Yếu tố tác động đến chính sách công nghệ trong lĩnh vực tự động hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách công nghệ trong lĩnh vực tự động hóa của ngành khai thác than hầm lò việt nam (Trang 28 - 31)

9. Kết cấu của Luận văn

1.4. Yếu tố tác động đến chính sách công nghệ trong lĩnh vực tự động hóa

Chính sách công nghệ trong ngành khai thác than hầm lò Việt Nam có vai trò rất quan trọng, giúp cho các tổ chức, cá nhân có định hƣớng để áp dụng CN vào trong hoạt động của mình sao cho có hiệu quả. Tuy nhiên, để thực thi CSCN hiệu quả trong hoạt động khai thác là một quá trình có nhiều khó khăn

và gian nan. Nếu CSCN phù hợp với điều kiện thực tế thì khi đó CSCN đƣợc coi là đi vào trong cuộc sống, hay nói cách khác CSCN đƣợc xã hội đón nhận. Ngƣợc lại có CSCN không phù hợp với thực tế nên phải sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ (không khả thi) để đánh giá và hoàn thiện lại. Sau đây là một số yếu tố thƣờng có tác động và ảnh hƣởng đến CSCN nhƣ sau:

a) Môi trƣờng kinh tế - chính trị trong nƣớc: môi trƣờng này có quan hệ biện chứng lẫn nhau, cho nên khi một trong hai yếu tố này có sự thay đổi đáng kể thì chúng đều có tác động và ảnh hƣởng đến thực thi CSCN. Đảng, Chính phủ, Bộ ngành thay đổi trong cách thức thực thi cũng có thể thay đổi bản thân CSCN. Chính vì vậy bối cảnh thực thi CSCN là khác nhau trong từng hoàn cảnh cụ thể, có thể là trong ngắn hạn, có thể là dài hạn và nó phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình ổn định về kinh tế - chính trị.

b) Môi trƣờng xã hội: những thay đổi về điều kiện xã hội nhƣ cơ cấu dân số, trình độ dân trí có thể ảnh hƣởng đến việc thực hiện CSCN. Vì chính sách này ngoài giải quyết vấn đề về khoa học và công nghệ, kinh tế, nó còn giải quyết các vấn đề xã hội. Ví dụ: tạo ra việc làm mới, giải quyết công ăn việc làm cho lao động nói chung và cho lao động tại địa phƣơng nói riêng.

c) Môi trƣờng văn hóa: CSCN hƣớng tới đối tƣợng thụ hƣởng ở những địa phƣơng nhất định. Vì vậy nền văn hóa của các dân tộc, địa phƣơng có ảnh hƣởng rất lớn đến việc thiết kế và thực thi CSCN. Nếu một chƣơng trình mà đƣợc thiết kế không phù hợp với văn hóa của đối tƣợng hoặc địa phƣơng thì nó sẽ không đƣợc chấp thuận bởi ngƣời dân địa phƣơng.

d) Môi trƣờng kinh tế quốc tế: trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì những thay đổi của thế giới (bao gồm cả những thay đổi về CSCN của các nƣớc lớn trên thế giới và trong khu vực) có thể ảnh hƣởng tích cực hoặc tiêu cực tới quá trình thực hiện CSCN. Đặc biệt là sự thay đổi CSCN của nhà tài trợ quốc tế sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến thực thi CSCN của nhà tài trợ. Ví dụ: sự thay đổi của chính sách dầu lửa của Mỹ hoặc OPEC có thể ảnh hƣởng đến chính sách xăng dầu của những nƣớc nhập khẩu, trong đó có Việt Nam.

d) Điều kiện địa chất kỹ thuật mỏ: điều kiện địa chất kỹ thuật mỏ quyết định lựa chọn và sử dụng CN nào (sau đó mới xét đến TĐH) trong khai thác than hầm lò, bởi vì với địa chất các mỏ khai thác than hiện nay ở Việt Nam là rất phức tạp và không ổn định, cho nên rất khó khăn trong việc đƣa CGH vào khai thác than hầm lò. Những khó khăn này ít nhiều đã ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác áp dụng TĐH trong khai thác, vì vậy nó sẽ ảnh hƣởng đến tính thực tiễn của CSCN.

