Phòng, chống xu hướng thương mại hóa trong tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống, gắn phát triển kinh tế với giữ gìn và phát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 84 - 89)

hoạt động văn hóa truyền thống, gắn phát triển kinh tế với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Hội nhập quốc tế với đặc trưng kinh tế thị trường và tồn cầu hóa là những xu thế khách quan, tất yếu đối với thời đại chúng ta. Là khách quan, tất yếu, nên các xu thế đó đều có tác động nhiều chiều đối với sự phát triển của xã hội, không chỉ lĩnh vực sản xuất vật chất, mà cả lĩnh vực sản xuất tinh thần. Những lợi ích đem đến do hội nhập quốc tế là rất lớn đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có cả văn hóa. Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa, các giá trị văn hóa truyền thống giữa các dân tộc trở thành tất yếu khách quan. Đây không chỉ là nhu cầu tự thân của văn hóa hay giá trị văn hóa truyền thống, mà còn là sự đòi hỏi của nền kinh tế thị trường mang tính tồn cầu. Để đạt hiệu quả các nhà sản xuất kinh doanh phải tìm hiểu về phong tục, tập quán, văn hóa truyền thống của các cộng đồng dân tộc nơi họ muốn đưa hàng hóa vào tiêu thụ. Ngược lại, việc sản xuất kinh doanh các sản phẩm văn hóa, du lịch khơng chỉ vì mục đích quảng bá nền văn hóa của dân tộc mình, mà cịn vì lợi ích kinh tế.

Nhu cầu vật chất hay nhu cầu tinh thần đều là những nhu cầu thiết yếu của đời sống. Khi đời sống vật chất nghèo nàn và thiếu thốn thì điều kiện phát triển của con người sẽ gặp rất nhiều khó khăn và ngược lại. Tuy nhiên, sự tác động mặt trái của kinh tế thị trường đã khiến cho lợi ích về kinh tế, vật chất và lợi ích về văn hóa, tinh thần không được coi trọng đúng mực. Kinh tế thị

trường và tồn cầu hóa thơi thúc con người chạy theo những lợi ích kinh tế trước mắt, những lợi ích vật chất tầm thường, từ đó bỏ qua hoặc coi nhẹ các nhu cầu và lợi ích tinh thần. Hơn thế, đã xuất hiện xu hương “thương mại hóa” văn hóa, trong đó có cả các giá trị văn hóa truyền thống. Vì lợi ích kinh tế của cá nhân hay của một nhóm người mà họ đã cho rằng trong kinh tế thị trường thì cái gì cũng có thể kinh doanh, cái gì cũng có thể trở thành hàng hóa đem ra để mua - bán. Với tư tưởng vụ lợi như vậy, nhiều hoạt động văn hóa truyền thống đã khơng cịn được tổ chức theo đúng nghĩa nữa - tức là tổ chức mà khơng đạt mục đích là giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Ngược lại, việc tổ chức các hoạt động đó chỉ là cái cớ, là phương tiện để đạt mục đích kinh tế. Chính điều này đã làm cho các giá trị văn hóa truyền thống bị phai nhạt, xói mịn. Nhà báo Mỹ nổi tiếng T.Friedman đã từng đưa ra hình ảnh: chiếc xe Lexus (kinh tế thị trường tồn cầu) đi đến đâu thì rừng ơliu (các giá trị văn hóa của các dân tộc) sẽ bị tàn phá đến đó. Xu hướng thương mại hóa các hoạt động văn hóa truyền thống ở Việt Nam dễ nhận thấy ở một số lĩnh vực văn hóa như việc tổ chức lễ hội truyền thống; hoạt động báo chí truyền thơng; hoạt động nghệ thuật dân gian; tổ chức các festival… đơn cử như:

