Tác động của hội nhập quốc tế đối với giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 56 - 63)

truyền thống của Việt Nam

Giá trị văn hóa truyền thống luôn gắn chặt với các điều kiện kinh tế - xã hội đã sinh ra nó. Mỗi khi điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi căn bản thì tất yếu kéo theo những biến đổi của các giá trị văn hóa truyền thống, mặc dù bản thân các giá trị ấy cũng có sự tác động trở lại đối với thay đổi của chính điều kiện kinh tế - xã hội đã sinh ra nó.

1.2.2.1. Tác động tích cực của hội nhập quốc tế đối với giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của Việt Nam

Do nhu cầu phát triển kinh tế, các quốc gia dân tộc phải mở cửa, hội nhập nếu khơng muốn tụt hậu hoặc thậm chí bị huỷ diệt. Chính đó lại là điều kiện và cơ hội để các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc được gặp gỡ, giao thoa, được tiếp xúc với nhau nhiều hơn, tác động lẫn nhau mạnh mẽ và sâu sắc hơn. Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa, các giá trị văn hóa truyền thống giữa các quốc gia, dân tộc là tất yếu khách quan, hơn nữa còn là sự đòi hỏi, là nhu cầu để hội nhập, hợp tác hiệu quả. Sự biến đổi này trước hết là do sự thay đổi của các yếu tố thuộc phương thức sản xuất, sau là ý thức hệ. Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã khẳng định kinh tế đóng vai trị quyết định đối với

chính trị, văn hóa và xã hội; bản thân văn hóa với tư cách là đời sống tinh thần của xã hội lại chịu sự chi phối bởi hệ ý thức của giai cấp cầm quyền. Kinh tế có thể trực tiếp hoặc thơng qua chính trị mà tác động, làm biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống. Vì vậy, ở mỗi giai đoạn lịch sử, ứng với sự thay đổi của một hình thái kinh tế - xã hội, một hệ ý thức thống trị sẽ có những thay đổi của giá trị văn hóa truyền thống mặc dù nó đã được hình thành từ lịch sử sâu xa trước đó.

Đối với Việt Nam, cùng với sự hình thành và phát triển của dân tộc, với tiến trình dựng nước và giữ nước, các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống đã được hun đúc, kết tinh làm nên bản sắc văn hóa dân tộc. Trải qua thăng trầm lịch sử, các giá trị ấy trong mỗi giai đoạn lịch sử tất yếu đều có những biến đối nhất định. Theo Ngơ Đức Thịnh từ sự chuyển đổi kinh tế - xã hội đến sự biến đổi văn hóa ở Việt Nam đã trải qua hai giai đoạn cơ bản. “Đầu tiên, đó là giai đoạn chuyển đổi xã hội diễn ra trong khoảng các thế kỷ trước sau công nguyên đến thế kỷ X” mà kết quả là “đã sản sinh ra nền văn hóa, văn minh Đại Việt” [59, tr.195-196]. Lần chuyển đổi thứ hai diễn ra từ cuối thế kỷ XIX đến nay. “Đó là sự chuyển biến từ xã hội tiền cơng nghiệp sang xã hội cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”, văn hóa Việt Nam “từ văn hóa Đại Việt chuyển sang nền văn hóa Việt Nam hiện đại” [59, tr.196]. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mang nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết tinh truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc vừa tiếp thu tinh hoa của văn hóa nhân loại, khẳng định được tầm vóc, trình độ, bản lĩnh và bản sắc văn hóa Việt Nam trong giao lưu và hợp tác quốc tế.

Trên thực tiễn, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm cho đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội nước ta có những thay đổi theo hướng hiện đại. Nông

thơn đang từng bước được cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, khoảng cách giữa nơng thôn và thành thị thu hẹp dần. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ đã ảnh hưởng đến q trình lao động, từ đó hình thành nhiều tri thức mới, thúc đẩy quá trình sáng tạo văn hóa ở Việt Nam. Q trình này đã làm cho nhiều giá trị văn hóa truyền thống thay đổi theo hướng hiện đại. Các sản phẩm văn hóa nước ngồi du nhập vào nước ta ngày càng nhiều, mang theo những trào lưu văn hóa khác nhau, có tác động khá mạnh cả đến tư tưởng, lối sống của các tầng lớp nhân dân, tác động tích cực và làm biến đổi các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống.

