CHƯƠNG 9: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH XÍ NGHIỆP 9.1 Vệ sinh nhà máy [10, tr79]

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT NƯỚC ÉP DỨA NĂNG SUẤT 50000 HỘPNGÀY (Trang 82 - 87)

9.1. Vệ sinh nhà máy [10, tr79]

9.1.1. Vệ sinh nhà xưởng thiết bị

Các máy nghiền, ép sau mỗi chu kỳ đều được tiến hành vệ sinh bằng nước nóng và hoá chất (hoá chất gồm HNO3 0,1%, NaOH 2%) được tiến hành thao tác như sau: Sau khi bơm axit vào thùng được 5 phút thì mở van hồi của bơm, bơm hồi lưu trở lại thùng CIP.15 phút sau dùng đầu hút để hút nốt dịch axit có trong thùng.

- Sau khi rửa axit, mở van đáy. Bơm nước sạch trong 1 phút để dồn dịch axit trong đường ống.

- Bơm xút 2% để trung hoà axit còn lại trong thùng lên men, thứ tự từ bơm cấp, bơm hồi và rửa bằng nước sạch. Sau đó kiểm tra độ pH ≈ 7 thì đạt.

- Hàng tuần phải thanh trùng thiết bị và đường ống bằng hơi, thời gian 15 phút. Các thiết bị nhân giống và rửa men cần được thanh trùng sau mỗi mẻ lên men để đảm bảo nấm men không bị nhiễm trùng.

- Nền nhà xưởng cần được vệ sinh bằng nước sạch. Hành lang, lối đi, khu xung quanh nhà máy được quét dọn hàng ngày.

- Bãi cỏ, vườn hoa được phun nước, chăm sóc để tạo vẻ đẹp cảnh quan và tạo bầu không khí trong lành cho nhà máy.

- Trần, tường nhà, cửa xổ cần được quét bụi.

Công tác vệ sinh trong nhà máy cần được thực hiện nghiêm ngặt vì nó ảnh hưởng đến công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.

9.1.2. Vệ sinh cá nhân

Bộ phận quản lý cần kiểm tra vệ sinh theo các biểu mẫu GMP, GHP. Vì con người tiếp xúc với thiết bị, dụng cụ thao tác sẽ ảnh hưởng đến môi trường sản xuất nên gián tiếp ảnh hưởng đến vệ sinh thực phẩm. Nhân viên phòng thí nghiệm phải mặc trang phục bảo hộ lao động đã được giặt sạch, phơi khô sau ca làm việc.

Sức khỏe của công nhân phải được kiểm tra thường xuyên, nếu bị các bệnh về hô hấp, ngoài da thì cần nghỉ và chữa trị kịp thời đến khi khỏi.

Nhân viên phải có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung, không hút thuốc lá, khạc nhổ bừa bãi.

9.2. An toàn lao động [10, tr11]

Bao gồm những nhiệm vụ phát hiện và nghiên cứu thương tích do sản xuất, thảo ra những biện pháp làm tăng điều kiện lao động và các biện pháp vệ sinh sức khoẻ nhằm đảm bảo ngăn ngừa thương tích, các bệnh nghề nghiệp, các tai nạn, các đám cháy, vụ nổ trong xí nghiệp.

9.2.1. An toàn điện

Để ngăn ngừa sự tạo thành các tia lửa điện, các nguồn nung nóng trong các khu dễ nổ và dễ cháy, tất cả những cái lấy điện, các dụng cụ mở điện, các phương tiện tự động cần phải hoàn thành ở kiểu phòng nổ và kín nước.

- Các thiết bị điện đều có cầu dao, cầu chì, attomat để ở những vị trí thuận lợi để ngắt máy kịp thời khi có sự cố và không gây va chạm.

- Cần có qui định các biện pháp ngăn ngừa rất thận trọng khi các hoạt động của máy móc hoạt động, dẫn đến bị nung nóng do ma sát (ví dụ: các bộ phận dẫn động cánh khuấy, các bánh răng, ổ trục..) cần phải chế tạo chúng bằng những vật liệu không bắn tia sáng như nhôm, đồng, chất dẻo.. Biện pháp tốt nhất là dùng những tấm thảm cao su để bảo vệ cầu thang.

