Bảo tồn, làm giàu và lan toả giá trị văn hóa truyền thống dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 78 - 84)

Xoay quanh đề tài về giá trị văn hóa truyền thống, các khái niệm như “kế thừa”, “giữ gìn”, “phát huy”... đã xuất hiện phổ biến trong nhiều cơng trình nghiên cứu và trong các văn kiện của Đảng. Mỗi khái niệm có ngữ nghĩa, nội hàm khác nhau song đều hướng tới mục đích là làm cho các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc tiếp tục trở thành nguồn sức mạnh nội sinh, là động lực cho sự phát triển. Bên cạnh các khái niệm đó, thì “bảo tồn” và “làm giàu” cũng là những khái niệm trong cùng lĩnh vực đã được UNESCO đề cập đến trong thập kỷ văn hố đó là “bảo tồn, làm giàu và phát huy văn hoá truyền thống” [59, tr.252]. Hai khái niệm này có mối quan hệ lơgíc biện chứng với nhau và trên thực tế chúng phải được tạo thành một quá trình liền mạch.

Khái niệm “bảo tồn” (preservation) được hiểu là sự nỗ lực gìn giữ các giá trị, bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc. Ở góc độ này, sự nỗ lực đó phụ

thuộc nhiều vào chủ quan của chủ thể văn hóa, tức là chúng ta chọn lọc xem cái gì là giá trị, là bản sắc độc đáo, riêng có của văn hóa dân tộc và đặc biệt nó đã và còn tiếp tục tạo nên nội lực, tạo thành động lực cho sự phát triển của dân tộc trong hiện tại và tương lai. Như vậy, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống là q trình chúng ta hướng tới việc lưu giữ nội dung cốt lõi những giá trị, cái bản sắc của văn hóa hơn là những hình thức biểu hiện bên ngồi. Bởi vì, cái nội dung cốt lõi hay nói cách khác là những “yếu tố nguyên gốc” bao giờ cũng ít thay đổi hơn cái hình thức biểu hiện bên ngồi. Kết quả của q trình này là để “Bốn ngàn năm ta lại là ta” như Tố Hữu đã từng viết. Song, bảo tồn không phải là hoạt động cản trở sự phát triển, mà nó lại là cơ sở cho sự phát triển đúng định hướng. Trong thời đại mới, Hồ Chí Minh là người có tư tưởng độc đáo và là một tấm gương sáng về ý thức “gạn đục, khơi trong”, “đãi cát tìm vàng” trước hết đối với kho tàng văn hóa truyền thống của dân tộc. Người nói: “Những người cộng sản chúng ta rất quý trọng cổ điển. Có nhiều dịng suối tiến bộ chảy từ ngọn nguồn cổ điển đó. Càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, càng phải coi trọng những truyền thống tốt đẹp của cha ông” [53, tr.160].

Khái niệm “làm giàu” (enriching) được hiểu là trong việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống thì khơng chỉ có lưu giữ, bảo vệ những cái vốn có mà hơn thế phải làm cho nó trở nên phong phú, đa dạng hơn thậm chí cịn tiếp nhận cái mới. Có thể khẳng định, làm giàu giá trị văn hóa truyền thống tức là đem đến cho nó những hình thức, nội dung và sự biểu hiện mới mẻ, làm cho những yếu tố mới ấy có mối liên kết chặt chẽ, hài hịa với tồn bộ cấu trúc của nền văn hóa. Với nghĩa này, làm giàu cũng chính là q trình phát triển văn hóa. Q trình làm giàu các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cần thực hiện theo hai phương thức:

Thứ nhất, làm giàu theo cách bản thân các chủ thể văn hóa phải tự làm

nhất định, khơi dậy sức sống tiềm tàng của mỗi giá trị để vừa tạo sức đề kháng trước những biến đổi to lớn, vừa có khả năng thích nghi với những biến đổi ấy - tức là làm giàu bằng chính cái mình vốn có. Điều quan trọng của cách làm này là phải biết trân trọng những giá trị đã có, từ đó tìm tịi, phát hiện những giá trị mới hoặc những nội dung, biểu hiện làm sâu sắc, phong phú hơn giá trị đã có. Làm giàu theo cách này đã được bao thế hệ người Việt Nam thực hiện bằng một năng lực rất đặc biệt đó là, tự ni dưỡng và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Ví dụ như lễ cấp sắc của người Dao đỏ hiện vẫn được duy trì, song ý nghĩa của nó khơng chỉ dừng lại ở đời sống tâm linh như trước đây mà có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Nếu gạt bỏ những yếu tố thần thoại như trong sự tích thì sẽ thấy bản chất văn hóa của nghi lễ này mang đầy tính nhân văn của con người hướng đến sự hoàn thiện năng lực làm chủ xã hội và thế giới tự nhiên. Bề dày lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam, với cộng đồng 54 thành phần dân tộc anh em cùng chung sống vẫn là một kho tàng văn hóa đồ sộ để chúng ta tìm tịi, khám phá, tự làm giàu có mình hơn, phong phú, hiện đại hơn. Đây cũng chính là kinh nghiệm lịch sử lâu dài của dân tộc mà Đảng ta đã đúc rút và khẳng định rằng, các yếu tố nội sinh của nền văn hóa phải giữ vai trị quyết định.