Chúng ta thấy rằng hội nhập quốc tế là cơ hội thuận lợi để nước ta tiếp cận và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, nhằm làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc - tiên tiến, đậm đà bản sắc. Đồng thời tạo cơ hội, khả năng tiếp xúc, giao lưu, xích lại gần nhau giữa các dân tộc qua đó nâng cao dân trí và khẳng định giá trị của mình trước cộng đồng quốc tế. Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước con người Việt Nam ln đồn kết, anh dũng, kiên cường, cần cù, sáng tạo vượt qua mọi khó khăn gian khổ, dành nhiều thắng lợi vẻ vang. Cịn trong q trình hội nhập quốc tế Việt Nam đang nỗ lực chủ động và giữ vững bản sắc riêng của mình. Chủ động hội nhập để tận dụng cơ hội, để dân tộc có nhiều lợi ích nhất, vượt qua những thách thức, hạn chế những tiêu cực nảy sinh là chủ trương chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Trong quá trình đề ra chiến lược phát triển đất nước Đảng ta luôn chú trọng nguồn lực con người - chủ thể sáng tạo văn hóa, vì vậy hội nhập tạo cơ hội để phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, xây dựng và phát triển nguồn lực con người, đặc biệt là nâng cao trình độ chun mơn của đội ngũ trí thức và nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tạo lập mơi trường văn hóa lành mạnh cho q trình xây dựng con người, làm cho chính bản thân những người Việt Nam có thái độ tơn trọng, u q và có ý thức gìn giữ những giá trị văn hóa

tinh thần truyền thống của dân tộc, biết làm giàu chính đáng cho bản thân, cho cộng đồng, cho xã hội và trở thành một giá trị tiêu biểu, một biểu hiện sinh động của tình yêu q hương, đất nước. Lịng nhân ái, tình thương con người biến thành hành động cụ thể giúp nhau vượt khó, vươn lên làm giàu để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước và sự biến đổi của tình hình quốc tế. Hội nhập quốc tế tạo ra cơ hội để mở rộng xuất nhập khẩu văn hóa phẩm, mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân du nhập các loại hình văn hóa, nghệ thuật, giải trí, thể thao, giới thiệu các thành tựu văn hóa Việt Nam ra nước ngồi; tạo điều kiện thuận lợi để tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, có cơ hội phát triển và làm thăng hoa văn hóa dân tộc, tơn vinh hình ảnh Việt Nam trong cộng đồng thế giới.

1.2.2.2. Tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế đối với giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của Việt Nam

Trong xu thế tồn cầu hiện nay, văn hóa Việt Nam có cơ hội hội nhập và giao lưu với các nền văn hóa khác của thế giới để làm giàu và khẳng định bản sắc của mình. Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn mà các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc phải đối diện với những tác động của toàn cầu hóa, của hội nhập quốc tế như là một tất yếu khách quan. Một mặt, đòi hỏi chúng ta phải mở cửa, giao lưu với cộng đồng thế giới để đón nhận và tiếp thu những giá trị mới, tiến bộ của nhân loại. Mặt khác, chúng ta không được đánh mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc mình, với tinh thần “hịa nhập chứ khơng hòa tan”.

Mục tiêu là xây dựng văn hóa Việt Nam thành nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Mục tiêu này đang bị nhiều cản trở do tính thương mại của hoạt động văn hóa đang diễn ra xơ bồ, hỗn loạn, khơng chỉ dừng lại ở suy thối lối sống và đạo đức ở một bộ phận khơng nhỏ, mà cịn có nguy cơ làm biến dạng cả mục tiêu, lý tưởng chính trị định hướng, vi phạm các nguyên

tắc và chuẩn mực xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Do sức lan truyền của những phản giá trị nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại, sự du nhập tràn lan và hỗn loạn các sản phẩm văn hóa của nước ngồi, đặc biệt là văn hóa tư bản chủ nghĩa; chúng tác động vào và có thể làm cho văn hóa nước ta suy yếu và lệ thuộc hay khơng ít những giá trị truyền thống lâu đời của dân tộc đang đứng trước những thách thức, đối diện với nguy cơ bị xói mịn.

Sự cạnh tranh trong kinh tế thị trường của tồn cầu hóa đã gây ra lối sống bạo lực, nhu cầu tiêu xài hưởng thụ. Mỗi ngày, mỗi giờ cùng với quy mơ của q trình giao lưu hội nhập và mức độ ảnh hưởng của thơng tin thì các phản giá trị hình thành và ảnh hưởng có hệ thống đối với đời sống tinh thần của dân tộc, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, nó làm xói mịn các giá trị truyền thống hoặc ít nhất thì cũng gây ra trạng thái mâu thuẫn giữa các yếu tố văn hóa ngoại sinh và các giá trị văn hóa bản địa. Văn hóa ngoại sinh du nhập khơng chỉ là sự tích hợp những yếu tố giá trị mà cịn bao hàm cả những yếu tố phản giá trị, đi ngược lại những giá trị nhân văn, nhân đạo của văn hóa dân tộc. Đây là một trạng thái tất yếu trong hội nhập quốc tế và quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa.

