tạo đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa ngang tầm nhiệm vụ
“Suy cho cùng thì mọi thành công hay thất bại của một đường lối, chính sách đều quy về cơ chế tổ chức và con người thực thi” [59, tr.282]. Trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, nhân tố mang tính quyết định là hệ thống chính sách, pháp luật về văn hóa và đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa. Hai yếu tố này có sự liên quan mật thiết với nhau, song đều phụ thuộc vào nhân tố con người. Hệ thống chính sách, pháp luật cũng do con người xuất phát từ thực tiễn mà xây dựng, rồi việc thực thi những quy định ấy lại do con người mà trước hết là đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa. Do vậy, cần đẩy mạnh việc hồn thiện chính sách, pháp luật về văn hóa và đào tạo đội ngũ các bộ quản lý văn hóa có đủ tri thức, khả năng thực hiện cơng việc.
2.2.3.1. Hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật
Xã hội càng phát triển, pháp luật càng có vai trị to lớn trong việc điều chỉnh nhận thức và hành vi của con người. Bởi vậy, để thực thi một chủ trương, đường lối thì phải luật hóa, tức là tạo nền tảng pháp lý nhằm đảm bảo cho mọi người trong xã hội thực hiện. Vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cũng khơng nằm ngồi quy luật chung đó.
Cùng với các giải pháp nêu trên, Nhà nước cần tiếp tục xây dựng, hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, đặc biệt là những chính sách phối hợp liên ngành về công tác tổ chức và quản lý các hoạt động văn hóa. Trong cơng cuộc đổi mới hiện nay, vai trị của Nhà nước đối với văn hóa nói chung là tạo ra một hành lang pháp lý thuận lợi, làm cho các giá trị văn hóa truyền thống thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Để có được điều này, Nhà nước cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết lập một cơ chế tổ chức, quản lý đảm bảo được quyền tự do sáng tạo và hưởng thụ các thành quả lao động của nhân dân, xác định rõ quyền hạn và nhiệm vụ, nâng cao chất lượng
hoạt động của các cơ quan chuyên môn. Đặc biệt, cần phân biệt rõ chức năng, thẩm quyền của cơ quan quản lý văn hóa với các tổ chức xã hội, đồn thể, nghề nghiệp tham gia tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống. Cần từng bước tạo môi trường pháp lý kinh tế lành mạnh cho nhân dân tham gia nhiều hơn vào quá trình tổ chức và hưởng thụ các thành quả do chính mình tạo ra.
Từ khi đất nước tiến hành đổi mới đến nay, trước nhu cầu thực tế của cuộc sống, sự biến đổi phức tạp của đời sống tinh thần, Đảng và Nhà nước đã xây dựng nhiều chính sách và văn bản luật thuộc lĩnh vực văn hóa. Bên cạnh đó, Việt Nam cịn là thành viên của “Cơng ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể”, “Tuyên bố về đa dạng văn hóa”… đã tạo nên các khung pháp lý mang tính ràng buộc đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trong đó có các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống. Đó là bước tiến lớn trong việc luật hóa các chủ trương, đường lối của Đảng ta về văn hóa.
Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh và quản lý văn hóa vẫn cịn thiếu hụt, còn phân tán, chưa đồng bộ, chưa theo kịp những biến đổi, tác động phức tạp trong tình hình hiện nay. Đặc biệt là các văn bản nghị định, thông tư dưới luật để hướng dẫn thi hành luật còn chậm trễ và có nhiều điểm bất cập. Do đó, cần đẩy mạnh hơn nữa việc hồn thiện chính sách, pháp luật để giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong điều kiện hội nhập quốc tế. Việc xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật là công cụ hữu hiệu để làm tốt việc tổ chức và quản lý văn hóa, đồng thời phát huy những giá trị văn hóa truyền thống có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Song, khâu tuyên truyền, phổ biến đến tận người dân lại mang ý nghĩa quyết định. Thực tế, nhiều chính sách, pháp luật đã được ban hành, nhưng khâu tuyên truyền, phổ biến chậm trễ, kém hiệu quả thì cũng không đạt được mục tiêu đề ra. Bởi vậy, để khắc phục những hạn chế, tiêu cực và phát huy tốt các giá trị văn hóa truyền thống cần tăng cường
hơn nữa các giải pháp liên quan đến cơ chế chính sách, luật pháp, tuyên truyền, phổ biến và thực thi pháp luật.
2.2.3.2. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa có chun mơn nghiệp vụ
Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý văn hóa có vai trị, nhiệm vụ quan trọng, là bộ phận chuyên môn tham mưu cho Đảng và Nhà nước, cấp uỷ và chính quyền các cấp, đồng thời là người trực tiếp thực hiện công tác tổ chức các hoạt động văn hóa. Đội ngũ này phải có đủ năng lực và phẩm chất, phải có trình độ hiểu biết về văn hóa và quản lý văn hóa, có tâm huyết và tinh thần trách nhiệm trong công việc.
Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa chưa đáp ứng được u cầu về trình độ chun mơn, về số lượng. Đặc biệt, ở cấp cơ sở tình trạng này càng phổ biến và có chiều hướng gia tăng khi mà các hoạt động văn hóa ở các địa phương đang diễn ra rất sôi nổi, đa dạng. Đội ngũ cán bộ là cơng tác văn hóa cấp huyện, cấp xã hiện nay hết sức mỏng, phải phụ trách nhiều mảng cơng tác, nên khó có thể nắm bắt kịp thời các diễn biến xảy ra trên địa bàn. Điều này dẫn đến hai khả năng sẽ xảy ra là cơng tác quản lý bị bng lỏng hoặc trình độ quản lý khơng đáp ứng u cầu. Đối với cấp xã chỉ được “biên chế” một cán bộ trình độ Trung cấp (các lĩnh vực khác nhau) và chỉ được bồi dưỡng theo các loại hình như: tại chức, bồi dưỡng và tập huấn ngắn hạn…, trong khi đó phải thực hiện rất nhiều công việc như: Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân trong việc tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ quần chúng, xây dựng các câu lạc bộ, lễ hội truyền thống, bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh ở xã…; Tổ chức phong trào Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa...
Do đó, phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức chuyên sâu về văn hóa nói chung và giá trị văn hóa truyền thống cho cán bộ văn hóa ở cơ sở. Việc nâng cao năng lực về chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, để có trình độ
chuyên môn cao và tâm huyết với nghề nghiệp là một đòi hỏi cấp bách đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống hiện nay. Các cơ sở đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa cần đổi mới nội dung chương trình, phương thức đào tạo để theo kịp những đòi hỏi từ thực tiễn giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống hiện nay. Trong công tác tuyển dụng cần ưu tiên những người có trình độ đúng chun mơn, được đào tạo chính quy. Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực tổ chức, quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa.