hóa truyền thống trở thành tự giác
Đồng thời với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần thì một yêu cầu bức thiết trong quá trình hội nhập quốc tế đối với nước ta là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng của dân tộc cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai đất nước, hướng họ đến với các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, để họ nâng cao ý thức giữ gìn làm cho quá trình kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc đạt hiệu quả hơn. Đây cũng là nhân tố có tầm quan trọng hàng đầu để tăng thêm sự hiểu biết về giá trị truyền thống dân tộc, về lịch sử dân tộc, vun đắp niềm tự hào dân tộc cho nhân dân. Nhận thức của con người về giá trị văn hóa truyền thống dân tộc là nhân tố quyết định hành vi, hành động của con người, từ đó quy định việc giữ gìn, phát huy các giá trị ấy. Nói một cách ngắn gọn: nhận thức đúng thì hành động mới đúng. Chính vì vậy, giải pháp tăng cường cơng tác tun truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và nhân dân về giá trị văn hóa truyền thống có ý nghĩa quan trọng.
Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao nhận thức cho tồn Đảng, tồn dân về vai trị, vị trí chiến lược
giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, coi con người là chủ thể sáng tạo nên những giá trị văn hóa, chiến lược con người cũng chính là chiến lược văn hóa tuy nhiên việc thực hiện nó đạt hiệu quả chưa cao. Để phát huy được những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục một cách tồn diện. Đó là, nâng cao trình độ dân trí của người dân, giáo dục nhân cách làm người, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống. Tuyên truyền, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, giáo dục lòng nhân ái, tôn trọng các giá trị truyền thống của dân tộc, lối sống văn minh, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, trách nhiệm của cá nhân trước cộng đồng. Trang bị cho mỗi cá nhân có đủ năng lực, phẩm chất thẩm thấu những giá trị truyền thống của dân tộc, tự bảo vệ và chống lại những ảnh hưởng tiêu cực do mặt trái của quá trình hội nhập quốc tế mang lại.
Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống trước tiên phải tuyên truyền cho cán bộ đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân những nội dung của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ chương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt giáo dục cho thế hệ trẻ sự hiểu biết, lòng tự hào và tự tơn về truyền thống văn hóa của dân tộc mình, địa phương mình. Thực tế cho thấy, chưa có một quốc gia nào thành công trong việc bảo vệ, phát huy văn hóa dân tộc ở một chất lượng cao khi mà các thành viên của dân tộc lại ln tự ti về di sản văn hóa dân tộc mình. Niềm tự hào đó có được là kết quả của một quá trình giáo dục và hơn hết là sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa truyền thống của dân tộc, của q hương mình đã sinh ra.
Để giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng của dân tộc cần phải có những phương pháp cụ thể, phải đưa nội dung tuyên truyền giáo dục giá trị văn hóa truyền thống dân tộc vào trong chương trình giáo dục của các cấp học giúp cho thế hệ trẻ nhận thức được những giá trị truyền thống của dân tộc, làm giàu vốn hiểu biết của mình bằng những kinh nghiệm và truyền thống. Đồng thời nhận thức đầy đủ hơn về tình hình thực tế của đất nước, thấy được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn, kế thừa và phát huy giá trị truyền
thống dân tộc mà khơi dậy quyết tâm xây dựng quê hương bằng chính nghị lực, bàn tay, trí tuệ của mình. Cơng tác này cũng phải có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để có mơi trường giáo dục rộng lớn nhằm bổ sung những kiến thức, phẩm chất mà con người cần phải có. Tuy nhiên, cần tránh tâm lý học đối phó, học hình thức, hời hợt nên cần đổi mới cơng tác giáo dục, kết hợp giáo dục chính khóa với ngoại khóa, tổ chức các đợt tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, phong cảnh quê hương đất nước, tổ chức các đêm lửa trại truyền thống, cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, danh nhân văn hóa để khơi dậy nơi tuổi trẻ học đường ý thức về truyền thống đấu tranh anh dũng và tinh thần quật khởi của cả dân tộc. Q trình đó cần phải thực hiện thường xuyên hơn để giáo dục đạo đức, lối sống, đặc biệt là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh, sinh viên đối với bản thân, gia đình và quê hương.
