Kịp thời nhận thức và xử lý những mâu thuẫn văn hóa xuất hiện khi Việt Nam hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 96 - 106)

hiện khi Việt Nam hội nhập quốc tế

Như đã phân tích ở trên hội nhập quốc tế đã mang lại cho Việt Nam những cơ hội, thành tựu cả về kinh tế, văn hóa, xã hội nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại các mâu thuẫn văn hóa mà cần phải kịp thời nhận thức và xử lý đó là:

2.2.5.1. Mâu thuẫn giữa kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống với việc coi thường các giá trị ấy mà chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ

Đây là mâu thuẫn đã nảy sinh và đang có chiều hướng biến đổi phức tạp. Nghị quyết TƯ 5, khóa VIII đã đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống ở nước ta trong thời gian qua: “Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc” [14, tr.46]. Lịch sử dân tộc là một dòng chảy liên tục mà ở đó các giá trị văn hóa truyền thống được kế thừa và phát

giá trị văn hóa truyền thống và thực tế chúng ta đã và đang nỗ lực thực hiện. Tuy nhiên sự nỗ lực này mới chỉ được thực hiện ở một bộ phận nhân dân và các cơ quan chuyên môn. Hiện nay việc kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phải đối mặt với những biểu hiện của một bộ phận nhân dân đặc biệt là giới trẻ có thái độ thờ ơ, xa lạ, coi thường, quay lưng và dẫn tới không hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống, ý nghĩa của các lễ hội, các di tích, các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian, từ đó có thái độ ứng xử vô trách nhiệm với cộng đồng, với quá khứ. Phủ nhận những giá trị văn hóa truyền thống cho nó là lạc hậu, lỗi thời và thay vào đó là những yếu tố ngoại lai du nhập của phương Tây mặc dù nó chưa qua thử thách, thẩm định. Xu hướng này tạo ra lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền đã tàn phá nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Đây là điểm yếu của một bộ phận không nhỏ nhân dân nước ta và cũng là chỗ để các thế lực thù địch âm mưu thực hiện cuộc “xâm thực văn hóa” làm cho nhân dân quên đi văn hóa dân tộc.

Để giải quyết mâu thuẫn này trước hết cần tích cực làm chuyển biến nhận thức của đông đảo nhân dân về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, phải làm cho đông đảo quần chúng nhân dân tự hào về những giá trị ấy. Nhân dân chính là chủ thể, phải chủ động, sáng tạo, lấy giá trị văn hóa truyền thống - yếu tố nội sinh - làm gốc, lấy tiêu chí phát triển văn hóa dân tộc làm “bộ lọc” để tiếp thu các giá trị văn hóa hiện đại của thế giới. Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp, địi hỏi chủ thể phải có đủ năng lực, đủ bản lĩnh, tự tin đối thoại với các yếu tố ngoại sinh. Khơng có những phẩm chất này, chúng ta khó có thể nhận ra đâu là những giá trị bổ ích, đâu là phản giá trị, thậm chí là nguy cơ phá vỡ nền tảng giá trị văn hóa dân tộc. Đảng ta ln ý thức rằng, hội nhập bao giờ cũng phải đặt trong tương quan với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bởi lẽ, gốc của văn hóa là dân tộc. Do đó, vấn đề giáo dục lý tưởng, giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống cho nhân dân cần được đầu tư đúng mức. Ngay trong hệ thống giáo dục và đào tạo chúng ta

phải dành cho nó một vị trí xứng đáng, ngang tầm với yêu cầu của xã hội. Việc giảng dạy các môn học về lịch sử dân tộc, về chính trị, đạo đức, về giá trị văn hóa truyền thống phải được chú trọng như những môn chuyên ngành, các môn tin học, anh văn. Chú ý gắn kết nội dung giáo dục giá trị văn hóa truyền thống với thực tiễn. Mọi hoạt động mà các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường cũng như ngoài xã hội phải được đổi mới nội dung và hình thức, phù hợp với dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, phát động những việc làm cụ thể tạo phong trào mơ hình thiết thực, hấp dẫn, có chiều sâu.

Tổ chức các phong trào tôn vinh, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phát hiện những nhân tố mới, điển hình để tuyên truyền giáo dục, đồng thời đấu tranh phê phán các phản giá trị, phê phán lối sống thực dụng, tha hóa nhân cách, băng hoại về đạo đức, xa lạ với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Theo nhận định của Đảng ta, trong thời gian vừa qua, việc phát hiện, tuyên truyền giáo dục các điển hình, nhân tố mới, con người, tập thể tiên tiến còn yếu, chưa phát huy được tác dụng mạnh mẽ trong đời sống, chưa trở thành phong trào rộng rãi trong quần chúng. Do vậy, chúng ta phải tiếp tục phát huy tối đa hiệu quả các phong trào: “Về nguồn”, “Thi đua yêu nước”, “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa mới”... từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt là trong các cơ quan Đảng và nhà nước, các đồn thể chính trị xã hội. Nghị quyết Trung ương 9 (khóa IX) đã đề ra chủ trương giải pháp: “Có cơ chế khuyến khích lối sống văn hóa lành mạnh, văn minh và tạo dư luận mạnh mẽ đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống khơng lành mạnh, suy thối đạo đức trái với bản sắc tốt đẹp của dân tộc” [6, tr.113].

2.2.5.2. Mâu thuẫn giữa kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng bảo thủ, phục cổ

Trong mâu thuẫn giữa kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống với việc coi thường các giá trị ấy mà chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ, với hai “mặt đối lập” thuộc về hai chủ thể khác nhau, một là

những người kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống cịn một là những người quay lưng, phủ nhận. Trong khi đó, mâu thuẫn giữa kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng bảo thủ, phục cổ lại diễn ra trong cùng một chủ thể là chính những người giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống lại có xu hướng bảo thủ, phục cổ. Sự phát triển đời sống kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc khơi phục các giá trị văn hóa truyền thống như hệ thống các lễ hội, các hoạt động văn hóa dân gian, các phong tục tập quán cổ, làm sống lại các nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa vốn hàm chứa nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Các dịng họ, dịng tộc tìm lại gốc tích, gia phả, xây dựng mồ mả tổ tiên, nhà thờ… phục hồi hệ thống tôn ti, trật tự cũ. Song, xu hướng này có biểu hiện phát triển tràn lan và lại khôi phục cả một số hủ tục, một số truyền thống lạc hậu, hoặc lợi dụng việc khôi phục để phát triển mê tín dị đoan, cờ bạc, rượu chè, đình đám.

Do đó, kế thừa và phát triển giá trị văn hóa truyền thống dân tộc phải đi đơi với chống lạc hậu, lỗi thời trong văn hóa tư tưởng, phong tục tập quán, lề thói cũ. Trong truyền thống văn hóa dân tộc có những cái mang tính tích cực của thời điểm này, nhưng ở thời điểm khác lại khơng cịn phù hợp, có những giá trị được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, song cũng có những yếu tố trở nên lỗi thời, khơng cịn phù hợp cần phải gạt bỏ. Để kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mà không rơi vào xu hương bảo thủ, phục cổ thì cần phải xác định được những nội dung giá trị thực sự, thấy được ý nghĩa của giá trị ấy đối với hiện tại và tương lai. Việc làm này cần kết hợp được giữa tính nguyên tắc với tính linh hoạt, nghĩa là những giá trị làm nên cốt lõi, bản sắc văn hóa thì phải quyết tâm giữ gìn, phát huy cịn những gì đã trở nên lỗi thời, khơng phù hợp thì phải tìm cách loại bỏ dần. Kịp thời biểu dương những cá nhân, tập thể có ý thức bảo vệ thuần phong mỹ tục, ngăn chặn, bài trừ những hủ tục, tập quán lỗi thời lạc hậu có ảnh hưởng xấu đến giá trị văn hóa truyền thống. Việc làm này đòi hỏi tiến hành thường xuyên, bền

bỉ, tránh kiểu làm có tính thời vụ, đơn điệu và đặc biệt tránh bệnh hình thức phơ trương. Bởi lẽ, vấn đề hủ tục, tập quán, thuần phong mỹ tục là những vấn đề có q trình lịch sử lâu dài của nó.

2.2.5.3. Mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân của các chủ thể văn hóa với những yêu cầu từ việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Con người là chủ thể văn hóa, với tư cách là chủ thể sáng tạo, chủ thể giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, chủ thể văn hóa sẽ bị chi phối bởi lợi ích của chính mình. Đó là, lợi ích của cá nhân và lợi ích của cộng đồng, lợi ích của cá nhân ở hiện tại và trong tương lai.

Để thực hiện tốt những yêu cầu của việc giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống, các chủ thể văn hóa có thể phải hy sinh lợi ích của cá nhân mình như đóng góp tiền của, cơng sức để trung tu, xây dựng các cơng trình văn hóa, tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống. Hoặc ngược lại, vì lợi ích của cá nhân mình mà lợi dụng, tranh thủ tư lợi từ những hoạt động văn hóa truyền thống như bịn rút tiền cơng đức, nâng giá các dịch vụ, xâm lấn không gian di tích... Đây là mâu thuẫn có biểu hiện rất phức tạp, xuất hiện ở nhiều chủ thể văn hóa khác nhau có thể là người dân địa phương, người tổ chức hoạt động văn hóa truyền thống, cán bộ quản lý... Do đó, giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi phải kết hợp tuyên truyền giáo dục với xử lý bằng pháp luật, quan trọng vẫn là ý thức, trách nhiệm của các chủ thể văn hóa đối với giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Cần làm cho các chủ thể văn hóa thấy rõ lợi ích cao cả, sâu xa từ việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời đảm bảo lợi ích chính đáng của các chủ thể để họ tự giác hơn, trách nhiệm hơn với giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Các nhóm giải pháp nêu trên nếu được thực hiện đồng bộ, nghiêm túc thì sẽ đạt được mục tiêu quan trọng là giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế. Do đó cần phải:

Mở rộng giao lưu, đối thoại giữa văn hóa Việt Nam với các nền văn hóa khác trong khu vực và thế giới trên cơ sở giữ vững bản lĩnh định hướng phát triển văn hóa tiên tiến theo lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Điều đó có nghĩa là văn hóa Việt Nam hội nhập với tồn cầu hố tư bản chủ nghĩa nhưng không theo định hướng phát triển chủ nghĩa tư bản; trái lại phải tìm cách vượt qua những thách thức của tồn cầu hóa tư bản chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến phù hợp với thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

Tiến trình phát triển văn hóa Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế, cần được tiến hành năng động, biết tiếp nhận nhiều nguồn, biết tôn trọng những khuynh hướng khác nhau, biết quy tụ và phát triển nhân tài, biết thích nghi và tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ, những giá trị đích thực từ nhiều phía trên cơ sở đảm bảo tính độc lập, tự chủ và bản sắc văn hóa riêng.

Tiến trình phát triển văn hóa Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế cần tăng cường yếu tố dân chủ, mở rộng sự hưởng thụ văn hóa đến mọi tầng lớp nhân dân, không loại trừ một bộ phận nào khỏi việc tiếp nhận những thành tựu của văn hóa mới, của văn minh trong thời đại tồn cầu hóa.

Tiến trình phát triển văn hóa phải đồng bộ, xây đi liền với chống, đảm bảo sự công bằng xã hội, không theo triết lý kẻ mạnh phải thắng mà theo triết lý kẻ yếu phải có cơ hội được cải thiện đời sống, thậm chí làm giàu cho mình và cho cộng đồng, tạo được con người vừa có tài vừa có đức.

Trên cơ sở giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp đã hình thành hàng ngàn năm của dân tộc, cần kiên quyết ngăn chặn sự thâm nhập những thứ văn hóa xa lạ với lối sống “tơn sư trọng đạo”, với truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam, đặc biệt với ý thức cộng đồng coi trọng nghĩa tình, trách nhiệm xã hội vốn đã thành nếp sống lâu đời trong xã hội ta.

Trên đây mới là một số khuyến nghị, đề xuất cho những giải pháp mang tính định hướng cơ bản của tiến trình phát triển văn hóa Việt Nam thời kỳ hội nhập với quốc tế tồn cầu hóa. Chắc chắn, trong thời kỳ mới, văn hóa Việt Nam sẽ tiếp cận với nhiều kinh nghiệm, nhiều bài học của thực tiễn đấu tranh trong một xã hội mới có nhiều diễn biến vơ cùng phong phú và phức tạp, có thể có cả những bùng nổ của nhiều phương tiện truyền bá sản phẩm văn hóa, văn nghệ, cả tích cực và tiêu cực khiến chúng ta khó lường hết được. Song, cũng chính vì điều đó đặt ra cho văn hóa Việt Nam phải tăng cường nội lực vừa mang tính đề kháng cao, vừa có sức tiếp nhận mạnh mẽ cái mới trong thời đại tồn cầu hóa ngày càng rộng rãi và sâu sắc.

KẾT LUẬN

Giá trị văn hóa truyền thống là kết quả của q trình lao động sáng tạo của con người trong những điều kiện lịch sử nhất định, là cái thể hiện cô đọng nhất, độc đáo nhất, rõ nét nhất bản sắc văn hóa dân tộc, là bộ phận cốt lõi nhất làm nên sức mạnh nội sinh của nền văn hóa và bản lĩnh của dân tộc. Giá trị văn hóa truyền thống đã được giữ gìn và phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác, có tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử. Những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống tiêu biểu như: chủ nghĩa yêu nước, ý chí tự cường dân tộc; tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; tinh thần nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa; tinh thần lao động cần cù, sáng tạo; lối ứng xử tinh tế... được hun đúc, lưu truyền qua biết bao thăng trầm của lịch sử, đã tạo nên bản lĩnh vững vàng và hội tụ thành bản sắc văn hóa của dân tộc.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế những giá trị văn hóa truyền thống đang chịu sự tác động mạnh mẽ, dẫn đến nhiều biến đổi cả tích cực lẫn tiêu cực. Sự biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống có tính hai mặt: vừa được bổ sung những yếu tố mới, những tính quy định mới để giá trị văn hóa truyền thống khơng bị lỗi thời, lạc hậu; vừa có nguy cơ bị mai một, bị phủ nhận những ý nghĩa tích cực của giá trị văn hố truyền thống. Sự biến đổi này luôn tuân theo quy luật kế thừa cái truyền thống và tiếp nhận cái mới nảy sinh hoặc du nhập từ bên ngồi, nó đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển lâu bền của đất nước.

Sự biến đổi của các giá trị văn hóa truyền thống là tất yếu. Song, điều quan trọng là chúng ta phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc về sự biến đổi ấy và chủ động, tích cực giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc tạo thành nội lực mạnh mẽ để phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 96 - 106)