Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của kinh tế thị trường đến giáo dục gia đình ở thái nguyên hiện nay (Trang 83 - 92)

8. Kết cấu của luận văn

2.2 Giải pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của

2.2.1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

chủ nghĩa

Đảng và Nhà nước ta xác định mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam đó là xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN. Nền KTTT ở nước ta mới được xây dựng nên vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém sau: nền kinh tế của chúng ta đang trong thời kì quá độ nên còn tồn tại đan xen nhiều thành phần kinh tế với nhiều loại hình kinh tế vừa hợp tác vừa cạnh tranh nhau; kinh tế ở nước ta còn kém phát triển về số lượng mặt hàng, chủng loại, khối lượng hàng lưu thông còn hạn chế, kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ, đội ngũ quản lý yếu kém về trình độ chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng thể chế, chế độ sở hữu, quản lý, phân phối chưa bắt kịp những yêu cầu và đòi hỏi của công cuộc đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế; yếu tố thị trường và các loại thị trường mới phát triển chậm, manh mún, thiếu đồng bộ, vận hành chưa thông suốt; nguồn lực của quốc gia như đất đai, tài nguyên, lao động, vốn, ngân sách nhà nước chưa được quản lý và phân bổ sử dụng một cách hợp lý có hiệu quả; tài sản công bị phân tán; bản sắc văn hóa dân tộc đang bị phai nhạt dần, đạo đức con người đang bị sói mòn… đã có những ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phát triển kinh tế gia đình, đạo đức của người tham gia kinh tế làm suy giảm chức năng giáo dục lớp trẻ trong gia đình ở Thái Nguyên hiện nay. Điều đó cho thấy quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền KTTT định hướng XHCN vẫn còn nhiều thiếu sót trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế. Thể chế hiện nay chưa tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, phát huy nội lực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gây ra những khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển mọi mặt của đời sống xã hội đang tạo ra những hạn chế trong quá trình

xác định những mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục con cái trong mỗi gia đình ở Thái Nguyên hiện nay. Trong Đại hội Đảng lần thứ XI chúng ta đã tiếp tục xác định việc “ tiếp tục hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN” đó là “ hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, các quy định, quy tắc chế định, điều tiết hành vi của mọi chủ thể (cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ kinh doanh, người lao động…), mọi quá trình (sản xuất, lưu thông) diễn ra trong nền kinh tế nhằm tạo điều kiện pháp lý cho sự hình thành vận hành thông suốt và phát triển nền KTTT định hướng XHCN” Qúa trình xây dựng hoàn thiện thể chế KTTT đúng đắn sẽ hoàn thành những mục tiêu về phát triển lực lượng sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật tạo ra sự năng động hiệu quả của nền kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực hiện có. Đồng thời tăng thêm các nguồn lực bằng cách tiết kiệm, tích lũy và đầu tư hiện đại hóa, đổi mới cơ cấu kinh tế tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đưa các hộ gia đình ở khu vực huyện vùng cao, vùng sâu vùng xa như: Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ, Đại Từ… ra khỏi tình trạng nghèo đói, kém phát triển tạo cơ sở kinh tế vững chắc cho quá trình giáo dục gia đình. Cùng với đó giảm thiểu các tác động tiêu cực từ nền KTTT đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, các khía cạnh trong giáo dục gia đình như: mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục con cái trong mỗi hộ gia đình ở Thái Nguyên hiện nay. Để làm được điều đó Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền ở Thái Nguyên phải thực hiện tốt các vấn đề sau:

Thứ nhất: xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, chính sách và các điều kiện bảo đảm cho nền KTTT định hướng XHCN phát triển thuận lợi, theo hướng tiến bộ góp phần giảm thiểu sự ảnh hưởng tiêu cực từ nền KTTT đến mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục trong gia đình hiện nay.

Hệ thống pháp luật nắm giữ vai trò quan trọng trong thực hiện phát triển KTTT. Pháp luật có hoàn chỉnh, đúng đắn thì các thành phần kinh tế mới hoạt động bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh Thái

Nguyên phát triển theo hướng tiến bộ, góp phần xóa đói giảm nghèo ở các huyện vùng sâu vùng xa, xã vùng cao ở tỉnh. Đồng thời thông qua hệ thống pháp luật Nhà nước mới có thể quản lý hiệu quả nền KTTT, giảm thiểu các tác động tiêu cực như: tệ nạn xã hội, hố sâu giàu nghèo, suy thoái đạo đức… và phát huy tối đa những nguồn lực, ảnh hưởng tích cực từ nền kinh tế đến các khía cạnh trong giáo dục gia đình theo hướng tiến bộ. Xây dựng hệ thống pháp luật, các chính sách phải đồng bộ và phù hợp đảm bảo cho sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh diễn ra công bằng ở các mặt góp phần thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển tạo cơ sở cho quá trình giáo dục con cái, đặc biệt ở những huyện vùng cao, vùng sâu vùng xa có tỉ lệ hộ nghèo cao hiện nay. Hệ thống đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước sẽ được hệ thống lại thành những bộ luật, văn bản có tính pháp lý là cơ sở cho việc phát huy những tác động tích cực từ nền KTTT đến chức năng giáo dục gia đình, giảm thiểu những tác động tiêu cực của nó.

