8. Kết cấu của luận văn
1.2 Kinh tế thị trƣờng và kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa
1.2.2 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Việt Nam tiến hành phát triển nền KTTT có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN là một sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp với xu thế khách quan của thời đại. Đây là sự tiếp thu các thành tựu của nhân loại đã đạt được, đồng thời phát huy các giá trị tích cực của CNXH. KTTT định hướng XHCN không phải sự kết hợp chủ quan, thiếu tính logic giữa KTTT với chủ nghĩa xã hội mà đó là kết quả của sự nhận thức đúng đắn các quy luật khách quan tất yếu của thời đại; sự tính toán có khoa học từ những kinh nghiệm mà các nước trên thế giới đã đạt được trong quá trình xây dựng nền KTTT. Nhằm tìm ra cho đất nước một mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa…đồng thời phù hợp với xu thế đang phát triển của
thời đại để phát triển kinh tế đưa nước ta tham gia vào hội nhập quốc tế. Nhận thấy tầm quan trọng của việc xác định mô hình kinh tế phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước, vào năm 1986 Đảng tiến hành đổi mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền KTHH nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Thực hiện phát triển nền KTTT định hướng XHCN tiếp tục được Đảng khẳng định rõ tại đại hội IX: chủ trương xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN. Đó là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Bản chất của nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta là một nền kinh tế mới trong lịch sử phát triển KTTT. Nó vừa có được những đặc điểm chung của nền KTTT đồng thời có cả những yêu cầu đặc thù của Việt Nam. Nó vừa tuân theo những quy luật của KTTT, vừa chịu sự tác động của các nguyên tắc và bản chất của CNXH. Đây là kiểu tổ chức kinh tế có quá trình đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế còn thấp. Nền kinh tế cần hoạt động để đạt được mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh. Nó là một nền kinh tế mà tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhưng trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế đều hoạt động theo khuôn khổ luật pháp của nhà nước theo định hướng XHCN nhằm phát huy những mặt tích cực của nền KTTT, vừa hạn chế những tác động tiêu cực của KTTT tạo cơ sở kinh tế vững chắc cho quá trình xây dựng CNXH.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế mang tính chất chung của một nền kinh tế thị trường nhưng lại có tính đặc thù là dựa trên những nguyên tắc và bản chất, định hướng của xã hội chủ nghĩa. Những nguyên tắc và tính định hướng của nền KTTT ở nước ta đã được xác định rõ như sau “Nền KTTT định hướng XHCN là nền kinh tế trong đó có các thiết chế, công cụ và nguyên tắc vận hành KTTT được tự giác tạo lập và sử dụng để giải phóng triệt để sức sản xuất, từng bước cải thiện đời
sống của nhân dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phát triển kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói, giảm nghèo; từng bước làm cho mọi thành viên xã hội đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường... giải quyết tốt vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội. Phát huy quyền làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng” [16, tr139 -140].
Nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta có những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất: nền KTTT là mô hình kinh tế trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Đây là thời kì mà các yếu tố của chủ nghĩa xã hội đang được xây dựng và phát triển lên cao. Bên cạnh đó trong nền kinh tế còn tồn tại nhiều thành phần và đặc điểm đan xen nhau. KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là mô hình có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước thông qua một hệ thống luật pháp, chính sách phát triển kinh tế nhằm đảm bảo nền kinh tế hoạt động tốt, tránh sự tranh chấp giữa các chủ thể kinh tế.
Thứ hai: nền KTTT định hướng XHCN thì sự định hướng XHCN được thể hiện trước tiên ở sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế vừa hợp tác vừa đấu tranh lẫn nhau trong khuôn khổ pháp luật, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò lãnh đạo, tổ chức quản lý nền KTTT định hướng XHCN nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa sự phát triển, tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.
Thứ ba: nền KTTT định hướng XHCN thể hiện mối quan hệ hợp lý giữa ba vấn đề là sở hữu, quản lý, phân phối.
Vấn đề sở hữu: nền KTTT định hướng XHCN tồn tại sự đa dạng các quan hệ sở hữu, trong đó chế độ sở hữu công hữu giữ một vị trí chủ đạo. Tính định hướng XHCN đòi hỏi cần phát triển nền kinh tế nhiều thành phần phải củng cố phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác trở thành nền tảng kinh tế.
Vấn đề quản lý: sự vận hành của nền KTTT ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo và quản lý của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo hướng tích cực, hạn chế sự tiêu cực từ nền KTTT. Đồng thời thực hiện tốt mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh, đảm bảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội diễn ra hài hòa.
Vấn đề phân phối: nền KTTT định hướng XHCN không những thúc
đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế mà nó còn phải đảm bảo tốt các vấn đề công bằng bình đẳng. Trong đó phải đề cao nguyên tắc phân phối theo kết quả lao động và các nguồn lực đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, phân phối qua phúc lợi xã hội.
Thứ tƣ: hiện nay trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta còn đang tồn tại những yếu kém sau:
Thứ nhất: nền KTTT đang còn trong thời kì quá độ, được xác định ở chỗ trong nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần kinh tế với nhiều loại hình kinh tế đan xen nhau như sản xuất hàng hóa XHCN, sản xuất hàng hóa TBCN…vừa có sự hợp tác lẫn đấu tranh với nhau.
Thứ hai: KTTT ở nước ta còn tồn tại ở trình độ kém phát triển ở số lượng mặt hàng, chủng loại ít, khối lượng hàng lưu thông còn hạn chế, kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ. Do vốn đầu tư còn thấp dẫn tới chi phí sản xuất ítlà một trong những nguyên nhân làm cho sức cạnh tranh giảm sút. Bên cạnh đó
đội ngũ quản lý doanh nghiệp còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, thiếu kin nghiệm thực tế cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng phát triển chậm của nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Thứ ba: nền kinh tế của nước ta đang phát triển theo hướng hội nhập thị trường thế giới. Công cuộc cách mạng khoa học xã hội công nghệ tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển đến trình độ cao tạo điều kiện cho sự quốc tế hóa nền kinh tế. Do vậy phát triển kinh tế cần dựa vào cả điều kiện trong và ngoài nước. Sự hội nhập quốc tế đã tạo ra cả những cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế nước nhà.
Thứ tư: vấn đề phát triển kinh tế phải gắn với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm hiện nay, đặc biệt trong công cuộc hội nhập mở cửa giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước khác trên thế giới. Cùng với sự mở cửa ấy nền kinh tế đang có những cơ hội lớn để phát triển, văn hóa nước nhà được giới thiệu quảng bá trên thế giới thì vấn đề bản sắc văn hóa cũng đang giảm sút nghiêm trọng. Sự du nhập của các nền văn hóa xấu đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới văn hóa của dân tộc, bản sắc văn hóa đang bị mai một dần đi.