Thương mại hóa trong việc tổ chức lễ hội truyền thống: Hàng năm, trên khắp nước ta có khoảng gần 8.000 lễ hội các loại, trong đó có trên 7.000 lễ hội truyền thống (lễ hội dân gian) chiếm gần 90%. Ở hầu khắp các địa phương đang có phong trào phục dựng lại các lễ hội truyền thống, song điều đó khơng đồng nghĩa với việc các giá trị văn hóa truyền thống như yêu nước, nhân ái, đoàn kết, lao động cần cù sáng tạo… sẽ được lưu truyền và phát huy tốt. Với suy nghĩ, lễ hội không phải chỉ là di sản văn hóa mà là “của hồi mơn” nên nhiều lễ hội việc tổ chức lại quá coi trọng mục đích kinh tế mà quên đi mục đích tơn vinh, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, hoặc quá nặng về hình thức, phơ trương và coi nhẹ nội dung giáo dục, giá trị văn hóa truyền

thống. Xu hướng thương mại hóa hoạt động lễ hội bộc lộ quá rõ và quá nhiều, trở nên phản văn hóa ở nhiều lễ hội, kể cả lễ hội cấp quốc gia. Có những lễ hội gán ghép một cách khiên cưỡng nội dung và hình thức hiện đại vào nội dung và hình thức vốn là dân gian truyền thống của lễ hội, gây ra sự khập khiễng, trái khoáy, nhưng lại phù hợp với thị hiếu của lớp trẻ. Việc này chỉ nhằm thu hút khách đến tham dự lễ hội càng đơng càng tốt và thu hút lịng “hảo tâm công đức” của du khách để tăng nguồn thu cho địa phương và người đầu tư.

Quá coi trọng mục đích kinh tế nên ở nhiều lễ hội đã phát triển rất lộn xộn và không quản lý chặt chẽ các dịch vụ ăn theo lễ hội. Thực tế cho thấy tại các lễ hội đang tồn tại tư duy tranh thủ thu lợi cho cá nhân, cho địa phương. Đối với người dân địa phương dịp tổ chức lễ hội là “mùa làm ăn”, cả năm mới có một lần, nên họ tranh nhau mở các dịch vụ, tha hồ tuỳ tiện nâng ép giá, chặt chém không thương tiếc để tận thu. Ví dụ: Lễ hội Phủ Dầy và Đền Trần ở Nam Định thu hút đông đảo du khách ở chỗ có “ban lộc Thánh Mẫu” trong cung cấm, có “phát” ấn quan, ấn vua nhà Trần đầu năm. Lộc Thánh Mẫu và ấn vua Trần cũng là hai nguồn thu lớn của các Ban quản lý, tổ chức lễ hội mặc dù chỉ là “tuỳ tâm” của du khách. Ở cung cấm Phủ Chính (Phủ Dầy) việc người đến lễ được “Mẫu ban” một miếng lụa đỏ, một lá lộc, một cành lộc hay đủ cả bộ là tuỳ vào việc đặt lễ 10, 20, 50 hay 100 nghìn đồng. Ở đền Bảo Lộc việc có được ấn quan đóng sẵn hoặc tự tay đóng cũng tuỳ vào tiền lễ nhiều hay ít… Điều này khơng chỉ lấn át hết việc tuyên truyền, giáo dục giá trị văn hóa truyền thống mà cịn làm “tầm thường hóa”, “đời hóa” và xem các giá trị ấy như những món hàng để “mua bán, trao đổi”. Để khắc phục xu hướng này, cần phải làm rõ được nội dung, ý nghĩa của các giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội nói chung, của từng lễ hội nói riêng để tuyên truyền, giáo dục rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, hình thức tuyên truyền qua hệ thống

báo chí truyền thơng là hiệu quả nhất; hiểu và làm đúng quy trình tổ chức các hoạt động lễ hội theo sự hướng dẫn, quản lý của Nhà nước.