Hiện nay, KTTT với những mặt trái của nó đang tác động tới chức năng giáo dục gia đình làm chệch hướng đi những mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, sự phối kết hợp giữa gia đình- nhà trường-xã hội; việc đầu tư thời gian giáo dục con cái…đang làm suy giảm chức năng giáo dục của gia đình. Hơn thế nữa, tỉnh Thái Nguyên đang trong giai đoạn xây dựng CNH-HĐH, tiến hành mở cửa hội nhập quốc tế theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nên cần có đội ngũ lao động giỏi tri thức, đạo đức tốt, kỹ năng nghề nghiệp và các đức tính phẩm chất cần có trong nền KTTT. Do vậy xây dựng hệ thống luật pháp nói chung và những quy định luật pháp liên quan đến việc phát triển nền KTTT nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực và phát huy các tác động tích cực của nó đến chức năng giáo dục gia đình ở Thái Nguyên giữ một vị trí quan trọng.

Thứ hai: nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân Thái

Nguyên trong quản lý, phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống kinh tế của mỗi gia đình, tạo điều kiện cho quá trình giáo dục trong gia đình.

Ở nước ta KTTT định hướng XHCN là nền kinh tế có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước thông qua một hệ thống luật pháp, chính sách phát triển kinh tế nhằm đảm bảo nền kinh tế hoạt động tốt, tránh sự tranh chấp giữa các chủ thể kinh tế. Sự định hướng XHCN ở đây được thể hiện trước tiên ở sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đa dạng của các hình thức sở hữu với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, cơ chế chính sách, chiến lược, kế hoạch. Các thành phần kinh tế và các hình thức sở hữu trong nền kinh tế cùng tồn tại phát triển, vừa hợp tác vừa đấu tranh lẫn nhau trong khuôn khổ luật pháp. Các thành phần kinh tế đều giữ vai trò quan trọng trong quá trình cấu thành nên nền kinh tế quốc dân của nước ta, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò lãnh đạo, tổ chức quản lý nền KTTT định hướng XHCN nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa sự phát triển, tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Tạo cơ sở vững chắc cho nền kinh tế nước ta hội nhập với KTTT của các nước trong khu vực và thế giới góp phần phát triển nền kinh tế của nước nhà nói chung, tỉnh Thái Nguyên nói riêng tạo ra nhiều điều kiện cho quá trình giáo dục con cái ở mỗi hộ gia đình. Nhà nước trong nền kinh tế là người giữ vai trò then chốt, thực hiện sự điều tiết và quản lý kinh tế, đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Do vậy việc xác lập cụ thể vai trò chủ thể của Nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN để Nhà nước vừa định hướng, kiến tạo phát triển thị trường, tạo lập môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh, khuyến khích cạnh tranh, vừa thúc đẩy hội nhập và phát triển, bảo đảm toàn dân được hưởng thành quả của sự tăng trưởng, thịnh vượng. Nhà nước có những thể chế kiến tạo phát triển, các công cụ điều tiết và kiểm soát nhằm khắc phục các khuyết tật và sửa chữa những bất cập, hạn chế nhờ vậy mà giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực của nền KTTT đến mọi mặt của đời sống xã

hội, trong đó có chức năng giáo dục gia đình ở Thái Nguyên. Để có thể phát huy tốt vai trò của Nhà nước trong hoàn thiện thể chế KTTT giúp hạn chế những tác động tiêu cực của nó cần thực hiện những điểm sau:

Nhà nước cần tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, trong đó đặc biệt là luật pháp kinh tế sao cho phù hợp với điều kiện khách quan, cơ chế thị trường nhằm tạo ra môi trường thuận lợi, công bằng cho các thành phần kinh tế phát triển giúp cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất và tinh thần làm cơ sở cho quá trình giáo dục trong gia đình ở Thái Nguyên hiện nay.

Nhà nước cần xây dựng môi trường hoạt động kinh tế thuận lợi, khuyến khích mọi chủ thể kinh tế phát triển tốt nhất loại hình kinh doanh của mình. Tạo ra môi trường pháp lý, cơ chế kinh doanh thuận lợi để phát huy mọi nguồn lực đầu tư cho quá trình phát triển kinh tế tại tỉnh Thái Nguyên.

