tộc Việt Nam cần được giữ gìn và phát huy
1.1.2.1. Các quan điểm khác nhau khi xác định các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam
Trong nghiên cứu văn hóa nói chung hay đi sâu vào lĩnh vực bản sắc văn hóa nói riêng các nhà nghiên cứu đều có xu hướng đi tìm cái cốt lõi của văn hóa đó là hệ giá trị và cho dù các nhà nghiên cứu tiếp cận văn hóa ở góc độ nào cuối cùng đều phải dẫn đến việc phải nhận ra các chân giá trị của nền văn hóa đó.
Vấn đề hệ giá trị dân tộc, hệ giá trị văn hóa đã được nhiều người nghiên cứu trên phạm vi quốc tế quan tâm tới từ lâu. Trong các nghiên cứu đó có sự khác nhau, có quan điểm chỉ thừa nhận giá trị toàn cầu ở phương Tây, có quan điểm ngược lại là bên cạnh giá trị tồn cầu thì ở mỗi dân tộc, khu vực đều tồn tại những giá trị riêng, mà giá trị châu Á là trường hợp nghiên cứu điển hình. Tuy mỗi tác giả trình bày một khía cạnh khác nhau, nhưng cũng có thể rút ra những nét thống nhất làm nổi rõ các đặc điểm chính của giá trị châu
Á, đó là: “Hiếu học (đề cao giáo dục, đức tính hiếu học), cộng đồng (đề cao trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng), cần cù (yêu lao động), huyết thống (tôn trọng quan hệ gia đình, huyết thống)” [51, tr.162].
Việc tìm hiểu giá trị văn hóa Việt Nam đã được các học giả trong và ngoài nước quan tâm từ khá lâu. Hầu hết các giá trị đó được trình bày một cách hệ thống và theo hướng nhìn nhận chúng thành hệ (thang, bảng) giá trị. Tác giả Đào Duy Anh trong tác phẩm Việt Nam văn hóa sử cương đã trình bày 7 giá trị có thể xem là bản sắc văn hóa Việt Nam, đó là: Sức ký ức (trí nhớ) tốt, thiên về nghệ thuật trực giác; Ham học, thích văn chương; Ít mộng tưởng (thiết thực); Sức làm việc khó nhọc (cần cù) ở mức ít dân tộc nào bì kịp; Giỏi chịu khổ và hay nhẫn nhục; Chuộng hồ bình, song ngộ sự thì cũng biết hy sinh vì đại nghĩa; Khả năng bắt chước, thích ứng và dung hồ rất tài [59, tr.35].
Sau Đào Duy Anh người để tâm nghiên cứu nhất vào các vấn đề giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Vịêt Nam là Trần Văn Giàu được thể hiện trong cuốn sách Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trong đó tác giả đã nêu 7 giá trị tinh thần truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, đó là: yêu nước; cần cù; anh hùng; sáng tạo; lạc quan; thương người; vì nghĩa. Trong 7 giá trị trên, Trần Văn Giàu xếp thành ba lớp, lớp đầu tiên là Yêu nước được coi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt phẩm chất và giá trị truyền thống Việt Nam. Lớp thứ hai là: Cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan được nêu lên với tư cách là phẩm chất tự có của dân tộc. Cịn lớp thứ ba là: Thương người, vì nghĩa thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người, cộng đồng với cộng đồng.
Theo Phan Huy Lê và các tác giả khác nghiên cứu đề tài KHXH 01-10 về Chủ nghĩa yêu nước truyền thống và hiện đại đã đi sâu vào một trong những giá trị nổi bật của dân tộc Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước.
Còn Phan Ngọc cho rằng Việt Nam có minh triết về văn hóa như: “sự quan tâm đến nhau; tinh thần đoàn kết; hồ thuận trong gia đình; lịng thương người; coi trọng con người khơng kể giàu nghèo” [43, tr.35].
Vũ Minh Giang nói đến một số nội dung truyền thống Việt Nam như: Quen với sông nước, tư duy sông nước, linh hoạt, mềm dẻo, khơng chùn bước trước khó khăn; tính cộng đồng; dân chủ làng xã; giản dị, chất phác, ưa đơn giản, ghét cầu kỳ, xa hoa; trọng tuổi tác; tâm lý bình quân chủ nghĩa; yêu nước, anh dũng, sáng tạo, tự lập; dễ thích nghi và hội nhập; hiếu học, trọng hiếu, trọng tước, nhân ái, vị tha, rộng lượng.
