Một số vấn đề đặt ra đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 75 - 78)

hóa truyền thống trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế

Từ thực trạng được phân tích ở trên, địi hỏi phải nhìn nhận khách quan và chính xác các vấn đề bức thiết đang đặt ra để làm tốt việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế. Làm cho các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc được khơi dậy sức mạnh tiềm tàng vốn có, tạo nên động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, các vấn đề bức thiết cần nhận thức và giải quyết tốt đó là:

Thứ nhất, tổ chức nghiên cứu, khảo sát để tìm lại những nội dung cụ

thể của từng giá trị văn hóa tinh thần truyền thống, cần thấy được vai trị, ý nghĩa đích thực của mỗi giá trị ấy đối với sự nhiệp xây dựng và phát triển đất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế. Đây là một đòi hỏi cấp thiết, quyết định đến việc tìm ra giải pháp hữu hiệu để giữ gìn và phát huy các giá trị văn

hóa truyền thống. Q trình này phải được tổ chức một cách nghiêm túc, khoa học, không được nhân danh giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống mà rơi vào trạng thái bảo thủ, trì trệ. Song, cũng khơng vì chạy theo trào lưu mới mà làm biến tướng nội dung và hình thức biểu hiện của những giá trị ấy. Vấn đề là phải tìm và giữ gìn được cái chân giá trị nhưng đồng thời phải gạt bỏ những biểu hiện lỗi thời, lạc hậu và để làm mới nó cho phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Thứ hai, mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và giữ gìn,

phát huy giá trị văn hóa truyền thống chưa thực sự được tôn trọng. Đời sống xã hội có hai mặt vật chất và tinh thần, trong đó kinh tế là nền tảng vật chất cịn văn hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội. Xã hội đứng hai chân trên hai “nền tảng” ấy nếu chỉ có một nền tảng thì xã hội khơng thể đứng vững. Từ khi đổi mới, kinh tế ngày một tăng trưởng, tỷ lệ đói nghèo khơng ngừng giảm, đời sống vật chất của nhân dân nâng lên rõ rệt, song sự phát triển đó chưa thật sự bền vững bởi nền tảng tinh thần của nó cịn thiếu vững chắc. Phát triển kinh tế cịn có biểu hiện coi trọng lợi ích trước mắt, có tâm lý “đánh đổi” cái này lấy cái kia; việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống có xu hướng chạy theo phong trào, hình thức chưa thấy hết tính đa dạng, phong phú mà làm nghèo nàn, đơn giản hóa các giá trị ấy. Từ đó, dẫn đến trong đời sống xã hội, kinh tế thì có bước phát triển cịn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc lại bị mai một, mất dần hoặc lai căng một cách tự phát. Đây là một nguy cơ làm nghèo kiệt đi những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, làm mất đi sức sáng tạo của dân tộc, thậm chí bị “hịa tan”, tự đánh mất mình.

Thứ ba, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc

chưa có sự tham gia một cách tự giác của nhân dân, các ban ngành, đoàn thể - chủ thể sáng tạo, lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống. Nhìn chung, cơng cuộc này cịn mang tính “bao cấp”, dựa trên sự hỗ trợ của Nhà nước là chính, chưa khơi dậy, chưa phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác của các

chủ thể văn hóa dân tộc. Giá trị văn hóa truyền thống ln tồn tại trong ý thức, hành vi của con người. Do đó, cần tạo sự chuyển biến nhận thức của nhân dân, các ban, ngành, đồn thể các cấp, về nội dung, vai trị và ý nghĩa của các giá trị văn hóa truyền thống cũng là vấn đề có ý nghĩa quyết định. Đặc biệt coi trọng vai trị của quần chúng nhân dân, phải khuyến khích nhân dân sáng tạo những giá trị mới trên nền giá trị văn hóa truyền thống để ln ln có cái mới gắn với nhịp sống văn hóa của thời đại, từ hiện đại làm bền vững hơn truyền thống, làm cho các giá trị văn hóa truyền thống có được sức sống mới, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Công ước UNESCO năm 2003 đã khẳng định: Những di sản văn hóa phải được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, được các cộng đồng và các nhóm người khơng ngừng tái tạo và hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục. Thực tế các nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc trên thế giới đều được chính những chủ nhân của nó có ý thức giữ gìn, trân trọng, bảo vệ.

Thứ tư, trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế, các mâu thuẫn văn

hóa đã tồn tại và có biểu hiện mới phức tạp như: mâu thuẫn giữa kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống với việc coi thường các giá trị ấy mà chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ; mâu thuẫn giữa kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng bảo thủ, phục cổ; mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân của các chủ thể văn hóa với những yêu cầu từ việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống… Do vậy trong quá trình hội nhập quốc tế cần kịp thời nhận thức và xứ lý hiệu quả những mâu thuẫn tồn tại và phát sinh trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Để khơng làm mất đi những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và phát huy những giá trị văn hóa đó.

Những vấn đề đặt ra trước thực trạng giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nếu được nhận thức và giải quyết tốt sẽ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy mạnh mẽ sức mạnh

nội sinh quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu của sự nghiệp cách mạng: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)