- Các siêu thị thành viên: Là các bộ phận được phân chia để tiêu thụ các mặt
2.2.1. Đặc điểm hoạt động bán nhóm hàng thực phẩm tại Công ty TNHH Thái Hưng
Thái Hưng
2.2.1. Đặc điểm hoạt động bán nhóm hàng thực phẩm tại Công ty TNHHThái Hưng Thái Hưng
2.2.1.1. Danh mục hàng hóa bán của công ty:
Công ty TNHH Thái Hưng là doanh nghiệp buôn bán đa dạng các mặt hàng như thực phẩm, hóa mỹ phẩm, đồ gia dụng, đồ chơi, thời trang….
Các sản phẩm chính được chia thành hai nhóm như sau:
+ Nhóm hàng thực phẩm: Thực phẩm là sản phẩm không thể thiếu và cũng là
mặt hàng được nhiều khách hàng quan tâm nhất. Hiện nay có 2 nhóm thực phẩm chính là thực phẩm đóng gói và thực phẩm tươi sống.
- Thực phẩm đóng gói: Thực phẩm đóng gói là những thực phẩm được chế biến sẵn,
được bao gói và có thời hạn bảo quản trên 24 giờ. Các thực phẩm này được các đơn vị sản xuất kinh doanh thực phẩm trong và ngoài nước chế biến để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về sử dụng các thực phẩm đa dạng và không mất nhiều thời gian chế biến. Đây là nhóm ngành tiêu thụ ổn định có khách hàng cố định, vì vậy chủ đầu tư có thể xoay vòng vốn nhanh. Tuy nhiên bạn cần liên tục cập nhật các sản phẩm mới để đa dạng hàng hóa tạo sự mới mẻ cho khách hàng. Nhóm này thường được chia thành 6 loại, bao gồm:
• Quầy lương thực: cơm gạo, nếp các loại, ngũ cốc, bột các loại, sản phẩm ăn liền, sản phẩm từ ngũ cốc, phụ liệu làm bánh, thực phẩm chay, bánh tráng, cháo các loại…
• Quầy đông lạnh: Rau, củ đông lạnh, thịt đông lạnh, hải sản đông lạnh, sản phẩm chế biến đông lạnh, chả giò, kem các loại, sản phẩm chế biến đóng gói…
• Quầy sữa nước: Sữa các loại, thực phẩm trẻ em dạng bột và dạng nước, cà phê, trà, nước giải khát, rượu… Một số thương hiệu thức uống giải khát như Lavie, Coca, Pepsi, Bò húc, Habeco cung cấp nhiều mặt hàng nước uống được ưu chuộng trên thị trường. Các sản phẩm này thường có giá thành thấp, thời hạn sử dụng lâu, dễ dàng bảo quản trong điều kiện thông thường.
• Quầy gia vị: dầu ăn, nước chấm, gia vị và sốt các lọai, hàng muối chua, hàng sấy, khô… Mọi gia đình đều có nhu cầu sử dụng các loại gia vị hằng ngày như, bởi vậy
doanh số nhóm ngành gia vị luôn đứng đầu trong các sản phẩm tại siêu thị, cửa hàng.
• Quầy bánh kẹo: lương khô, bánh kẹo, socola, mứt, các loại hạt rang, sấy… Bánh kẹo có thị trường rộng từ bình dân đến cao cấp, các sản phẩm dành cho trẻ em đến người lớn, đây là các sản phẩm cần đa dạng về số lượng, thương hiệu. Thông thường các sản phẩm bán chạy cũng đến từ các thương hiệu lớn tại Việt Nam như Kinh đô, Hải Hà, Hải Châu, Bibica, Hữu Nghị, Biscafun…được nhiều người tiêu dùng ưu chuộng.
Ngoài ra cũng có những bộ phận khách hàng thích sử dụng các thương hiệu ngoại, tùy thuộc vào thị trường trường tiêu thụ bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với khách hàng của mình.
• Quầy thực phẩm khác: Thực phẩm cho vật nuôi, khuyến mãi…
- Thực phẩm tươi sống: Là những thực phẩm chưa qua chế biến, còn tươi sống bao
gồm thịt cá, thủy hải sản, rau củ quả tươi và các thực phẩm khác. Nhóm này thường được chia thành 4 chủng loại như sau:
• Nhóm rau- trái: Rau, củ, quả, trái cây các loại…
• Nhóm thịt- tẩm ướp: Thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản các loại, các loại thịt đã được tẩm ướp, thực phẩm công nghệ chế biến sẵn từ nhà cung cấp…
• Nhóm nấu chín – foodcourt: Thực phẩm công nghệ siêu thị tự chế biến, bánh các loại, quầy cơm- foodcourt…
• Nhóm bánh: Bánh ngọt, bánh mì tự sản xuất, bánh bao, pizza…
+ Nhóm hàng phi thực phẩm
- Ngành hàng hóa mĩ phẩm: chủ yếu cung cấp các mặt hàng như mỹ phẩm, tạp phẩm, xà bông…
- Ngành hàng may mặc: Cung cấp các mặt hàng may mặc dành cho mọi lứa tuổi như quần áo, giày dép, túi xách…
- Ngành hàng đồ dùng: cung cấp các mặt hàng, vật dụng trong gia đình, đồ gia dụng, văn phòng phẩm, các loại đồ chơi trẻ em…
Bên cạnh việc kinh doanh các sản phẩm kể trên, công ty còn cung cấp một số dịch vụ vui chơi giải trí, ăn uống, nhà hàng… Khi đi siêu thị, các bà nội trợ thường dắt theo con nhỏ, nhưng trẻ con rất nghịch ngợm và hiếu kỳ, khi đó phụ huynh có thể cho con lên khu vui chơi của siêu thị.