- Mọi người không được hút thuốc, đem lửa đến những nơi dễ gây cháy nổ như thùng chứa cồn etylic.

- Mọi bộ phận sản xuất đều có thiết bị phòng cháy, chữa cháy như bình CO2, bình cứu hoả.

9.2.2. An toàn vận hành và an toàn thiết bị

Điều kiện cơ bản để đảm bảo an toàn vận hành là phải quan sát thận trọng qui trình tiến hành thao tác công nghệ của tất cả các công đoạn.

- Không cho phép đặt các đường ống dẫn dung dịch dễ nổ, dễ bay hơi cùng với các đường dẫn nhiệt và dẫn khí nén.

- Để an toàn cần sơn các đường ống thành những màu để đoán nhận theo nhóm các chất được vận chuyển: nước – màu xanh lá cây, hơi – màu đỏ, không khí xanh, khí (trong đó có khí hoá lỏng) – vàng, axit – cam, kiềm – tím, chất lỏng nâu, các chất khác – màu xám, các ống chữa cháy – màu đỏ.

- Mỗi thiết bị đều có một áp lực tối đa cho phép, nếu áp suất quá cao thì gây nổ. Khi tăng áp suất thì phải tăng từ từ, nếu tăng

mạnh gây xung động dẫn đến làm giảm tuổi thọ của các bộ phận trong thiết bị.

- Vệ sinh thiết bị sạch sẽ và đặt ở nơi khô dáo cũng góp phần vào việc tăng tuổi thọ cho thiết bị.

- Các bản hướng dẫn kỹ thuật an toàn được phác thảo riêng biệt cho mỗi loại thiết bị, công nghệ, cần nghiên cứu kỹ phù hợp với vị trí công tác của mọi thành viên.

-

9.2.3. An toàn hơi, khí

Trong sản xuất có các bộ phận tạo áp lực như nồi hơi, trạm khí nén. Mà các thiết bị này phải hoạt động liên tục nên dễ gây sự cố cháy nổ, vì vậy chúng ta cần phải tiến hành một số thao tác như sau:

- Các đường dây, nút điều khiển phải đặt trong tủ điều khiển.

- Sử dụng van ngưng, luôn mở van này, tránh gây tăng hay giảm áp đột ngột.

- Không để mực nước dưới mực nước báo động.

- Người vận hành nồi hơi phải được đào tạo theo các phương pháp hoạt động và đã qua hướng dẫn các luật kỹ thuật an toàn, mới được thao tác các thiết bị này.

- Phải kiểm tra thường xuyên các thiết bị máy móc đặc biệt là các bộ phận an toàn như: ống thuỷ, áp kế, ống xi phông, các van an toàn, còi báo động, đường ống dẫn hơi..

- Các máy nén khí thường đặt riêng biệt trong các toà nhà một tầng, được thiết kế theo các yêu cầu “ Tiêu chuẩn phòng cháy và tiêu chuần vệ sinh khi thiết kế các xí nghiệp công nghiệp “.

- Các máy nén khí được cách biệt với các phòng lân cận bởi tường chắn có chiều cao lớn hơn 3 m và bề dày lớn hơn 12 cm.

9.3. Bảo vệ môi trường

Bảo vệ thiên nhiên và sử dụng hợp lý các nguồn dự trữ của chúng trong điều kiện khai thác triệt để là một trong những nhiệm vụ mang tính xã hội, kinh tế quan trọng nhất của mỗi quốc gia.

Hệ thống bảo vệ môi trường xung quanh bao gồm các thiết bị làm sạch không khí thải, nước thải, và chất thải rắn.

9.3.1. Xử lý nước thải [11]

- Nước làm nguội, nước ngưng tụ: loại nước này không thuộc loại nước gây ô nhiễm nên có thể xử lý sơ bộ và đem dùng lại.Nước vệ sinh các thiết bị nghiền, ép: loại nước này có chứa nhiều chất hữu cơ, cần phải tiến hành xử lý để làm sạch môi trường và tái sử dụng lại.