Thương mại hóa trong hoạt động báo chí truyền thơng: Các loại báo chí truyền thơng ngày càng đa dạng, gồm báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử, truyền hình, internet, viễn thơng... là phương tiện, vũ khí cực kỳ quan trọng trên mặt trận tư tưởng văn hóa, góp phần tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; truyền tải các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; ca ngợi cái tốt lên án cái xấu… góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng xã hội và con người văn hóa. Tuy vậy, trước sự tác động của kinh tế thị trường các hoạt động báo chí truyền thơng đã có xu hướng “thương mại hóa”, xa rời tơn chỉ, mục đích. Đó là, hoạt động báo chí truyền thơng phải góp phần bảo vệ quyền lợi thiêng liêng của dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc, phải đề cao những giá trị nhân văn trong quá khứ và hiện tại; phải trung thực, khách quan. Bởi báo chí truyền thơng là gương mặt tinh thần của một quốc gia. Nhìn vào các hoạt động tinh thần này để thấy tính chất ổn định, an bình của xã hội, tính thanh lịch của quan hệ giữa người với người. Song, vì lợi ích kinh tế mà nhiều cơ quan báo chí truyền thơng đã “câu khách”, thu hút quảng cáo bằng nhiều chiêu bài đánh vào tính tị mị, sự hiếu kỳ của độc giả nên cố tình đưa tin kiểu ly kỳ, giật gân…vơ hình chung đã tạo điều kiện cho cái ác, cái xấu trong xã hội có nơi lộng hành. Đặng Thị Thu Hương tại Hội thảo khoa học “Văn hóa truyền thơng trong thời kì hội nhập”, diễn ra ngày 22/02/2012 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), do Hội Nhà báo Việt Nam và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phối hợp tổ chức đã đề cập đến vai trị và trách nhiệm của truyền thơng đại chúng Việt Nam đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa trong thời kỳ hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa: Văn hóa truyền thơng cần được xây dựng trên nền tảng giá trị và tính liên tục lịch sử, khơi dậy các khả năng sáng tạo của công chúng và phục vụ công chúng... Không thể đánh đồng văn hóa

đại chúng với khuynh hướng thương mại hóa, tầm thường hóa và dung tục hóa nền văn hóa. Do vậy, truyền thơng đại chúng phải đóng vai trị then chốt trong việc phát triển ngành cơng nghiệp văn hóa Việt Nam, nâng cao tính đề kháng cho nền văn hóa dân tộc trước những ảnh hưởng tiêu cực của tồn cầu hóa văn hóa, đồng thời hạn chế tác động tiêu cực của xu hướng thương mại hóa văn hóa và thương mại hóa báo chí.

Nước ta hội nhập quốc tế chưa lâu, nền kinh tế thị trường mới hình thành, những thói hư tật xấu của lối kinh doanh tiểu thương chưa kịp thay đổi, còn khá phổ biến. Lại thêm vào đó xu hướng thương mại hóa các lĩnh vực đời sống tinh thần đang có nguy cơ phát triển. Đó là cơ sở trực tiếp làm nảy sinh hàng loạt sự xuống cấp về đời sống văn hóa tinh thần, sự mất cân đối và khơng bền vững trong q trình phát triển. Địi hỏi, phải quản lý tốt nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mà nội dung cơ bản là xác định những chuẩn mực văn hóa của nền kinh tế thị trường, là gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, thu hẹp dần các khoảng cách về thu nhập, về thụ hưởng các thành quả của công cuộc đổi mới, giữa các ngành nghề, các vùng miền, sẽ là giải pháp quan trọng để ngăn chặn xu hướng thương mại hóa văn hóa. Các cơ quan lãnh đạo và quản lý xã hội làm tốt vai trị to lớn của mình là ở chỗ tổ chức bộ máy lãnh đạo và quản lý trong sạch, vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác lãnh đạo và quản lý, vừa nêu gương sáng cho tồn xã hội. Cần nhìn lại và thực hiện đúng theo đường lối của Đảng đó là: đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chứ không phải nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa; phải đảm bảo phát triển văn hóa và tiến bộ xã hội ngay trong từng bước của tăng trưởng kinh tế, tránh khuynh hướng chỉ đầu tư vào tăng trưởng kinh tế mà coi nhẹ các vấn đề xã hội và văn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)