e) Yếu tố về năng lực công nghệ: năng lực công nghệ là yếu tố rất quan trọng của một quốc gia nói chung hay một lĩnh vực/ngành nói riêng đối với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Nếu chúng ta có năng lực công nghệ thì sẽ phát huy việc sử dụng hiệu quả các công nghệ có sẵn và thực hiện đổi mới công nghệ thành công, trên cơ sở đó ta sẽ làm chủ đƣợc hoàn toàn công nghệ. Theo Bài giảng Quản lý Công nghệ của Nguyễn Đình Bình (2017) năng lực công nghệ gồm có:

(i) Năng lực vận hành công nghệ bao gồm: năng lực vận hành và kiểm tra kỹ thuật; năng lực bảo dƣỡng; năng lực ngăn ngừa và khác phục sự cố; năng lực điều phối trong quá trình sản xuất. Đây là chỉ tiêu quan trọng để nói lên khả năng làm chủ công nghệ: làm chủ vận hành các thiết bị khai thác than, các thiết bị phục vụ khai thác, cũng nhƣ có khả năng sửa chữa và khắc phục sự cố….Nếu năng lực này của chúng ta mà yếu thì việc hấp thu và làm chủ công nghệ sẽ vô cùng khó khăn, dẫn đến khai thác và sử dụng công nghệ sẽ không đạt hiệu quả, đồng thời bị phụ thuộc vào nhà cung cấp công nghệ đó khi xẩy ra sự cố.

(ii) Năng lực tiếp nhận công nghệ từ bên ngoài: năng lực tìm kiếm và đánh giá công nghệ; năng lực lựa chọn công nghệ thích hợp; năng lực lập hợp đồng chuyển giao công nghệ; năng lực hấp thụ công nghệ mới đƣợc chuyển giao. Năng lực này chúng ta còn yếu nên việc đánh giá và lựa chọn công nghệ sẽ gặp khó khăn và chủ yếu phụ thuộc vào tƣ vấn của nƣớc ngoài.

(iii) Năng lực đổi mới công nghệ, bao gồm [5]: năng lực thích nghi công nghệ; năng lực sao chép công nghệ đƣợc chuyển giao; năng lực tiến hành nghiên cứu và triển khai; năng lực sáng tạo công nghệ, tạo ra các sản phẩm mới. Do năng lực công nghệ còn kém nên việc sao chép công nghệ đƣợc chuyển giao, hay sáng tạo công nghệ là điều khó có thể thực hiện thành công nên không thể làm chủ công nghệ đƣợc [4]

f) Yếu tố an toàn trong khai thác than: nền kinh tế phát triển, nhu cầu than cho sản xuất công nghiệp ngày càng tăng, trong khi khai thác than ngày một xuống sâu. Do khai thác than ngày càng xuống sâu một tăng, nguy cơ tai nạn lao động cũng tăng theo (cháy nổ khí mê tan, bục nƣớc, sập lò...). Công nghệ khai thác của Việt Nam còn thấp so với thế giới, ngƣời lao động còn thiếu ý thức tuân thủ pháp luật, tác phong công nghiệp của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động chƣa cao, những vấn đề nêu trên đều có tác động, ảnh hƣởng tới công tác an toàn vệ sinh lao động. Để góp phần vào việc bảo vệ an toàn lao động cho ngƣời lao động trong khai thác than thì công tác phòng ngừa cháy nổ khí mêtan phải đặt lên hàng đầu. Vì vậy cần phải có quy định cụ thể mang tính bắt buộc để tất cả các tổ chức hay cá nhân tham gia hoạt động khai thác than tuân theo.

1.5. Đánh giá tác động của chính sách công nghệ tự động hóa đối với khai thác than hầm lò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách công nghệ trong lĩnh vực tự động hóa của ngành khai thác than hầm lò việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)