Thứ hai, làm giàu bằng cách “biến cái của người thành cái của mình”.

Lịch sử của nền văn hóa dân tộc có một đặc trưng mang tính quy luật đó là, trong q trình giao lưu, tiếp nhận văn hóa các nước, chỉ có những giá trị văn hóa nào phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam thì mới được tiếp thu, chọn lọc và được “Việt Nam hóa”, lúc này các yếu tố được tiếp thu mới trở thành bộ phận cấu thành văn hóa Việt Nam. Cách làm giàu này chỉ được thực hiện và đảm bảo đúng mục đích khi dựa trên cơ sở của cách thứ nhất. Bởi vì, muốn tiếp nhận một giá trị văn hóa nào đó từ bên ngồi để làm đa dạng, làm mới giá trị mình đang có, trước hết chúng ta cần khẳng định chính mình, khẳng định khả năng tiếp nhận và “bản địa hóa” những giá trị du nhập ấy.

Thực chất của việc làm này là trên cơ sở nội lực và một bản lĩnh vững vàng của nền văn hóa mà làm bền vững hơn, phong phú hơn, giàu có hơn, hiện đại hơn bản sắc văn hóa và tồn bộ nền văn hóa của dân tộc. Ví dụ, những giá trị tốt đẹp của Phật giáo là từ bi, bác ái qua q trình tiếp biến đã hồ quyện với khát vọng hướng thiện, yêu thương con người của dân tộc để trở thành một phẩm chất đặc trưng của con người và văn hóa Việt Nam. Đó là, tinh thần nhân ái, khoan dung tuy mộc mạc nhưng sâu sắc và bền vững trong hệ giá trị văn hóa Việt Nam. Một dẫn chứng mẫu mực cho cách làm này là cuộc đời và sự nghiệp văn hóa Hồ Chí Minh. Ra đi tìm đường cứu nước, Người tiếp xúc với nhiều nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới và đã sàng lọc, tiếp nhận nhiều giá trị có điểm tương đồng với giá trị văn hoá truyền thống và phù hợp với điều kiện của dân tộc. Nhờ đó, giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam không những không bị lạc hậu mà lại trở nên giàu có và hiện đại hơn. Người từng thổ lộ: Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tơn giáo Giêsu có ưu điểm của nó là lịng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tơn Dật Tiên có ưu điểm là thích hợp với điều kiện nước ta... Tơi cố gắng làm người học trị nhỏ của các vị ấy.

Như vậy, bảo tồn và làm giàu giá trị văn hóa truyền thống góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Bởi vì, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống chính là để làm cho nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, còn làm giàu giá trị văn hóa truyền thống chính là để xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại. Trên cơ sở của bảo tồn và làm giàu mà vai trị, ý nghĩa của giá trị văn hóa truyền thống sẽ được phát huy trong đời sống xã hội. Quá trình bảo tồn và làm giàu giá trị văn hóa cần được các chủ thể văn hóa là cả hệ thống chính trị - xã hội và tồn thể nhân dân chung tay thực hiện, mỗi chủ thể đều có vai trị, trách nhiệm cụ thể: Đảng và Nhà nước phải có đường lối, chính sách đúng đắn, đồng thời phải xây

dựng hệ thống văn bản pháp lý để mọi người trong xã hội thực hiện; Các cơ quan chuyên môn các cấp (Bộ, Sở, Ban, Ngành quản lý văn hóa) phải làm tốt cơng tác nghiên cứu, tham mưu và xây dựng nội dung tuyên truyền, giáo dục về giá trị văn hóa truyền thống và triển khai sâu rộng thông qua hệ thống thông tin đại chúng và hệ thống giáo dục đặc biệt là giáo dục trong nhà trường. “Có thời kỳ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bàn đến việc dành 15 - 20% thời gian cho việc giáo dục truyền thống văn hóa địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện chủ trương này cịn gặp nhiều khó khăn, như bố trí thời khố biểu, về giáo trình, tài liệu, về đội ngũ giáo viên thiếu hụt, về phương pháp giảng dạy…” [59, tr.273]. Mỗi người dân cần tự nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Mỗi tầng lớp nhân dân cần tích cực tham gia các chương trình, hoạt động thiết thực bảo tồn và làm giàu giá trị văn hóa truyền thống như: Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam (theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ); Các hoạt động về nguồn; Các cuộc thi viết bài tìm hiểu về văn hóa truyền thống dân tộc; chương trình giao lưu tìm hiểu văn hóa các dân tộc trên thế giới...