2.2.1.2. Phương thức bán hàng: công ty hiện sử dụng 2 phương thức bán hàng
chính là bán buôn và bán lẻ:
- Phương thức bán lẻ hàng hóa: Hệ thống bán lẻ thực phẩm ở Việt Nam đã và đang chuyển đổi nhanh chóng trong thập kỷ qua. Sự gia tăng của các cửa hàng bán lẻ hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị hay cửa hàng tiện lợi có ảnh hưởng sâu sắc và tác động trên nhiều phương diện đối với lợi ích của người tiêu dùng.
Thông thường, đối với hoạt động bán lẻ hàng tiêu dùng, người bán hàng không có quá trình thăm dò nhu cầu trước khi tiếp xúc với người mua. Khách hàng có khả năng tài chính, có động cơ mua hàng cụ thể và có quyết định mua tương đối độc lập so với người mua hàng cho các tổ chức. Đặc điểm của loại hình kinh doanh siêu thị là chủng loại mặt hàng rất lớn, mỗi mặt hàng cũng có số lượng rất lớn, từ những hàng hóa thông thường đến các hàng hóa có giá trị cao, vừa đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, vừa tăng cường hiệu quả kinh doanh trong từng kỳ.
Tất cả các nghiệp vụ bán lẻ đều là bán tại các quầy hàng ở siêu thị và khách hàng sẽ thực hiện thanh toán ngay bằng tiền mặt. Cuối ngày nhân viên bán hàng mang báo cáo bán hàng hàng ngày và nhân viên thu ngân mang bảng kê thu tiền, hoá đơn bán lẻ, hoá đơn GTGT sang phòng kế toán, nhân viên nhập liệu lập phiếu thu sau đó chuyển phiếu thu cho thủ quỹ. Thủ quỹ kiểm tra lại số tiền thực nộp, đối chiếu với phiếu thu nếu thấy khớp đúng thì ký vào phiếu thu và nhập quỹ tiền mặt. Sau đó các chứng từ và phiếu thu được chuyển cho kế toán để hạch toán. Đối với nghiệp vụ này công ty không phải theo dõi công nợ đối với khách hàng.
Đối với nghiệp vụ thanh toán bằng tiền mặt thì bên cạnh việc kế toán tiền mặt theo dõi biến động tiền mặt trên sổ chi tiết thì thủ quỹ cũng thực hiện theo dõi các biến động này trên sổ quỹ. Đến cuối tháng thực hiện việc kiểm kê quỹ tiền mặt và đối chiếu số trên sổ kế toán và số trên sổ quỹ. Kế toán theo dõi biến động tăng giảm tiền mặt trên sổ chi tiết tiền mặt
- Phương thức bán buôn:
Các khách hàng mua buôn hàng hóa tại công ty gồm có khách hàng thường xuyên và khách hàng vãng lai.
+ Với khách hàng vãng lai: Rất ít phát sinh nghiệp vụ với khách hàng này. Tuy mua buôn với giá trị tương đối lớn nhưng do không thường xuyên nên khách hàng
phải thực hiện thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc séc. Khi nghiệp vụ này phát sinh kế toán đối với từng nghiệp vụ thì kế toán thực hiện lập phiếu thu sau đó theo dõi và hạch toán nghiệp vụ này tương tự như đối với nghiệp vụ bán lẻ như trên. Công ty không mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi công nợ cho đối tượng này.
+ Với khách hàng thường xuyên: Nghiệp vụ mua bán thường xuyên xảy ra nên kế toán mở tài khoản chi tiết cho từng đối tượng khách hàng để theo dõi, hạch toán công nợ và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến đối tượng này. Đối với khách hàng này công ty áp dụng chính sách thanh toán linh hoạt có thể cho trả chậm một thời gian. Căn cứ vào chứng từ liên quan kế toán sẽ nhập dữ liệu vào máy tính, phần mềm kế toán sẽ tự động kết chuyển dữ liệu vào sổ chi tiết TK 131- chi tiết từng khách hàng, Bảng tổng hợp thanh toán với khách hàng.
