9. Kết cấu của Luận văn
2.1. Thực trạng về chính sách công nghệ
2.1.2. Chính sách công nghệ đã ban hành
2.1.2.1. Mặt đạt đƣợc của chính sách công nghệ
Khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng và thực tế đã trở thành động lực, tác nhân chủ yếu đối với sự tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam. Xác định đƣợc vai trò to lớn nhƣ vậy của KH&CN, từ năm 2011 đến nay Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Bộ ngành đã ban hành nhiều CSCN nhằm thúc đẩy
KH&CN phát triển. Về cơ bản các chính sách ban hành đã giải quyết đƣợc một số vấn đề sau:
Thứ nhất, định hƣớng phát triển đƣợc một số công nghệ và ngành công nghiệp mũi nhọn, nhƣ: CNTT và truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa công nghệ vật liệu mới, công nghệ môi trƣờng, cơ khí chế tạo,….
Thứ hai, tiếp tục khẳng định KH&CN, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, có vị trí quan trọng trong chính sách công nghiệp quốc gia, KH&CN là động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba, khuyến khích và nâng cao vai trò năng lực hấp thụ công nghệ và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, phát triển và chuyển giao KH&CN.
Thứ tƣ, đầu tƣ phát triển nhân lực khoa học và công nghệ đạt trình độ khu vực và thế giới thông qua giáo dục và đào tạo, coi đây là yếu tố then chốt để phát triển bền vững cho đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ quốc gia.
Thứ năm, phát triển thị trƣờng KH&CN, có biện pháp khuyến khích CGCN hiện đại và thân thiện với môi trƣờng, đẩy mạnh ứng dụng kết quả từ nghiên cứu để đƣa vào trong sản xuất.
Thứ sáu, huyến khích doanh nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, đầu tƣ phát triển công nghệ cao, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia hình thành mạng lƣới cung ứng sản phẩm, dịch vụ phụ trợ cho ngành công nghiệp công nghệ cao.
Thứ bảy, nâng cao vai tròhội nhập quốc tế để tiếp thu tri thức khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến của thế giới, thu hút nguồn lực và chuyên gia, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài và ngƣời nƣớc ngoài tham gia các dự án khoa học và công nghệ của Việt Nam. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh sau khi đƣợc đào tạo ở nƣớc ngoài về nƣớc làm việc.
Thứ tám, kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, tạo bƣớc đột phá trong nâng cao năng suất, chất lƣợng và tạo ra sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp.
2.1.2.2. Mặt hạn chế của chính sách công nghệ
Chính sách công nghệ đã ban hành và góp phần thúc đẩy KH&CN phát triển, CSCN đã giải quyết đƣợc nhiều vấn đề mà trƣớc đây chƣa thực hiện đƣợc. Tuy vậy, chính sách ban hành vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
Thứ nhất, lĩnh vực nghiên cứu KH&CN hiện nay còn dàn trải, trong khi kinh phí đầu tƣ tài chính cho khoa học công nghệ trong những năm qua còn thấp (chƣa vƣợt quá 1% trên tổng số 2% ngân sách hằng năm).
Thứ hai, công nghệ đƣợc tạo ra phải thực sự gắn với nhu cầu thị trƣờng, có nhƣ vậy công nghệ đó mới đƣợc thị trƣờng chấp nhận.
Thứ ba, một số nội dung của chính sách còn mang tính khuyến khích tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp trong việc ứng dụng và CGCN nên sẽ khó khăn trong việc đạt đƣợc mục tiêu chính sách đề ra.
Thứ tƣ, đào tạo nhân lực KH&CN chƣa bám sát với nhu cầu thực tế yêu cầu
Thứ năm, chƣa có giải pháp cụ thể trong hợp tác quốc tế về KH&CN để chúng ta có điều kiện học hỏi, rồi tiến tới tiếp nhận và làm chủ công nghệ.
Thứ sáu, chƣa có giải pháp để thúc đẩy thị trƣờng KH&CN phát triển, để tiến tới có một thị trƣờng KH&CN thực sự nhƣ các thị trƣờng khác (thị trƣờng vàng, thị trƣờng bất động sản, thị trƣờng việc làm,…)
Thứ bảy, chính sách thu hút nhân lực KH&CN (kể cả chuyên gia ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài và ngƣời nƣớc ngoài) còn bất cập nên rất khó thực hiện thành công.
2.1.2.3. Nguyên nhân hạn chế của chính sách công nghệ
Chính sách công nghệ đã ban hành, ngoài những mặt đạt đƣợc, thì cũng còn tồn tại một số hạn chế. Nguyên nhân gây ra những hạn chế đó là:
Thứ nhất, Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên ngành công nghiệp có vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy nhà nƣớc khó tập trung phát triển cho một vài lĩnh vực nào đó. Đồng thời nền kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng trong thời gian qua vẫn còn chịu tác động ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, nên nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc bị tụt giảm, vì vậy kinh phí cấp cho lĩnh vực KH&CN không đáp ứng đƣợc nhƣ yêu cầu đề ra (2%).
Thứ hai, chƣa có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà khoa học và doanh nghiệp, nên công nghệ tạo ra không phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.
Thứ ba, do là nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh nên tất cả các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu đều có sự bình đẳng trong hoạt động của mình, nên nhà nƣớc không thể đƣa ra chế tài bắt buộc hay mệnh lệnh để doanh nghiệp sử dụng sản phẩm do nhà khoa học tạo ra.
Thứ tƣ, liên kết giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp và với các đơn vị nghiên cứu không có, hoặc không chặt chẽ, cho nên sản phẩm đào tạo ra (con ngƣời) không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc thực tế. Vì vậy, khi các đơn vị sử dụng lao động tuyển dụng lại phải mất thời gian để đào tạo lại.
Thứ năm, năng lực công nghệ của chúng ta còn hạn chế, nên trong công tác xây dựng kế hoạch hợp tác với các đối tác nƣớc ngoài có nền KH&CN phát triển để cùng nghiên cứu hay nhận CGCN còn gặp nhiều khó khăn.
Thứ sáu, doanh nghiệp và các đơn vị nghiên cứu còn thiếu niềm tin với nhau nên không thực sự quan tâm đến thị trƣờng KH&CN này, vì vậy các vấn đề khác sẽ không thực hiện đƣợc.
Thứ bảy, chế độ ƣu đãi chuyên gia ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài và ngƣời nƣớc ngoài chƣa đủ hấp dẫn: tiền lƣơng, điều kiện làm việc, nhà ở, phƣơng tiện đi lại…) nên khó giữ chân và thu hút đƣợc chuyên gia.