Sự suy thối về lối sống, đạo đức xã hội, có nguy cơ ngày càng gia tăng, nhất là sự sa sút về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và nếp sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân; mức độ trầm trọng của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, của các tệ nạn xã hội và sự chống phá của các thế lực thù địch, thì những thách thức đối với giá trị văn hóa truyền thống cũng gia tăng. Các nấc thang giá trị có sự thay đổi sâu sắc, làm cho việc phân biệt “đúng - sai”, “tốt - xấu” trong nhiều trường hợp trở nên hết sức phức tạp. Những yếu tố ngoại lai, lai căng có điều kiện xâm nhập, phát triển, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hóa tinh thần xã hội. Những tiêu cực về văn hóa, chính trị thâm nhập vào bằng nhiều con đường, với nhiều hình thức tinh vi

khác nhau, làm cho tư tưởng, đạo đức, lối sống con người dễ bị nhiễm độc; vấn đề “bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hóa và an ninh xã hội” được đặt ra một cách gắt gao hơn. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự mất ổn định, thậm chí đe doạ sự tồn tại chế độ chính trị - xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu khơng có chiến lược văn hóa phù hợp, thì sự tác động này sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.

Việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong lịch sử cũng như trong bối cảnh hiện nay dù với những điều kiện nào thì cũng đều phải tuân theo quy luật kế thừa cái truyền thống vốn có và tiếp nhận cái mới nảy sinh hoặc du nhập từ bên ngoài. Kế thừa cái truyền thống là đảm bảo cho tính nhất quán và thống nhất của nền văn hóa dân tộc, để nền văn hóa đó khơng lẫn lộn với nền văn hóa nào khác. Tiếp nhận cái mới nảy sinh hoặc du nhập từ bên ngoài là thuộc về bản chất của văn hóa để tự làm mới mình. Chắc chắn rằng, một nền văn hóa nào đó nếu việc kế thừa cái truyền thống và tiếp nhận cái mới không được đảm bảo thì nó sẽ khó tồn tại và phát triển. Văn hóa Việt Nam cũng như nhiều dân tộc khác hiện nay, đang chịu sự tác động của quy luật này rất mạnh mẽ, quá trình kế thừa và tiếp nhận diễn ra rất sôi động, mà ở lần chuyển đổi thứ hai này chúng ta đã và đang tự giác nhận thức, thông qua hoạt động có ý thức của mình tác động đến q trình biến đổi văn hóa. Cũng phải thừa nhận rằng, trong lần chuyển đổi này phần nào đã cải tạo các phong tục, tập quán lạc hậu, thay đổi cơ chế tâm lý, tình cảm theo hướng hiện đại, đồng thời khơi phục lại và khẳng định sức sống của các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống. Song sự thay đổi và khôi phục này không phải lúc nào cũng được thuận lợi, mà nhiều lúc, nhiều nơi do sự phát triển đột ngột và không đồng đều của hệ giá trị khiến con người dễ bị chống ngợp, khó kiểm sốt và làm chủ được trong quá trình giao lưu, hội nhập. Nếu hội nhập quốc tế, hiện đại hóa mọi mặt đời sống xã hội mà thốt ly khỏi truyền thống văn hóa dân tộc thì sẽ khơng cịn cơ sở tồn tại, khơng thể có

được thành cơng. “Một dân tộc nếu đánh mất truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc thì khơng thể tồn tại với tư cách là dân tộc độc lập và dân tộc ấy sẽ mất tất cả. Hiện đại hóa trên một nền văn hóa du nhập, vay mượn là hiện đại hố khơng có sức sống” [34, tr.265]. Nói như vậy khơng có nghĩa là chúng ta không hội nhập, hoặc chỉ hội nhập về kinh tế cịn thì đóng cửa, khép kín về văn hóa. Thực tế chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục chủ động hội nhập quốc tế toàn diện và “nếu chúng ta kiên trì định hướng, một mặt, bảo tồn, làm giàu và phát huy văn hóa truyền thống, mặt khác, chủ động giao lưu, hội nhập văn hóa thì tin rằng nền văn hóa mà chúng ta xây dựng trong tương lai sẽ vừa mang tính dân tộc lại vừa mang tính hiện đại” [66, tr.256]. Nền văn hóa đó với các chân giá trị truyền thống là yếu tố cấu thành quan trọng của động lực phát triển đất nước.

Như vậy hội nhập quốc tế vừa tác động tích cực, vừa tác động tiêu cực đến giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam. Chúng ta chủ động hội nhập và xác định hội nhập là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh. Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua con đường phát triển tư bản chủ nghĩa, phải tính tốn kỹ cách thức hội nhập sao cho không “chệch hướng xã hội chủ nghĩa”, tranh thủ tối đa các cơ hội và loại trừ, hạn chế hết mức những mặt tiêu cực của nó để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, giữ gìn được bản sắc dân tộc mà trước hết là những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)