Gia đình có vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác giáo dục truyền thống dân tộc, bởi gia đình là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng hình thành nên phẩm chất, nhân cách con người. Giáo dục trong gia đình với phương pháp chủ yếu là nêu gương, làm gương cần nhấn mạnh việc giáo dục lối sống tình nghĩa, tinh thần tương trợ đùm bọc nhau, biết kính trên nhường dưới, giáo dục lịng kính trọng và biết ơn tổ tiên, biết ơn các vị anh hùng dân tộc... Những truyền thống đó đã được các gia đình Việt Nam nâng niu quý trọng, giữ gìn từ đời này qua đời khác. Hiện nay do những tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế chúng ta đang phải đối mặt với một thực tế là chức năng giáo dục của gia đình có xu hướng giảm, các bậc cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến con cái, phó mặc cho nhà trường, con cái khơng hiểu biết về giá trị tình cảm gia đình, dịng họ và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Điều này dẫn đến những hành vi ứng xử không đúng chuẩn mực của con cái đối với ông bà, cha mẹ và sẽ dẫn đến việc coi thường quá khứ và các giá trị truyền thống của dân tộc. Do đó, quan tâm làm tốt chức năng giáo dục của gia đình sẽ là hành trang văn hóa cho con cái bước vào đời tự tin hơn, hiểu biết hơn. Từ đó hình thành
ý thức trách nhiệm đối với thế hệ đi trước, nghĩa vụ đối với thế hệ đi sau và trách nhiệm nghĩa vụ của công dân đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong điều kiện hiện nay.
Công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về giá trị văn hóa truyền thống còn cần được tiến hành trong việc tổ chức các lễ hội truyền thống, việc làm này phải được tiến hành hiệu quả, thường xuyên, lâu dài, qua nhiều hình thức đa dạng và phù hợp với từng đối tượng. Trong đó, hình thức giáo dục tun truyền qua hệ thống thông tin đại chúng và hệ thống là hiệu quả nhất. Hệ thống thơng tin đại chúng có quy mơ rộng lớn và có vai trị hàng đầu nhằm quảng bá, thông tin, tuyên truyền, giáo dục những hiểu biết về giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Thơng qua phương tiện phát thanh, truyền hình, báo chí, sách vở và các phương tiện nghe nhìn khác, những thơng tin, kiến thức sẽ đi vào ý thức mọi người, tạo nên nhận thức đúng đắn. Trong những năm đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, các phương tiện thông tin đại chúng đã phát triển mạnh mẽ, nhờ đó thời lượng, dung lượng thơng tin về các giá trị văn hóa dân tộc nói chung và giá trị văn hóa truyền thống của từng vùng miền nói riêng, tăng lên một cách đáng kể. Qua đó, hình ảnh, nội dung và giá trị văn hóa đến được với người dân ở mọi miền đất nước. Đây là hình thức tuyên truyền phù hợp đem lại hiệu quả đối với nhiều tầng lớp nhân dân.
Do vậy tuyên truyền, giáo dục để việc giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống trở thành tự giác ở mỗi cá nhân, tập thể và toàn xã hội, chúng ta cũng cần sử dụng có hiệu quả các phương tiện thơng tin đại chúng (sách báo, phát thanh, truyền hình, internet…) tạo thành phong trào rộng rãi. Với lợi thế truyền tải nhanh chóng, sinh động, dễ đi vào lịng người, một bộ phim, một bài báo, một vở kịch sẽ có tác dụng nhanh hơn những bài thuyết giảng khơ khan, nhàm tẻ.
Mục đích của việc tuyên truyền, giáo dục giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống khơng chỉ dừng ở sự nhận thức mà phải bằng những hành động cụ thể bằng những việc làm cụ thể như thông qua việc xây dựng đời sống văn hóa
tinh thần phong phú, lành mạnh bằng tấm gương người tốt, việc tốt. Người tốt, việc tốt hiện nay là những người có ý chí vươn lên trong mọi lĩnh vực, là làm giàu bằng tài năng, ý chí trong kinh doanh, là phát minh sáng chế trong khoa học, là xả thân vì nghĩa lớn trong phịng chống tội phạm... góp sức quan trọng cho cơng cuộc xây dựng đất nước. Cá nhân người tốt, việc tốt có những biểu hiện khác nhau nhưng đều hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Thu hút mọi người tham gia trực tiếp vào các hoạt động: Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa; Phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng; Chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, những người có cơng với cách mạng; Tồn dân đồn kết xây dựng cuộc sống mới ở các khu dân cư... Những hoạt động này là biện pháp giáo dục con người lòng yêu nước, ý thức cộng đồng và tinh thần quốc tế, nó thơi thúc mọi người sáng tạo nhiều cái đẹp. Đó là nền tảng cho việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống và hình thành những chuẩn giá trị mới trong bối cảnh mới của dân tộc.