Lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán quốc tế thực hiện (Trang 58 - 105)

2.2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN

2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán

2.2.1.1 Chuẩn bị kiểm toán

Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng

Khi nhận được lời mời kiểm toán BCTC năm 2021 của Công ty TNHH ABC là khách hàng cũ của iCPA, để đưa ra quyết định có tiếp tục chấp nhận kiểm toán hay không, KTV của iCPA tiến hành nghiên cứu hồ sơ kiểm toán các năm trước đồng thời cập nhật những thay đổi về thành phần ban lãnh đạo, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ABC trong năm 2021.

Đối với khách hàng cũ, tất cả những thông tin về doanh nghiệp đã thu thập vào những lần kiểm toán trước đó và được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán năm trước lưu tại công ty. Do vậy, KTV chỉ thu thập bổ sung những thông tin mới phát sinh trong năm kiểm toán hiện tại, đặc biệt là những thay đổi trong chính sách kế toán, những thương vụ mua bán, sáp nhập hoặc hợp nhất.

SV: Đào Thị Yến Lớp: CQ56/22.04

51

Bảng 2.4: Bảng câu hỏi duy trì khách hàng cũ

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ

Tên Ngày

Tên khách hàng: Công ty TNHH ABC Người thực hiện HHD 04/01/22

Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2021 Người soát xét 1 NHH 04/01/22

Nội dung: Bảng câu hỏi duy trì khách hàng cũ Người soát xét 2 NNP 04/01/22

Mục tiêu và các thủ tục kiểm tra chi tiết Tham chiếu/Ghi chú

Mục tiêu - Để đảm bảo rằng các công việc thực hiện cho khách hàng không chứa đựng các rủi ro quá mức có thể chấp nhận được

1. Quyết định xem liệu công ty có thể dựa vào sự chính trực của Ban Điều hành khách hàng và liệu việc phục vụ khách hàng có gây hại tới uy tín, danh tiếng của Công ty không. Cần xem xét:

- Các hiểu biết có được thông qua các công việc của các bộ phận khác trong công ty;

- Thông tin từ báo chí, truyền thông; - Mối quan hệ của khách hàng với các cơ quan quản lý; và

Không có nghi ngờ về việc công ty có thể dựa vào sự chính trực của Ban Điều hành khách hàng và việc phục vụ khách hàng có gây hại tới uy tín, danh tiếng của Công ty. Không

Có NA

SV: Đào Thị Yến Lớp: CQ56/22.04

52

- Thái độ của khách hàng tới việc lập báo cáo tài chính trung thực

2. Nếu có nghi ngờ từ các xem xét nêu trên, quyết định liệu rủi ro tiềm tàng có thể được loại bỏ bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa bổ sung, như:

- Các thủ tục bổ sung, đặc biệt là xác nhận từ bên thứ ba; hay

- Bổ sung thêm việc soát xét công việc từ một thành viên kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán (reviewer)

Không có thông tin để nghi ngờ tính không chính trực của ban điều hành nên không cần thiết áp dụng các biện pháp phòng ngừa bổ sung

Mục tiêu - Để đảm bảo rằng công ty có đủ khả năng để thực hiện dịch vụ chuyên ngành này

3. Quyết định liệu công ty có đủ năng lực để thực hiện dịch vụ khách hàng yêu cầu. Xem xét việc cần có các kỹ năng đặc biệt để xử lý các yêu cầu riêng hay đặc biệt về báo cáo của khách hàng

Công ty có đủ năng lực để thực hiện dịch vụ khách hàng yêu cầu. Với hợp đồng này không cần có các kỹ năng đặc biệt để xử lý các yêu cầu riêng hay đặc biệt về BCTC của khách hàng

4. Xác nhận rằng công ty sẽ có đủ nguồn lực để có thể thực hiện đầy đủ công việc theo thời gian khách hàng yêu cầu.

Công ty sẽ có đủ nguồn lực để có thể thực hiện đầy đủ công việc theo thời gian khách hàng yêu cầu