- Thông số hàm lượng các chất có trong nước thải như sau:

BOD5 = 800 – 1200 (mg/l) COD = 1500 – 2500 (mg/l) Tổng nitơ = 30 – 100 (mg/l) Tổng phốtpho = 10 – 30 (mg/l)

Trong nước thải của nhà máy có chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ như protein, gluxit,.. và tỷ lệ BOD5/COD = 0,5 – 0,7 rất thích hợp cho quá trình áp dụng công nghệ sinh học xử lý nước thải.

Trong quá trình xử lý nước thải chúng ta sử dụng bể xử lý Aerotank

- Xử lý sơ bộ: là giai đoạn xử lý những thành phần có kích thước lớn ra khỏi nước thải. Đối với những chất này thường dùng hệ thống sàng lọc để giữ chúng lại.

- Bể Aerotank tải trọng cao 1 bậc

Bể aerotank có cấu tạo gồm có 2 bể lắng và 1 bể chính để xử lý nước thải.

Nước sau khi xử lý sơ bộ được trộn đều với bùn hoạt tính (lượng bùn chiếm khoảng 10 – 12 %) và đưa toàn bộ vào bể aerotank, thời gian lưu 6 – 8 h.

Tại đây không khí được thổi vào liên tục trong thời gian 6 – 8 h. Nhờ đó, khả năng ôxi hoá vật chất xảy ra rất nhanh. Hệ thống cung cấp khí được phân phối theo suốt chiều dài của bể.

Nước thải sau khi xử lý xong được đổ vào nguồn nước thải của khu công nghiệp.

9.3.2. Xử lý bã thải [3, tr316]

Bã dứa chứa thành phần chủ yếu là celluloza, một lượng nhỏ protein và axit hữu cơ. Sau khi thu gom bã tiến hành trung hoà lượng axit có trong bã, sau đó phối trộn với cám hoặc bột ngô cho đến khi lượng ẩm đạt 60 – 65 %. Tiến hành gia nhiệt khối bã để thời gian phân huỷ nhanh hơn.

Vi khuẩn được sử dụng trong quá trình ủ bã là vi khuẩn bacillus spp và cellulomonas spp. Các loài vi khuẩn này phát triển nhanh trong khối bã giàu celluloza, thời gian ủ từ 10 – 15 ngày. Nhiệt độ của khối ủ tăng nhanh làm tăng khả năng phân giải cellulozơ, tạo cho khối ủ mềm hơn và có mùi thơm của quá trình lên men lactic.

Sau thời gian ủ, khối ủ được phối trộn với 4 – 5% urê và đem sấy khô làm thức ăn gia súc dạng bột.

KẾT LUẬN

Xuất phát từ nhu cầu thị trường nước trái cây ngày cây ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam, từ nguồn nguyên liệu trái cây có sẵn chưa được khai thác, qua thời gian làm đề tài, từ quá trình tìm hiểu của bản thân, sự trợ giúp và kiểm tra của giáo viên hướng dẫn là TS. Nguyễn Hữu Phước Trang, em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp “Thiết kế nhà máy sản xuất nước ép dứa năng suất 50000 hộp/ ngày”.

Qua đồ án tốt nghiệp em đã cố gắng vận dụng những kiến thức chuyên môn đã được dạy trên ghế nhà trường và tự tìm hiểu các giáo trình sách về dây chuyền công nghệ sản xuất nước ép dứa và lựa chọn được dây chuyền hiệu quả và tối ưu nhất, phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và năng suất của nhà máy. Tuy nhiên, với thời gian có hạn, vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khi áp dụng xây dựng thực tế thì có nhiều vấn đề nảy sinh nên đồ án chắc chắn còn nhiều sai sót. Kính mong thầy cô thông cảm và chỉ dẫn để đồ án này được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT NƯỚC ÉP DỨA NĂNG SUẤT 50000 HỘPNGÀY (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w