Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán quốc tế thực hiện (Trang 50 - 55)

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ

2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế

Việt Nam.

Ông đã tham dự nhiều khóa đào tạo quốc tế sâu rộng được tổ chức bởi VACO – Deloitte & Touche. Ông đã lấy chứng chỉ Kiểm toán viên Quốc gia (CPA) năm 2004 và Kiểm toán viên công chứng Úc năm 2017.

Gia nhập iCPA từ tháng 7 năm 2007, ông Dũng hiện là Tổng Giám đốc phụ trách khách hàng đầu tư nước ngoài và khách hàng niêm yết đại chúng.

2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế Quốc tế

Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế hiện đang áp dụng quy trình kiểm toán dựa trên hệ thống hồ sơ kiểm toán thống nhất. Ban kiểm soát chất lượng dịch vụ có nhiệm vụ trách nhiệm xây dựng hồ sơ kiểm toán mẫu trên cơ sở Hồ sơ kiểm toán mẫu do VACPA ban hành và các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Việc áp dụng hồ sơ kiểm toán mẫu đối với tất cả các cuộc kiểm toán sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho công việc và hiệu quả cao trong công việc soát xét hồ sơ kiểm toán. Việc đồng nhất hóa hồ sơ kiểm toán giúp cho việc phối hợp cũng như thay thế khi cần thiết giữa các KTV được thuận lợi. Hồ sơ kiểm toán mẫu là một tài liệu hữu ích giúp các kiểm toán viên mới định hình được toàn bộ quy trình kiểm toán phải thực hiện.

2.1.4.1. Hồ sơ Kiểm toán

Hệ thống hồ sơ kiểm toán mà iCPA đang sử dụng được xây dựng bởi Ban Kiểm soát chất lượng của công ty trên cơ sở hồ sơ kiểm toán mẫu do

SV: Đào Thị Yến Lớp: CQ56/22.04

43

VACPA ban hành cùng các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Hồ sơ kiểm toán của mỗi khách hàng gồm 2 loại:

- Hồ sơ thường trực: là nơi lưu giữ thông tin của khách hàng, phục vụ cho việc tìm hiểu về doanh nghiệp được kiểm toán, đánh giá mức trọng yếu và rủi ro thông qua việc so sánh giữa các năm thực hiện kiểm toán. Hồ sơ này được cập nhật hàng năm khi có sự thay đổi về thông tin của khách hàng.

- Hồ sơ năm bao gồm: bản cứng (lưu lại những giấy tờ thu thập được từ khách hàng phục vụ cho cuộc kiểm toán năm) và bản mềm (chứa các giấy tờ làm việc của KTV, được tích hợp với các ứng dụng word, excel,...).

Hồ sơ kiểm toán của Công ty được trình bày theo thứ tự công việc mà KTV cần thực hiện, chi tiết cho từng giai đoạn của cuộc kiểm toán và được chia thành các phần, đánh số từ 1000 đến 8000 và được lưu trữ ít nhất là 10 năm kể từ ngày Công ty phát hành Báo cáo kiểm toán.

Bảng 2.3: Chỉ mục hồ sơ kiểm toán tại iCPA

1000 Lập kế hoạch

2000 Báo cáo tài chính

3000 Quản lý cuộc kiểm toán

4000 Hệ thống kiểm soát nội bộ

5000 Kiểm tra chi tiết Tài sản

6000 Kiểm tra chi tiết Công nợ

7000 Nguồn vốn

8000 Báo cáo lãi lỗ

2.1.4.2. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán

Sau mỗi mùa kiểm toán, Công ty sẽ tiến hành việc soát xét lại các hồ sơ kiểm toán trên cơ sở thành lập nhóm IPR (Internal Pratice Review) bao gồm

SV: Đào Thị Yến Lớp: CQ56/22.04

44

Chủ nhiệm kiểm toán và các thành viên Ban Giám Đốc với nhiệm vụ là chọn mẫu các hồ sơ kiểm toán đã được thực hiện trong năm để soát xét lại theo nguyên tắc soát xét chéo: Chủ nhiệm kiểm toán, thành viên Ban Giám đốc phụ trách hợp đồng này thì sẽ soát xét lại cho hợp đồng khác.

Việc làm này nhằm đảm bảo ý kiến kiểm toán đưa ra là phù hợp với quy định của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Báo cáo kiểm toán được trình bày thống nhất theo mẫu mà Công ty đã ban hành.

Sau khi lập, bản “Dự thảo Báo cáo kiểm toán” sẽ lần lượt được rà soát bởi KTV, Trưởng nhóm và Chủ nhiệm kiểm toán trước khi gửi tới khách hàng để lấy ý kiến. Tiếp đó, hai bên sẽ thảo luận và đi đến quyết định phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức. Khi đó, Trưởng nhóm sẽ lập “Bản phê chuẩn đối với việc lập, soát xét, phát hành và lưu trữ Báo cáo kiểm toán” trình Chủ nhiệm kiểm toán phụ trách hợp đồng và Chủ nhiệm kiểm toán độc lập.

Cuối cùng, Báo cáo kiểm toán cùng các Biên bản kiểm soát chất lượng và Hồ sơ kiểm toán được trình lên Ban Giám đốc ký duyệt. Sau đó, Báo cáo chính thức sẽ được gửi cho khách hàng, đồng thời tự lưu lại một bản.

Đối với các hợp đồng có rủi ro cao và hợp đồng kiểm toán cho công ty đại chúng, niêm yết thì Ban Giám đốc phải bổ nhiệm một thành viên Ban Giám đốc độc lập hoặc chuyên gia độc lập để thực hiện việc kiểm soát chất lượng đối với các hợp đồng này.

SV: Đào Thị Yến Lớp: CQ56/22.04

45

Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm soát chất lượng sau mỗi mùa kiểm toán

(Nguồn: Báo cáo minh bạch 2021 – iCPA)

Ban giám đốc

Chủ nhiệm kiểm toán Tổng giám đốc

Ban giám đốc Đánh giá về

các lĩnh vực Năng lực và đào tạo KTV Kỹ thuật và thủ tục kiểm toán áp dụng Sự phù hợp của nhóm

kiểm toán với hồ sơ IPR

Lựa chọn hồ sơ kiểm toán Thực hiện kiểm tra, kiểm soát hồ

sơ được chọn Tổng kết lập báo cáo soát xét

Đánh giá chất lượng hồ sơ kiểm toán được kiểm tra

Đánh giá chất lượng nhóm kiểm

SV: Đào Thị Yến Lớp: CQ56/22.04

46

* Đánh giá, trao đổi và khắc phục các khiếm khuyết phát hiện được Trên cơ sở kết quả từ việc soát xét lại các hồ sơ kiểm toán, nhóm IPR cần phải đánh giá, trao đổi các khiếm khuyết phát hiện được với Ban kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán và Ban Giám đốc Công ty. Ban Giám đốc Công ty cần phải đánh giá tính chất của các khiếm khuyết đã được phát hiện.

Ban Giám đốc Công ty phải tổ chức các cuộc họp với thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng và các nhân viên có liên quan để thông báo về các khiếm khuyết phát hiện được qua quá trình giám sát này và đưa ra các hành động khắc phục thích hợp. Có thể gồm các nội dung sau:

- Thực hiện hành động khắc phục thích hợp liên quan đến từng hợp đồng hoặc từng nhân viên công ty;

- Trao đổi về các khiếm khuyết với Ban đào tạo và kiểm soát nguồn lực để cập nhật vào các chương trình đào tạo, chương trình phát triển nhân viên.

- Sửa đổi, bổ sung các thủ tục và chính sách kiểm soát chất lượng;

- Xử lý kỷ luật đối với các nhân viên không tuân thủ các quy định của Công ty đặc biệt là các nhân viên có tái diễn vi phạm.

Hằng năm, Ban Giám đốc Công ty phải tổ chức cuộc họp với toàn thể Ban Giám đốc và tất cả các nhân viên của Công ty để thông báo về kết quả của việc giám sát hệ thống quản lý chất lượng. Các thông tin được trao đổi bao gồm: mô tả về các thủ tục giám sát đã thực hiện, các kết luận rút ra từ các thủ tục giám sát, mô tả về các khiếm khuyết có tính hệ thống, lặp đi lặp lại hoặc các khiếm khuyết nghiêm trọng khác và các hành động đã thực hiện để sửa chữa các khiếm khuyết đó. Thông qua đó, các nhân viên cần có các hành động kịp thời và thích hợp với các sai sót đó và tránh lặp lại các sai sót tương tự trong thời gian tới.

SV: Đào Thị Yến Lớp: CQ56/22.04

47

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán quốc tế thực hiện (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)