Nhà nước cần chú ý tới sự phân bố hợp lý giữa các thành phần kinh tế, giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội chiếm vị trí quan trọng trong xây dựng phát triển nền kinh tế của một đất nước. Sự phân bố, quản lý của Nhà nước trong vấn đề này không chặt mà để các thành phần kinh tế phát triển theo cơ chế tự phát sẽ dẫn tới các chủ thể kinh tế chỉ tập trung đầu tư vào các ngành lợi nhuận cao như: khai thác khoáng sản, chè, xi măng, điện tử...ở Thái Nguyên. Trong khi đó các lĩnh vực khác như sản xuất các ngành nghề truyền thống mây tre đan, trồng rừng, chăn nuôi sản xuất không được chú ý đầu tư dẫn đến sự thụt lùi về trình độ, chênh lệch mức thu nhập và đời sống của người lao động giữa các khu vực trong tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Trong đó chú ý tập trung vào phát triển hộ kinh tế gia đình tạo điều kiện sử dụng mọi nguồn lực của gia đình để phát triển kinh tế hộ ở Thái Nguyên nhằm tạo ra những cơ sở, điều kiện thuận lợi cho quá trình giáo dục con cái. Đặc biệt những gia đình hộ nghèo, cận nghèo thuộc các huyện vùng cao, vùng sâu khó khăn của tỉnh cần được đầu tư xây dựng các trang

thiết bị, hướng dẫn, hỗ trợ cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế góp phần nâng cao mức thu nhập của người dân khu vực trên ngang với mặt bằng chung của tỉnh, từng bước thoát khỏi đói nghèo là cơ sở quan trọng để đầu tư cho giáo dục con cái trong gia đình.

Tăng cường vai trò của Nhà nước trong quá trình điều tiết thị trường, quản lý nền kinh tế qua chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng… để giảm thiểu sự lạm phát, khủng hoảng của thị trường đến hoạt động sản xuất kinh doanh gây ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế của người dân trong tỉnh. Đảm bảo tính tích cực và bền vững của nền kinh tế, hạn chế những rủi ro và tác động từ yếu tố thị trường đến nền kinh tế, văn hóa đạo đức của người tham gia kinh tế, giúp các bậc phụ huynh có định hướng tiến bộ trong giáo dục con cái ở gia đình. Hiện nay kinh tế hộ gia đình ở Thái Nguyên đang gặp nhiều khó khăn về vốn, cách quản lý, quy mô nhỏ, thị trường đầu ra đầu vào, dễ phá sản do gặp phải những rủi ro từ thị trường… ảnh hưởng đến kinh tế gia đình làm giảm sút các điều kiện kinh tế trong giáo dục gia đình cho thế hệ trẻ. Do vậy cần có sự đầu tư, hỗ trợ từ Nhà nước về môi trường cạnh tranh lành mạnh, thị trường đầu ra của các mặt hàng, bình ổn giá tránh tình trạng lạm phát, có sự định hướng vào sản xuất những mặt hàng chiến lược để xuất khẩu ở Thái Nguyên.

Nhà nước cần phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân để thường xuyên thanh tra kiểm tra và xử lý nghiêm đối với những hành vi trốn thuế, gian lận kinh tế, cạnh tranh không lành mạnh, đầu cơ tích trữ để lũng đoạn trị trường, bán phá giá, làm hàng giả hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân, ô nhiễm môi trường, đạo đức của người làm kinh tế… để tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh đảm bảo sự ổn định trong hoạt động kinh tế của các chủ thể, hạn chế sự suy thoái đạo đức, hoạt động kinh tế phi pháp của những người tham gia kinh tế gây ảnh hưởng xấu đến quá trình xác định mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục con cái hiện nay trong gia đình.

Tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức về vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội và của người dân trong tỉnh để phát triển nền KTTT định hướng XHCN theo hướng tiến bộ, giảm thiểu các tác động tiêu cực. Nâng cao nhận thức của các tổ chức chính trị xã hội, mỗi người dân về những ảnh hưởng tiêu cực và tích cực của KTTT đến giáo dục gia đình giúp cho quá trình giáo dục con cái trong gia đình diễn ra theo hướng tiến bộ, hạn chế những tiêu cực của nó tới giáo dục con cái. Hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để các tổ chức dân cử, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp và nhân dân tham gia hiệu quả vào quá trình hoạch định, thực thi và giám sát thực hiện luật pháp, các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba: hoàn thiện tính đồng bộ của hệ thống thị trường và các yếu tố thị trường nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của nó đến chức năng giáo dục trong gia đình

Hệ thống thị trường ở nước ta hiện nay mới đang hình thành và phát triển nên gặp những rào cản của hệ thống thể chế kinh tế cũ làm biến dạng các quan hệ thị trường gây ra những hạn chế cho nền kinh tế chung của tỉnh Thái Nguyên, kinh tế riêng của mỗi hộ gia đình tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình giáo dục con cái trong gia đình. Cho nên để đảm bảo sự đồng bộ các yếu tố thị trường nhằm phát triển kinh tế làm cơ sở cho quá trình giáo dục trong gia đình ở tỉnh Thái Nguyên cần thực hiện tốt các vấn đề sau:

Hoàn thiện môi trường pháp lý cho thị trường ở Thái Nguyên hoạt động minh bạch. Văn kiện đại hội XI đã chỉ ra rằng cần sớm hoàn thành việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh doanh phù hợp với điều kiện Việt Nam bảo vệ thị trường nội địa, đồng thời tuân thủ những quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của kinh tế thị trường đến giáo dục gia đình ở thái nguyên hiện nay (Trang 83 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)