SV: Đào Thị Yến Lớp: CQ56/22.04

53 Mục tiêu - Đảm bảo rằng khách hàng

hiểu rõ phạm vi và các điều khoản của hợp đồng kiểm toán và đồng ý với kiểm toán viên và không có sự kiện nào phát sinh làm cho kiểm toán viên phải thay đổi quyết định về việc tiếp tục duy trì khách hàng

5. Xem xét liệu có các sự kiện nào phát sinh có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa công ty kiểm toán và khách hàng. Cần thực hiện nếu:

- Có thay đổi quan trọng về quản lý và sở hữu công ty;

- Khách hàng thay đổi đơn vị tư vấn luật; - Khách hàng có sự thay đổi đảo ngược về tình hình tài chính;

- Khách hàng kiện tụng tranh chấp với bên thứ ba;

- Khách hàng có thay đổi bản chất kinh doanh;

- Có thay đổi phạm vi công việc kiểm toán phải thực hiện;

Đảm bảo các thủ tục cần thiết đã được thực hiện để hồi đáp lại các vấn đề nêu trên, bao gồm cả việc đánh giá lại về tính độc lập của công ty, xem xét lại sự chính

Không có các sự kiện phát sinh có thể ảnh hưởng tới mới quan hệ giữa công ty kiểm toán và khách hàng Không Không Không Không Không Không

SV: Đào Thị Yến Lớp: CQ56/22.04

54 trực của Ban Giám đốc khách hàng và xem xét lại trách nhiệm của công ty đối với việc chống rửa tiền (nếu phù hợp) 6. Đánh giá xem có điều khoản nào của hợp

đồng kiểm toán mới phải điều chỉnh, bổ sung không. Nếu vậy, gửi dự thảo hợp đồng mới tới khách hàng và đảm bảo rằng khách hàng ký chấp thuận trước khi bắt đầu ký hợp đồng kiểm toán.

Các điều khoản của hợp đồng kiểm toán mới đã được điều chỉnh bổ sung theo sự thống nhất giữa hai bên trước khi ký hợp đồng kiểm toán chính thức.

Kết luận

Dưới góc độ các rủi ro liên quan đến công việc đề xuất (Xem câu hỏi 1 và 2 trên đây) liệu hợp đồng có tiếp tục được chấp nhận

Nếu có

Liệu có bất kỳ biện pháp bảo vệ nào cần được áp dụng để giảm rủi ro

Chỉ rõ bản chất của biện pháp bảo vệ

Không cần thêm các biện pháp bảo vệ bổ sung

Đây là năm thứ ba liên tiếp iCPA tiến hành kiểm toán Công ty ABC. iCPA nhận thấy ABC là Công ty có hệ thống kiểm soát của công ty được xây dựng rất chặt chẽ, các chính sách kế toán đều được áp dụng đúng quy định. Công ty tiến hành đàm phán sơ bộ với lãnh đạo khách hàng về các điều khoản trong hợp đồng, xem xét mức độ rủi ro có thể gặp phải, đánh giá khả năng tiếp tục cung cấp dịch vụ và thống nhất về mức phí kiểm toán

Trong trường hợp này, Công ty ABC đã chủ động mời iCPA cung cấp dịch vụ Kiểm toán thông qua Thư mời kiểm toán. Đại diện của hai bên đã tiến

SV: Đào Thị Yến Lớp: CQ56/22.04

55

hành gặp gỡ để trao đổi và đề xuất yêu cầu của mình đối với cuộc kiểm toán lần này. Việc thỏa thuận các điều khoản trong Hợp đồng kiểm toán cũng đã được bỏ qua do cả hai bên Công ty không có thêm yêu cầu khác đối với cuộc kiểm toán so với những năm trước đó. Do đó, mức độ rủi ro của hợp đồng này ở mức Trung bình, Công ty chấp nhận khách hàng.

Sau khi quyết định tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán cho Công ty TNHH ABC, Công ty tiến hành phân nhóm kiểm toán gồm 01 trưởng nhóm kiểm toán và 03 trợ lý kiểm toán viên.

• Hợp đồng kiểm toán

Trên cơ sở đó, iCPA tiến hành ký hợp đồng kiểm toán số 074/2021/KTTC/HĐKT – iCPA với Công ty ABC. Trong hợp đồng đã nêu rõ các thông tin về Công ty ABC cũng như iCPA:

- Kiểm toán BCTC theo luật định;

- Phí kiểm toán là 50.000.000 VNĐ đã bao gồm thuế VAT;

- Báo cáo Kiểm toán sẽ được phát hành bao gồm 4 bản tiếng Việt và 4 bản tiếng Anh.

• Bố trí nhân sự và thời gian tiến hành cuộc kiểm toán

Thời gian kiểm toán BCTC của Công ty TNHH ABC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2021 được tiến hành trong 6 ngày, bắt đầu từ ngày 06/02/2021 đến hết ngày 12/02/2021 tại văn phòng Công ty TNHH ABC.

Việc đảm bảo tính độc lập của nhóm kiểm toán là yêu cầu bắt buộc trước khi tiến hành cuộc kiểm toán. Do đó, sau khi thực hiện kiểm tra, Ban giám đốc công ty iCPA đưa ra kết luận không có các vấn đề ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV đối với công ty ABC và quyết định phân công nhân sự cho cuộc kiểm toán như sau:

SV: Đào Thị Yến Lớp: CQ56/22.04

56

Tên Công việc thực hiện

Ông HHD Lập kế hoạch, đánh giá KSNB, phân tích sơ bộ, soát xét GTLV các thành viên, tổng hợp kết quả kiểm toán, đồng thời trực tiếp thực hiện kiểm toán liên quan đến vốn chủ sở hữu, nợ dài hạn, các khoản phải thu dài hạn, hàng tồn kho, giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, trả trước cho người bán ngắn hạn, TSCĐ, phải trả người bán ngắn hạn.

Bà NTDL Trực tiếp thực hiện các phần hành: phải thu ngắn hạn của khách hàng, thuế GTGT được khấu trừ, thuế và các khoản phải thu Nhà nước, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả ngắn hạn khác, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, chi phí thuế TNDN hiện hành.

Bà NTT Trực tiếp thực hiện các phần hành: tiền, phải thu ngắn hạn khác, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác, chi phí khác. Bà ĐTY Trực tiếp thực hiện các phần hành: phải trả người lao động, chi

phí trả trước, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

2.2.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán

Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động

Việc tìm hiểu khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ nằm trong chiến lược phát triển và mở rộng chung của iCPA. Tuy nhiên trước khi ký hợp đồng với các khách hàng mới cũng như tiếp tục với các khách hàng truyền thống, thì Công ty đều phải thực hiện việc đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán và xác định rủi ro hợp đồng.

SV: Đào Thị Yến Lớp: CQ56/22.04

57

Các thông tin tìm hiểu chung về khách hàng mà KTV cần thu thập bao gồm: thông tin về lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, hoạt động kinh doanh, chính sách kế toán… của Công ty TNHH ABC. Đồng thời đánh giá những tác động của nền kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh, các vấn đề có ảnh hưởng đến tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính được kiểm toán.

Nội dung tìm hiểu chung về Công ty TNHH ABC được trình bày trong bảng dưới đây

Bảng 2.5: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH ABC

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ

Tên Ngày

Tên khách hàng: Công ty TNHH ABC Người thực hiện HHD 15/01/22

Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2021 Người soát xét 1 NTNL 16/01/22

Nội dung: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh Người soát xét 2 NNP 16/01/22

Mục tiêu: Thu thập hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động để xác định và hiểu các sự kiện, giao dịch và thông tin của khách hàng có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC, qua đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.

Nguồn: Hồ sơ thường trực, trang chủ của công ty, tìm hiểu các cá nhân ở đơn vị khách hàng.

Công việc: Tìm hiểu những thông tin của khách hàng, phỏng vấn các cá nhân liên quan.

SV: Đào Thị Yến Lớp: CQ56/22.04

58

- Tên công ty: Công ty TNHH ABC là doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 030300xxxx do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 10/01/2018.

- Địa chỉ trụ sở: Hà Nội.

- Ngành nghề kinh doanh chính: hoạt động kinh doanh sản xuất linh kiện điện tử. - Người đại diện doanh nghiệp: NAT

II. Thông tin tài chính

- Kỳ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ: Sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ).

- Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014. - Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức Nhật ký chung trên máy vi tính.

- Cơ sở lập Báo cáo tài chính: BCTC được lập trên cơ sở dồn tích.

Đánh giá hệ thống KSNB

Ở giai đoạn này, KTV thu thập thông tin về môi trường kiểm soát và hệ thống kế toán bằng cách tham khảo hồ sơ năm trước và thực hiện phỏng vấn Giám đốc, Kế toán trưởng xem có sự thay đổi trong hệ thống kiểm soát của Công ty không? Qua tìm hiểu KTV thấy không có sự thay đổi nào trong hệ thống KSNB Tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty TNHH ABC. Do đó, KTV sử dụng kết quả kiểm toán năm trước. Hệ thống KSNB của khách hàng được đánh giá ở mức độ trung bình.

Việc đánh giá hệ thống KSNB được trình bày trên giấy làm việc A610: Đánh giá hệ thống KSNB:

SV: Đào Thị Yến Lớp: CQ56/22.04

59

Bảng 2.6. Trích giấy tờ làm việc A610: Đánh giá hệ thống KSNB

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ

Tên Ngày

Tên khách hàng: Công ty TNHH ABC Người thực hiện ĐTY 06/02//2022

Ngày khóa sổ: 31/12/2021 Người soát xét 1 HHD 06/02//2022

Nội dung: ĐÁNH GIÁ VỀ KSNB Ở

CẤP ĐỘ TOÀN DOANH NGHIỆP Người soát xét 2 NTNL 06/02//2022

A. MỤC TIÊU:

Theo quy định và hướng dẫn của CMKiT số 315, việc đánh giá KSNB ở cấp độ doanh nghiệp giúp KTV xác định rủi ro có sai sót trọng yếu (đặc biệt là rủi ro do gian lận), từ đó, lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo.

B. NỘI DUNG CHÍNH:

KSNB ở cấp độ DN thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các mặt hoạt động của DN. Do đó, KSNB ở cấp độ DN đặt ra tiêu chuẩn cho các cấu phần khác của KSNB. Hiểu biết tốt về KSNB ở cấp độ DN sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá KSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng. KTV sử dụng các xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá KSNB ở cấp độ DN bằng cách phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu. Trong biểu này, việc đánh giá được thực hiện cho 05 thành phần của KSNB: (1) Môi trường kiểm soát; (2) Quy trình đánh giá rủi ro; (3) HTTT; (4) Các hoạt động kiểm soát; (5) Giám sát các kiểm soát.

CÁC THÀNH PHẦN CỦA KSNB Không N/A

Mô tả/ Ghi chú

Tham chiếu 1. MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT

1.1 Truyền đạt thông tin và yêu cầu thực thi tính chính trực và các giá trị đạo đức trong DN

SV: Đào Thị Yến Lớp: CQ56/22.04

60

CÁC THÀNH PHẦN CỦA KSNB Không N/A

Mô tả/ Ghi chú

Tham chiếu

- DN có quy định về giá trị đạo đức (ví dụ: trong quy chế nhân viên, nội quy lao động, bộ quy tắc ứng xử…) và các giá trị này có được thông tin đến các bộ phận của DN không (ví dụ: qua đào tạo nhân viên, phổ biến định kỳ…)?

Trong quy định và tôn chỉ hoạt động - DN có quy định nào để giám sát việc tuân thủ

các nguyên tắc về tính chính trực và giá trị đạo đức không?

- Có quy định rõ và áp dụng đúng các biện pháp xử lý đối với các sai phạm về tính chính trực và giá trị đạo đức không?

Phê bình,

trừ lương

1.2 Cam kết đối với năng lực và trình độ của nhân viên

- DN có cụ thể hóa/mô tả các yêu cầu về trình độ, kỹ năng đối với từng vị trí nhân viên không (ví dụ: trong Quy chế nhân viên)?

- DN có chú trọng đến trình độ, năng lực của nhân viên được tuyển dụng không?

- DN có biện pháp xử lý kịp thời đối với nhân viên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán quốc tế thực hiện (Trang 58 - 105)