Nghị quyết TƯ 5 (khóa VIII) của Đảng đã xác định những giá trị văn hóa bền vững được hun đúc trong trường kỳ lịch sử dân tộc đó là: Lịng u nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc; Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng (gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc); Lịng nhân ái, khoan dung; trọng nghĩa tình đạo lý; Đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; Sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống [14, tr.23].
Nhìn chung các quan điểm trên tuy có có cách tiếp cận khác nhau, nhưng cơ bản đều có sự thống nhất ở những đặc trưng và giá trị cơ bản như: yêu nước, đoàn kết, cần cù lao động, khoan dung, trọng tình nghĩa và ứng xử tinh tế.
1.1.2.2. Xác định và phân tích một số giá trị văn hóa tinh thần truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam
Chủ nghĩa yêu nước, ý chí tự cường dân tộc. Trong số các giá trị bền vững được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc thì đây là giá trị căn bản nhất, tiêu biểu nhất, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc. Yêu nước, ý chí tự cường dân tộc trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh quan của người Việt Nam, nếu dùng từ “đạo” với nguyên nghĩa là “đường” là hướng đi, thì chủ nghĩa u nước đích thực là đạo Việt Nam” [23, tr.101].
Chủ nghĩa yêu nước thể hiện ở việc góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cho đất nước độc lập tự do, giàu mạnh. Đó là “tư tưởng, tình cảm thể hiện lịng trung thành và sự yêu thương, gắn bó của con người đối với Tổ quốc, là ý chí và hành động quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do cho đất nước và hạnh phúc của nhân dân, đem lại những điều tốt đẹp nhất cho đất nước, đặt quyền lợi quốc gia lên trên lợi ích của cá nhân mình” [63, tr.178-179]. Chủ nghĩa yêu nước trở thành một giá trị, một động lực tinh thần vô cùng mạnh mẽ thúc đẩy biết bao thế hệ kiên cường, anh dũng hi sinh để giành lại và giữ gìn nền độc lập của Tổ quốc, bảo vệ những phẩm giá của chính con người.
Bất cứ một dân tộc nào trên hành tinh này cũng đều có lịng u nước. Đó là tình cảm rất tự nhiên. Khơng ai lại khơng u q q hương đất nước - nơi mình sinh ra và lớn lên, nhưng quan trọng hơn truyền thống yêu nước là sản phẩm của lịch sử, được hun đúc bởi chính lịch sử của dân tộc. Xét trên phương diện thời gian cho thấy ít có dân tộc nào bị đơ hộ dài lâu như dân tộc ta và cũng là dân tộc phải đương đầu, đối đầu với những kẻ xâm lược hung bạo và mạnh hơn mình. Song mọi kẻ thủ cuối cùng đều phải thất bại. Tinh thần yêu nước đã khiến cho một dân tộc, đất không rộng người không đông, tiềm lực kinh tế và quân sự khơng lớn lại có thể làm nên những kỳ tích, những chiến cơng hiển hách, vang dội, giành lại độc lập cho dân tộc, thống nhất tổ quốc, tự do cho mọi người. Ở đây khơng có một sự lí giải nào khác bằng sức mạnh của tinh thần yêu nước. Theo Phan Huy Lê: Nếu tính từ cuộc kháng chiến chống Tần vào thế kỷ III tr. CN cho đến kháng chiến chống Mỹ kết thúc năm 1975, Việt Nam đã phải tiến hành hàng chục cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc để giành lại độc lập, trong đó có thời Bắc thuộc hơn nghìn năm, Minh thuộc 20 năm, Pháp thuộc gần một thế kỷ. Thời gian chống giặc ngoại xâm và đơ hộ của nước ngồi chiếm q nửa thời gian lịch sử của dân tộc.
Lịch sử Việt Nam trong quá trình đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, chúng ta luôn phải đối đầu với những kẻ thù mạnh hơn hẳn chúng ta về tiềm lực kinh tế, sức mạnh quân sự. Những đạo quân mà dân tộc ta từng phải đối mặt đó là: Tần, Hán, Lương, Tuỳ, Đường, Nam Hán (thời Bắc Thuộc); Tống, Nguyên (thế kỷ XI - XIV); Minh (thế kỷ XV); Thanh (thế kỷ XVII); Pháp, Mỹ (thế kỷ XIX - XX). Dù cho những cuộc đối đầu ấy, trong từng giai đoạn lịch sử, dân tộc ta có gặp phải những khó khăn, tổn thất nhất định nó ảnh hưởng sâu sắc đến mọi măt của đời sống người Việt nhưng cuối cùng chúng ta đã thắng lợi rực rỡ, nhân dân ta đã hoàn thành một cách vẻ vang sứ mệnh lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Những thắng lợi đó là kết quả của hành động gắn kết chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự lực tự cường với vận mệnh của đất nước với tình cảm thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam. Tinh thần đó ẩn sâu thường trực trong mỗi người và cả dân tộc, mỗi khi vận nước lâm nguy nó lại bùng cháy lên dữ dội, mãnh liệt. Nó sống mãi trong lịng mỗi người dân Việt Nam, nó là tình cảm lớn và ý thức lớn trong suy nghĩ và hành động của họ. Chủ nghĩa yêu nước đã tạo thành sức mạnh tinh thần to lớn để dân tộc ta làm nên những chiến cơng mang tính chất thời đại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lịng u nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa tới nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn nó nhấn chìm tất cả lũ cướp nước và lũ bán nước” [37, tr.171].
Khi nghiên cứu về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu đã thống nhất cho rằng: Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là sản phẩm tinh thần cao quý nhất của dân tộc Việt Nam là tư tưởng và tình cảm thiêng liêng giữ vị trí chuẩn mực cao nhất của đạo lý và đứng đầu bậc thang giá trị dân tộc. Nó là thước đo giá trị nhân phẩm con người, nó trở thành chuẩn mực để phân biệt, xác định phải - trái; đúng - sai; làm hay khơng làm, nó chi phối tư tưởng, tình cảm, hành động trong quan hệ ứng xử giữa người với người; nó là cơ sở để
phân biệt những hành vi chính nghĩa và những hành vi phi nghĩa. Hành động của Nguyễn Trãi về với Lê Lợi; Ngơ Thì Nhậm về với Quang Trung hay là Đào Duy Anh, Tôn Thất Tùng được Pháp đào tạo nhưng quay trở về phục vụ đất nước, hay như Trần Trọng Bình, khi bị giặc bắt và giở trò dụ dỗ, mua chuộc, ông đã thét vào mặt chúng: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”, rồi anh dũng chấp nhận hy sinh. Tất cả những ứng xử đó đều đã bỏ qua cái lợi ích cá nhân để vì lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân, vì một nghĩa lớn đó là chính nghĩa.
Chủ nghĩa u nước, cũng giống như các giá trị tinh thần khác, thường nó là một khái niệm trừu tượng, tuy nhiên từ phạm trù trừu tượng ấy, nó bộc lộ thành quan niệm, ý thức, tình cảm, chuẩn mực và hành động của mỗi cộng đồng, mỗi con người. Chủ nghĩa yêu nước là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị truyền thống Việt Nam, nó khơng chỉ là một giá trị mà nó cịn là cội nguồn, là cơ sở của các giá trị khác, đóng vai trị là hệ giá trị chuẩn làm phát sinh một loạt những giá trị kéo theo như: Tinh thần tự lực tự cường dân tộc, ý chí kiên cường bất khuất... với nghĩa “càng nén càng bật, càng dìm càng nổi, càng tắc càng thơng, càng cấm đốn càng lan toả”.
Nội dung của chủ nghĩa yêu nước được biểu hiện rõ ở tinh thần yêu xóm làng, quê hương, xứ sở. Đối với người Việt Nam trong làng xã họ gắn bó với nhau qua cuộc sống nơng nghiệp và làm thuỷ lợi. Các làng được gắn kết với nhau và tinh thần u nước chính là tình u q hương xứ sở. Cùng với tình yêu xóm làng, quê hương là sự gắn bó của con người trong gia đình, giống nịi. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng gia đình Việt Nam khơng phải là gia đình tơng tộc như của Trung Quốc nhưng sức mạnh của gia đình Việt Nam đã níu kéo con người trong những nếp văn hóa của tình u đất nước. Một đặc trưng của xã hội Việt Nam là tầm quan trọng của gia đình, ở đó mọi quan hệ thu nhỏ của xã hội diễn ra và tình u gia đình, giống nịi đã kết thành tình yêu đất nước.
Ý thức về tồn vẹn lãnh thổ, về lịch sử, văn hóa, độc lập tự chủ cho dân tộc cũng là những nội dung quan trọng của chủ nghĩa yêu nước và đã được minh chứng rất rõ trong lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam. Ý thức ấy còn được phản ánh qua 1.000 năm Bắc thuộc, đất nước ta nằm dưới sự đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc là Tần, Hán, Lương, Tuỳ, Đường, Nam Hán. Các triều đại này với những chính sách đơ hộ khác nhau nhưng đều có chung mục đích là “dĩ hoa biến di”, đồng hoá những người dân đất Việt, chúng đã cấm đoán đủ điều, ra sức ép buộc con em đất Việt học sử Bắc, tất cả mọi phong tục tập quán của người Việt đều bị xố bỏ mà phải tn theo phương Bắc. Q trình đó ln gặp phải các cuộc khởi nghĩa nhằm lật đổ chế độ thống trị và chủ trương đồng hoá của phong kiến phương Bắc. Tiêu biểu là các cuộc Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40 - 43); Khởi nghĩa Lý Bí (544) và đến năm 938 Ngơ Quyền đã dìm qn Nam Hán xuống sơng Bạch Đằng giành lại quyền tự chủ dân tộc. Yêu nước với tinh thần “càng cấm đốn càng lan toả” cịn được minh chứng qua sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng Vô sản ở Việt Nam thế kỷ XIX - XX.
Không chỉ tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm, mà ý thức xây dựng lịch sử, đời sống văn hóa mang bản sắc dân tộc cũng là biểu hiện sâu sắc của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Lịch sử dân tộc ta từng trải qua thời kỳ Bắc thuộc nhưng không ai quên tổ tơng của mình là vua Hùng, không ai quên nguồn gốc của mình là “con Rồng cháu tiên”... Việt Nam là dân tộc duy nhất khơng bị đồng hóa bởi thế lực hùng mạnh của phong kiến phương Bắc. Điều đó thể hiện ở sức sống tinh thần của một dân tộc từ hàng ngàn năm đã xây dựng cho mình một xã hội có nề nếp kỷ cương, có một bản sắc riêng gắn liền với một nền văn hóa ở trình độ cao, nhất là ở thế kỷ XI trở về sau. Chúng ta biết rằng không ở đâu và khơng bao giờ có văn hóa dân tộc thuần tuý. Trong quan hệ với văn hóa Hán, một mặt, ta bản địa hóa các luồng văn hóa được tiếp thu, mặt khác ta không ngừng phát triển các giá trị văn hóa tinh thần vốn có của các
dân tộc trong cộng đồng dân tộc, làm cho văn hóa dân tộc Việt Nam ln ln có nét riêng, sắc thái riêng khơng giống với văn hóa Hán.
Khi tạm thời bị đô hộ, người Việt Nam vẫn tiếp nhận nhiều yếu tố văn hóa Hán, làm cho văn hóa, ngơn ngữ và cuộc sống kinh tế xã hội của mình thêm phong phú, tăng sức tự cường cho dân tộc. Các phong tục, tập quán được hình thành lâu đời trong làng quê vẫn được bảo vệ và lưu truyền luôn nhắc nhở con người về cội nguồn dân tộc, ni dưỡng tâm hồn Việt Nam trong q trình thu nhập văn hóa bên ngồi.
Cần phải nói thêm rằng chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam khác về bản chất với chủ nghĩa dân tộc hẹp hịi và chủ nghĩa sơ vanh dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi là “chỉ biết có mình hoặc bộ phận của mình” [48, tr.433]; Chủ nghĩa sơ vanh dân tộc là “thái độ miệt thị các dân tộc khác... là một phương tiện tinh vi để đè bẹp ý thức giai cấp của nhân dân lao động, chia rẽ phong trào công nhân quốc tế, bào chữa cho cuộc chiến tranh giữa các dân tộc và cho chủ nghĩa thực dân” [66, tr.123]. Với quan niệm như vậy, chủ