TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM HỘI NHẬP QUỐC TẾ -
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Khẳng định giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam là một hệ thống giá trị văn hóa đặc sắc, trong đó tiêu biểu là chủ nghĩa u nước, ý chí tự cường dân tộc; tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; tinh thần nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa; tinh thần lao động cần cù, sáng tạo; lối ứng xử tinh tế. Những giá trị ấy đã góp phần làm nên cốt lõi của bản sắc văn hóa dân tộc ta. Đó là tài sản tinh thần vơ giá được hun đúc qua bao thăng trầm, biến cố lịch sử của dân tộc, luôn tỏa sáng và trở thành điểm tựa, động lực phát triển của dân tộc.
2.1. Thực trạng giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế và một số vấn đề đặt ra trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế và một số vấn đề đặt ra
Trong điều kiện hội nhập quốc tế, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam đang chịu sự tác động nhiều chiều, đan xen cơ hội và thách thức. Do đó, tìm hiểu thực trạng việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc nhằm làm rõ cái được và chưa được để đề ra phương hướng và thực hiện những giải pháp nhằm tiếp tục giữ gìn và phát huy các giá trị ấy trong điều kiện hội nhập quốc tế.
2.1.1. Thực trạng giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mọi sự vật trong thế giới đều vận động, biến đổi và phát triển không ngừng theo những quy luật nhất định. Một trong những quy luật chung biểu hiện khuynh hướng của sự phát triển là quy luật phủ định của phủ định, trong đó xu hướng (phát triển khơng ngừng), hình thức (xốy ốc) và kết quả (sự vật mới ra đời từ sự vật cũ)
phát triển của sự vật thơng qua sự thống nhất giữa tính thay đổi với tính kế thừa trong sự phát triển là đặc trưng cơ bản của quy luật. Trong đó, kế thừa là mối liên hệ giữa các giai đoạn hay các cấp độ khác nhau trong sự phát triển của sự vật. Sự kế thừa biểu hiện ở chỗ, một hay nhiều yếu tố của sự vật được bảo tồn khi sự vật chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Kế thừa và phát triển không tách rời nhau. Kế thừa là sự bảo tồn những đặc điểm, đặc tính của một sự vật và hiện tượng cũ trong q trình phát triển, cịn phát triển không chỉ là sự bảo tồn mà cịn là sự mở rộng, bổ sung, hồn thiện và nâng cao về chất những đặc điểm, đặc tính vốn có trong sự vật hiện tượng. Kế thừa cũng gắn liền với lọc bỏ và đổi mới. Ngay cả với những nhân tố tích cực của cái bị phủ định được giữ lại được duy trì dưới dạng lọc bỏ, chứ khơng phải bê nguyên xi cái cũ vào cái mới.
Việc kế thừa những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay ở Việt Nam cũng tuân theo quy luật chung này. Kế thừa giá trị văn hóa tinh thần truyền thống thực chất là giữ lại, bổ sung, phát triển những yếu tố có giá trị, có ý nghĩa tích cực của dân tộc trong giai đoạn lịch sử mới. Những yếu tố văn hóa truyền thống dù có giá trị trong lịch sử, nhưng nay đã lạc hậu, lỗi thời gây cản trở cho sự phát triển thì tất yếu sẽ bị loại bỏ, truyền thống nào cịn giá trị thì sẽ được phát huy. “Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ... Cái gì cũ mà khơng xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý… Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm… Cái gì mới mà hay thì ta phải làm” [36, tr.94-95]. Kế thừa cái vốn có của bản thân và tiếp nhận cái mới từ bên ngoài là quy luật tồn tại và phát triển của bất kỳ nền văn hóa nào trong mọi thời đại.
Bảo tồn (hay giữ gìn) và phát huy được hiểu như là những nỗ lực nhằm giữ gìn các giá trị, bản sắc văn hóa tốt đẹp vốn có (truyền thống) của mỗi dân tộc quốc gia và làm cho nó càng trở nên có ý nghĩa đối với sự phát triển của dân tộc. Những việc làm, hành động ấy còn hàm nghĩa là sự lựa chọn chủ
quan của chủ thể văn hóa, tức là chúng ta lựa chọn những gì là giá trị, những gì là bản sắc độc đáo của văn hóa dân tộc, đặc biệt là những giá trị, bản sắc ấy đã và còn tiếp tục tạo nên nội lực cho sự phát triển văn hóa, xã hội trong hiện tại và tương lai của mỗi dân tộc và quốc gia ấy. Bởi vậy, nguyên tắc quan trọng của giữ gìn, phát huy phải trên quan điểm phát triển, cho phát triển và vì phát triển. Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống khơng chỉ bảo tồn những cái vốn có từ xa xưa, mà cịn có nghĩa là làm những cái đó phong phú, đa dạng hơn lên và không loại trừ những cái mới do giao lưu văn hóa giữa các quốc gia dân tộc đem lại.
Lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam luôn luôn gắn liền với quá trình giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc. Trong lịch sử giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, Việt Nam luôn thể hiện bản lĩnh vững vàng trước sự du nhập của những trào lưu văn hóa ngoại lai. Hiện tại văn hóa Việt Nam cũng giống như văn hóa các dân tộc khác đang trong q trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Văn hóa Việt Nam có cơ hội hội nhập và giao lưu với các nền văn hóa khác của thế giới để làm giàu và khẳng định bản sắc của mình. Song, hơn lúc nào hết, đây cũng là giai đoạn mà các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc phải đối diện với những tác động mạnh mẽ của tồn cầu hóa, của hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là hai mặt thống nhất biện chứng, có quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, việc phân tích rõ thực trạng của việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong quá trình hội nhập quốc tế của chúng ta để từ đó nhận thấy những vấn đề bức thiết đang đặt ra và tìm được giải pháp phù hợp là nội dung rất cần thiết, có ý nghĩa hết sức quan trọng.
2.1.1.1. Kết quả của việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế
Cơng cuộc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong điều kiện hội nhập quốc tế, trước hết đã được thể hiện bằng hệ thống
quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa. Các quan điểm, đường lối này đều thể hiện sự nhất quán trong việc khẳng định vai trò, ý nghĩa của các giá trị văn hóa truyền thống đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thể hiện quyết tâm giữ gìn và phát huy các giá trị ấy. Hơn thế, còn nhấn mạnh rằng văn hóa là một bộ phận khăng khít của sự nghiệp đổi mới, hướng mọi hoạt động văn hóa vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển tồn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lịng nhân ái, khoan dung, tơn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa... Coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nhờ sự nhất quán trên các đường hướng cơ bản về văn hóa chúng ta đã đạt được những kết quả đáng kể: Tư tưởng, đạo đức và lối sống - lĩnh vực then chốt của văn hóa đã có những chuyển biến tích cực. Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng thấm sâu vào nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nhiều giá trị mới về văn hóa, chuẩn mực đạo đức được khẳng định và nhân rộng, phát huy dân chủ trong xã hội; Thế hệ trẻ hăng hái tiếp thu những kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến, thể hiện mạnh mẽ ý chí vươn lên, lập thân, lập nghiệp để phát triển đất nước; Phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các phong trào thi đua yêu nước ngày càng được mở rộng và từng bước đi vào thực chất trong đời sống xã hội. Chẳng hạn, chủ nghĩa u nước, đó khơng chỉ là một tình cảm tự nhiên, nó cịn chính là sản phẩm của lịch sử được hun đúc bởi chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc. Trong điều kiện hiện nay, truyền thống đó càng cần được kế thừa và phát huy cao độ bởi vì mặc dù đất nước ta đã dành được độc lập, nhưng đời sống của đại đa số nhân dân cịn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, khoa học cơng nghệ cịn lạc hậu, nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại,
bên cạnh đó cịn có các thế lực thù địch thường xun có âm mưu chống phá nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng. Người dân nhận thức được lợi ích của mình khơng thể tách rời lợi ích của quốc gia dân tộc, họ thấy mình phải có trách nhiệm đối với đất nước vì vậy cũng có khơng ít người đã vượt qua khó khăn, thử thách để đem vinh quang về cho đất nước, cho bản thân. Đó là những đóng góp về sức lực, tiền của, trí tuệ... của người dân trên mọi lĩnh vực, tất cả đã khẳng định tài năng, nghị lực và lịng tự tơn dân tộc của con người Việt Nam. Có được kết quả đó là do sự nỗ lực hết mình của nhân dân đồng thời đó cũng là sự khơn khéo của các nhà lãnh đạo, các nhà ngoại giao của đất nước. Thơng qua mở cửa hội nhập và chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện cho các kiều bào có thơng tin đầy đủ hơn về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội cũng như chủ chương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Từ đó tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước của họ được nhân lên, thôi thúc họ đầu tư, phát triển kinh tế ngay trên mảnh đất quê hương của mình. Vì vậy, có thể khẳng định: yêu nước trong giai đoạn hiện nay không chỉ để chiến thắng kẻ thù xâm lược mà còn là để xây dựng một dân tộc phát triển về mọi mặt để có thể “sánh vai” cùng các dân tộc khác trên thế giới.
