Quy trình chung kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH Kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán quốc tế thực hiện (Trang 55 - 58)

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ

2.1.5. Quy trình chung kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH Kiểm toán

Kiểm toán Quốc tế

Quy trình tổ chức công tác kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế iCPA bao gồm 3 bước:

Bước 1. Lập kế hoạch kiểm toán

Việc đánh giá khách hàng, đánh giá rủi ro thực hiện hợp đồng kiểm toán là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo chất lượng kiểm toán. Một hợp đồng kiểm toán chỉ được ký kết khi công ty nhận thấy rủi ro cuộc kiểm toán là có thể chấp nhận được.

- Đánh giá khách hàng: Khách hàng gửi thư mời đến công ty bằng một số hình thức như: gmail, điện thoại, thư mời hay gặp trực tiếp. Trong mọi trường hợp yêu cầu của khách hàng phải được thông báo trực tiếp cho Ban Giám đốc. Công ty cần đánh giá khách hàng trước khi hợp đồng được ký kết.

- Đánh giá môi trường kiểm soát: Thành viên Ban Giám đốc của công ty sẽ xem xét hệ thống KSNB của khách hàng. Tuy vậy, trong thực tế những công ty nhỏ thường không có hệ thống KSNB hữu hiệu. Các thủ tục kiểm toán thường sẽ hướng vào kiểm tra chi tiết. Do đó, tùy vào từng khách hàng có hệ thống KSNB như thế nào, công ty sẽ lựa chọn thủ tục kiểm toán cho phù hợp.

- Đánh giá rủi ro: Thông thường, Chủ nhiệm kiểm toán sẽ đánh giá đặc điểm kinh doanh, kết quả kinh doanh của khách hàng cũng như chính sách quản lý, cùng với đó đánh giá RRKS thông qua bảng đánh giá hệ thống KSNB.

- Xác định mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC và ngưỡng sai sót có thể bỏ qua: Chủ nhiệm kiểm toán căn cứ vào BCTC đơn vị cung cấp và dựa vào GTLV của đơn vị để xác định mức trọng yếu (kế hoạch – thực tế) sau đó thông báo với các thành viên của nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại đơn vị khách hàng và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu

SV: Đào Thị Yến Lớp: CQ56/22.04

48

trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ chưa, cũng như xác định ngưỡng sai sót có thể bỏ qua khi KTV tiến hành tổng hợp các sai sót tại đơn vị để xem có đưa ra bút toán điều chỉnh hay không.

- Lập kế hoạch và chương trình kiểm toán: Kết quả của quá trình lập kế hoạch kiểm toán là chương trình kiểm toán. Đây là cơ sở thực hiện công việc cho KTV trong suốt quá trình kiểm toán. Theo đó việc phân công nhân sự cũng như các phần hành công việc, tiến độ thời gian của cuộc kiểm toán đều được lên kế hoạch nhằm đạt hiệu quả công việc cao nhất.

Đối với một số khách hàng được đánh giá là rủi ro cao trên mức bình thường, cần có sự phê duyệt của thành viên Ban giám đốc độc lập.

Bước 2. Thực hiện kiểm toán

Chủ nhiệm kiểm toán có trách nhiệm soạn thư báo trước 10 ngày gửi khách hàng để thông báo ngày giờ và nội dung dự định kiểm toán, việc soạn thư báo trước được thực hiện bằng điện thoại và email. Thư báo được chuyển cho Trưởng phòng kiểm toán trước khi trình cho Giám đốc ký duyệt. iCPA sẽ đưa ra một cuộc họp với bên khách hàng và cuộc họp cần nêu rõ phương án làm việc và các vấn đề cần hỗ trợ từ khách hàng. KTV sẽ dựa vào chương trình kiểm toán để thu thập bằng chứng liên quan.

Trưởng nhóm kiểm toán có nhiệm vụ phân công và giám sát toàn bộ công việc của nhóm theo kế hoạch kiểm toán đã phê duyệt. Chủ nhiệm kiểm toán có trách nhiệm giám sát công việc của trưởng nhóm và báo cáo tiến độ thực hiện cũng như những khó khăn với Giám đốc để có hướng chỉ đạo. Để công việc kiểm toán đáp ứng nhu cầu về thời gian, Chủ nhiệm kiểm toán đưa ra thư đề nghị các bút toán điều chỉnh hoặc đề nghị giải trình, cung cấp thêm hồ sơ. Sau khi hoàn tất công việc tại khách hàng, Chủ nhiệm kiểm toán hoặc Trưởng phòng

SV: Đào Thị Yến Lớp: CQ56/22.04

49

kiểm toán phải thông báo cho khách hàng trước khi rút về văn phòng Công ty để tổng hợp hồ sơ. Việc lưu trữ vào hồ sơ kiểm toán phải theo đúng quy định của Công ty.

Công việc kiểm toán sẽ bao gồm, nhưng không giới hạn, các công việc sau:

- Kiểm tra, soát xét việc ghi chép kế toán và sổ sách kế toán của Công ty; - Kiểm tra, soát xét Báo cáo tài chính;

- Soát xét các thủ tục thanh toán, các cam kết khác về tín dụng và thanh toán;

- Phân tích tình hình biến động về vốn của Công ty trong kỳ;

- Gửi thư xác nhận đối với các tài khoản ngân hàng, đầu tư, phải thu và phải trả;

- Quan sát thực tế đối với các tài sản cố định chủ yếu của Công ty và kiểm tra việc phản ánh các tài sản đó tại ngày lập Bảng cân đối kế toán;

- Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, hiệu quả kinh doanh và khả năng tài chính của Công ty;

- Thực hiện các thủ tục kiểm toán khác hoặc các thủ tục thay thế cần thiết trong từng trường hợp cụ thể.

Bước 3. Kết thúc kiểm toán

- Tổng hợp kết quả kiểm toán: Sau quá trình kiểm toán, Kiểm toán viên sẽ trao đổi các vấn đề phát sinh với doanh nghiệp để cùng thống nhất xử lý các vấn đề này.

- Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán; - Chuẩn bị dự thảo Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý - Thảo luận về kết quả kiểm toán

SV: Đào Thị Yến Lớp: CQ56/22.04

50

- Đối với những hợp đồng có rủi ro cao thì Báo cáo cần được soát xét bởi thành viên Ban giám đốc độc lập.

- Hoàn chỉnh và phát hành chính thức Báo cáo Kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán quốc tế thực hiện (Trang 55 - 58)