Trong hai lần “đại hội nhập văn hóa” chúng ta vừa “bảo tồn được các bản sắc văn hóa Đơng Sơn (trước công nguyên) và Đại Việt (trước thế kỷ XIX), nhưng sau mỗi lần hội nhập như vậy, văn hóa Đại Việt (X-XIX) và văn hóa Việt Nam (từ thế kỷ XIX đến nay) lại càng phong phú và giàu có hơn. Đó là bài học về bảo tồn và làm giàu văn hóa mà ơng cha ta đã thực hiện thành công” [59, tr.253]. Hiện nay, xu thế tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế làm cho những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đang chịu sự thẩm định nghiêm ngặt của những yêu cầu và điều kiện mới của kinh tế, chính trị, xã hội. Chúng ta cần hội nhập nhưng không phải bằng mọi giá, khơng chỉ vì mục tiêu kinh tế mà giẫm đạp và hy sinh các giá trị văn hóa truyền thống cùng bản sắc dân tộc. Chúng ta không chấp nhận một tương lai xã hội dư thừa về của cải vật chất mà văn hóa bị què quặt, mất gốc khiến cho những giá trị văn hóa

truyền thống đã tạo nên bản sắc dân tộc bị chơn vùi bởi những thứ văn hóa, nghệ thuật, lối sống lai căng, pha tạp. Song, cũng không chỉ ca ngợi một chiều các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống mà khơng quan tâm một cách chính đáng đến đời sống vật chất. Vì lẽ đó, việc bảo tồn và làm giàu các giá trị văn hóa truyền thống hiện nay cần đáp ứng những yêu cầu sau:

Bảo tồn và làm giàu phải có tính phê phán, chọn lọc: Trong truyền

thống có cả những mặt giá trị và phi giá trị. Do đó, cần nhận thức rõ và xác định cho đúng những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam đích thực, mang đậm bản sắc dân tộc, đã được kiểm nghiệm, đánh giá của lịch sử, được cộng đồng thừa nhận thì cần bảo tồn và làm giàu. Ngược lại, với những mặt lạc hậu, lỗi thời, cản trở sự tiến bộ thì phải khắc phục hoặc kiên quyết loại bỏ. Bên cạnh đó, trong việc làm giàu theo cách thứ hai phải tỉnh táo để phân biệt cái tốt, cái tích cực cần và có thể tiếp biến; cái xấu, cái tiêu cực để đề phịng và chống sự xâm nhập của nó.

Bảo tồn và làm giàu giá trị văn hóa truyền thống phải đồng thời chống thái độ bảo thủ, thái độ hư vơ: Bảo tồn giá trị văn hóa là việc cần làm nhưng

không được sa vào bảo thủ khi quá đề cao văn hóa truyền thống dân tộc mà coi nhẹ và không chịu tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới. Đóng cửa khơng tiếp xúc là làm trái quy luật phát triển, làm cho nền văn hóa trở nên nghèo nàn, đơn điệu và kéo theo sự kìm hãm, níu kéo, làm chậm sự phát triển của đất nước. Đồng thời, kiên quyết chống thái độ hư vô chủ nghĩa, phủ định sạch trơn mọi giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, cho rằng chúng khơng cịn có ý nghĩa gì trong đời sống hiện tại, dẫn đến sùng bái và bắt trước những giá trị ngoại lai một cách mù quáng.

Bảo tồn và làm giàu phải gắn với quá trình xây dựng xã hội mới và con người mới: Các giá trị văn hóa truyền thống liên tục được bổ sung cho phù hợp với điều kiện mới đang diễn ra. Quy luật phát triển là cái mới bao giờ cũng ra đời dựa trên cái cũ, cái cũ là tiền đề để cái mới ra đời và phát triển.

Điều này cũng có nghĩa là, nếu khơng có truyền thống thì sẽ chẳng có hiện tại và tương lai. Do đó, muốn đất nước phát triển, hội nhập quốc tế thành công không thể chỉ dựa trên nền tảng truyền thống. Cần bổ sung những giá trị mới, các yếu tố truyền thống sẽ được phát huy đem lại hiệu quả trong xây dựng xã hội mới, con người mới và mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 78 - 84)