Công cuộc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của dân tộc đã đạt được nhiều tiến bộ. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo vệ và phát huy giá trị, các nghệ nhân được tơn vinh, cơng tác xã hội hóa được tăng cường và thu hút được đông đảo các tổ chức và cá nhân tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Cả nước hiện có 127 bảo tàng; có hơn 4 vạn di tích đã được kiểm kê. Hiện nay, Việt Nam có 7 di sản vật thể (2 địa danh thiên nhiên là Vịnh Hạ Long và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; 5 địa danh văn hóa là Quần thể di tích Cố đơ Huế, Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long và Thành nhà Hồ) và 9 di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới: Cao nguyên đá Đồng
Văn; Cơng viên địa chất tồn cầu; Nhã nhạc cung đình Huế; Khơng gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên; Dân ca quan họ Bắc Giang và Bắc Ninh; Ca trù; Hội Gióng; Mộc bản triều Nguyễn; 82 Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long và Hát xoan.
Dân ca quan họ được hình thành khá lâu đời, do cộng đồng người Việt (Kinh) ở 49 làng quan họ và một số làng lân cận thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang hiện nay của Việt Nam sáng tạo ra, với lối hát đối đáp nam, nữ. Họ hát quan họ vào mùa xuân, mùa thu khi có lễ hội hay khi có bạn bè. Quan họ ln được thực hành trong các hoạt động văn hóa, xã hội của cộng đồng, được cộng đồng hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang lưu giữ, trao truyền từ nhiều thế hệ, trở thành bản sắc của địa phương và lan tỏa thành khơng gian văn hóa đặc thù. Hát Xoan (Phú Thọ) được Hội đồng UNESCO đánh giá loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo bởi tính cổ xưa, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa và được cộng đồng gìn giữ qua nhiều thế kỷ. Hát Xoan (điệu hát mùa xuân) là loại hình nghệ thuật dân gian có từ rất lâu đời ở Phú Thọ. Phải nhìn thấy hát Xoan ở cả ba chiều: lịch sử, văn hóa và nghệ thuật. Hát xoan quý ở chỗ là sáng tạo của quá khứ, có bề dày của lịch sử văn hóa và đến nay vẫn còn sức sống trong cộng đồng. Đời sống của hát Xoan chính là đời sống của cộng đồng, được họ trân trọng, gìn giữ. Đó là tiêu chí rất quan trọng để UNESCO đánh giá và vinh danh.
Sau khi được UNESCO vinh danh, các di sản văn hóa thế giới đều có được sức sống mới do Đảng và Nhà nước ta quan tâm tới việc bảo tồn giá trị của các di sản. Ngồi ra, khi có thương hiệu mới thì di sản trở nên có sức hút mạnh mẽ hơn, trở thành điểm đến du lịch trọng điểm, tạo nguồn thu lớn quay lại phục vụ công cuộc bảo tồn di sản. Tất cả các di tích sau khi trở thành di sản thế giới đều đã được xây dựng quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt). Đây là cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học để chúng ta tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy.Tất cả các di sản
của Việt Nam sau khi được “nâng tầm” từ quốc gia lên quốc tế đều phát huy tốt hơn trước đó. Theo cách nhìn nhận sâu sắc của một nhà nghiên cứu văn hóa thế giới - bà Katherine Muller, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam: các di sản ở Việt Nam là sự hội tụ, tổng hòa của nhiều yếu tố, là sự liên kết giữa vật chất và tâm linh. Tất cả đều đẹp và có sự khác biệt, khơng trùng lắp.
Lĩnh vực văn hóa các dân tộc thiểu số, văn học nghệ thuật, giao lưu và hợp tác văn hóa quốc tế, xây dựng thể chế văn hóa, các lĩnh vực gắn bó mật thiết với văn hóa như giáo dục, khoa học, công nghệ, thông tin đại chúng... đều đạt được những kết quả, góp phần tích cực gìn giữ bản sắc văn hóa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, dần loại bỏ những sự lỗi thời, lạc hậu. Thông qua giao lưu và hợp tác văn hóa mà Việt Nam tiếp thu, nắm bắt được những thành tựu văn minh, những tinh hoa văn hóa của nhân loại đã phát huy những lợi thế so sánh của mình, giới thiệu với thế giới những tiềm năng, thành tựu văn hóa, những hình ảnh về đất nước, về con người Việt Nam, đồng thời vừa là điều kiện để Việt Nam có thể tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại làm phong phú, đa dạng và hồn thiện hơn nền văn hóa Việt Nam.
Các lễ hội hàm chứa các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống được phụng dựng và phát triển, đáp ứng một cách thiết thực, hiệu quả đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh của nhân dân trong tổ chức các nghi lễ và hưởng thụ các hoạt động hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các vùng, miền,