2.2.1.3. Phương thức thanh toán:
Các phương thức thanh toán của công ty bao gồm thanh toán trực tiếp, chuyển khoản qua ngân hàng, hoặc có thể thanh toán trả chậm, trả góp. Việc thanh toán có thể là thanh toán ngay hoặc là thanh toán chậm sau một khoảng thời gian nhất định sau khi người mua nhận được hàng, tùy theo mối quan hệ với đối tượng khách hàng hay hợp động kinh tế mà công ty chấp nhận thanh toán chậm, tối đa là 25- 30 ngày.
Khi mua hàng tại siêu thị sẽ có hai hình thức thanh toán chủ yếu:
- Thanh toán bằng tiền mặt: Khách hàng sẽ trả bằng tiền mặt trực tiếp cho nhân viên thu ngân.
- Thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng: Khách hàng thanh toán bằng thẻ ATM qua máy quẹt thẻ của các quầy thanh toán đặt tại siêu thị.
Do áp dụng cách thức tự phục vụ, giá cả trong siêu thị được niêm yết rõ ràng để người mua không phải tốn công mặc cả, tiết kiệm được thời gian. Ngoài ra, hàng hóa trong siêu thị đều được gắn mã vạch và tự động in hóa đơn, thuận tiện cho việc thanh toán. Khách hàng sau khi đã chọn hàng hóa theo nhu cầu của mình sẽ đem ra khu vực thu ngân để tính tiền, nhân viên thu ngân sẽ tính tiền cho khách qua phần mềm cài đặt sẵn, sau đó máy sẽ tự động in hóa đơn cho trả khách.
2.2.1.4. Cách xác định giá bán:
Giá bán hàng hóa = Giá mua thực tế + Thặng số thương mại
Thông thường, thặng số thương mại được tính theo tỉ lệ % trên giá thực tế của hàng hóa tiêu thụ. Thặng số thương mại dùng để bù đắp chi phí và hình thành lợi nhuận.
Như vậy:
Giá bán hàng hóa = Giá mua thực tế (1+ % thặng số thương mại)
Dựa theo cung cầu của thị trường, để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp cần phải tự xác định cho mình mức giá phù hợp, chu kỳ sống của sản phẩm, uy tín và nhãn mác sản phẩm đó trên thị trường.
2.2.1.5. Phương pháp xác định giá vốn hàng bán:
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX và áp dụng tính giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ:
Trị giá hàng xuất bán = Số lượng hàng xuất bán * Đơn giá bình quân hàng xuất bán
Đơn giá bình quân cả
kỳ =
Trị giá hàng tồn đầu kỳ + Trị giá hàng thực tế nhập trong kỳ
Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ
Ví dụ minh họa: Trong tháng 01/2021, Công ty có số liệu nhập – xuất mặt
hàng bánh Cosy Marie 336g (10) như sau:
+ Số lượng tồn đầu tháng: 15 thùng, tổng giá trị 4.351.800 đồng + Trong tháng 01/2021 có nghiệp vụ phát sinh sau:
Ngày 10/01/2021, nhập kho 9 thùng, giá trị nhập 2.863.636 đồng
Ngày 13/01/2021, xuất bán 4 hộp bánh Marie Cosy 336g (10) theo phiếu xuất kho XK00068 (Phụ lục 20)
Vậy kế toán tiến hành tính giá xuất kho của sản phẩm này như sau: Đơn giá bình quân
cả kỳ = 4.351.800 + 2.863.636 = 300.643 đồng 15 + 9 Trị giá hàng xuất bán = (300.643/10) * 4 = 120.257 đồng. 2.2.1.6. Chính sách bán hàng:
Để thu hút khách hàng công ty áp dụng những chính sách giá linh hoạt, có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Công ty cũng áp dụng nhiều chính sách chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán cho khách hàng.
Chính sách ưu đãi khách hàng, chiết khấu thương mại: Tùy theo số lượng
và số lần mua hàng hay giá trị mua hàng tại siêu thị, công ty sẽ có những chính sách ưu đãi riêng cho khách hàng thành viên thân thiết và VIP, khi mua hàng được tích lũy điểm, nhận phiếu mua hàng, phiếu chiết khấu thương mại, tặng quà… Ngoài ra khi mua nhiều hàng, họ được giao hàng tận nhà miễn phí mà không phải mất thêm phí.
Chính sách giảm giá hàng bán: Hiện tại công ty áp dụng nhiều chính sách
khuyến mãi từ lớn đến nhỏ cho toàn bộ các ngành hàng như chương trình đổi hàng lấy sản phẩm, dùng thử sản phẩm mới miễn phí, tặng kèm khi mua sản phẩm… Nhân dịp các ngày lễ, Tết, các hệ thống siêu thị đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá các mặt hàng để kích cầu mua sắm.
Chính sách đối với hàng bán bị trả lại: Công ty chấp nhận nhận lại hợp đồng
đã ký kết, hàng hóa bị trả lại nếu hợp đồng đó vi phạm cam kết, nội quy quy ước, dịch vụ kém chất lượng, không đúng như quảng cáo và quy cách mà người mua đã ký kết với công ty.