm sóc giáo dục. Ngoài ra những khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa do đời sống gia đình quá đói nghèo khiến các bậc phụ huynh phải đi làm xa nhà để lại con cái cho ông bà chăm sóc, gây ra tình trạng thiếu hụt sự quan tâm, tình cảm yêu thương của cha mẹ khiến trẻ phát triển không hoàn thiện. Những hộ gia đình ở khu vực thành phố, kinh tế phát triển giúp đời sống nâng cao đảm bảo cho
trẻ phát triển hoàn thiện về trí lực, thể lực nhưng lại gây ra sự thiếu hụt tình cảm ở trẻ do cha mẹ mải làm kinh tế. Các bậc phụ huynh mải mê làm kinh tế, đề cao giá trị vật chất mà xem nhẹ giá trị đạo đức, giáo dục gia đình dễ đẩy trẻ đến tình trạng tự kỉ, trầm cảm, mắc các tệ nạn xã hội từ rất sớm. Do vậy việc nâng cao nhận thức, hành động của mỗi bậc phụ huynh trong việc phát triển kinh tế gia đình dưới sự tác động của nền KTTT với tác động hai chiều có một vị trí quan trọng trong phát triển đời sống vật chất và tinh thần cũng như giáo dục con cái hiện nay.
Thứ năm: thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục phải tiến hành thông qua các kênh như: sách báo, đài phát thanh, ti vi, áp phích băng rôn, tờ rơi, tọa đàm tại các buổi họp của tổ dân phố. Sự phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể tại địa phương như: hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội chữ thập đỏ…với các bậc phu huynh để tổ chức các buổi sinh hoạt hàng tháng nhằm trao đổi những kinh nghiệm nuôi dạy, giáo dục con cái, những khó khăn cần được hỗ trợ. Những gia đình nuôi dạy con cái tốt có thể được tuyên dương, còn những gia đình còn hạn chế yếu kém cần được hỗ trợ khắc phục. Đồng thời phê bình những gia đình bỏ bê công việc chăm sóc người già, nuôi dạy con cái, vợ chồng anh em bất hòa. Công tác tuyên truyền, giáo dục về tầm quan trọng của phát triển kinh tế, giáo dục gia đình hiện nay với các hình thức phong phú góp phần nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế gia đình phù hợp với chức năng giáo dục gia đình hiện nay. Trên cơ sở đó để mỗi hộ gia đình có những thay đổi mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với sự phát triển chung của nền KTTT nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của nó. Đồng thời biết kế thừa phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, gia đình và tiếp thu những giá trị tiến bộ hiện đại của thời đại. Việc đổi mới thực hiện các biện pháp tuyên truyền giáo dục đối với các cấp chính quyền, mỗi người dân có ảnh hưởng quan trọng trong việc
giáo dục gia đình hiện nay. Do vậy nó cần được thực hiện nghiêm túc và phổ biến ở mọi khu vực của tỉnh, đặc biệt ở các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa nhằm nâng cao chất lượng của giáo dục gia đình.