9. Kết cấu của Luận văn
1.5.3. Tác động âm tính của tự động hóa trong khai thácthan hầm lò
a) TĐH trong khai thác than hầm lò dòi hỏi đầu tƣ lớn, đôi khi quá sức đối với quy mô công ty. Nhƣ ta đã biết các thiết bị tự động hóa của ngành khai thác than hầm lò khá chuyên biệt khá đắt và vì vậy không thể đầu tƣ hàng loạt theo kiểu chiến dịch. Các dự án đầu tƣ, cải tạo, nâng cấp thƣờng rất lớn đòi hỏi tập trung nguồn tài chính cao. Điều đó đòi hỏi cầm có quy trình quản lý sản xuất nghiêm ngặt và sự lựa chọn ƣu tiên sát thích hợp với năng lực tài chính. Trong khi năng lực tài chính của các công ty than hầm lò nƣớc ta không phải lúc nào cũng sẵn sàng.
b) TĐH đòi hỏi đầu tƣ lớn cho phát triển nguồn nhân lực có trình độ. Hiện nay, trong khai thác hầm lò nƣớc ta, lực lƣợng lao động thủ công khá lớn, trong khi TĐH lại cần có số lƣợng lớn nhân lực KH&CN có tri thức vận hành hệ thống tự động điều khiển. Yêu cầu này đòi hỏi khoản đầu tƣ bổ sung khá lớn, là thách thức đối với ngành khai thác than hầm lò,
c) TĐH cùng với làn sóng của cách mạng 4.0 đang gây ra tâm lý “sẽ bị thất nghiệp” đối với đội ngũ lao động nói chung và trong nghành khai thác hầm lò nói riêng, mặc dù lao động thủ công (đặc biệt lao động có tay nghề cao) nguy cơ này xảy ra sau so với đội ngũ hành chính, văn phòng. Tâm lý này cùng với ý thức ngại đổi mới tạo nên tác dụng ngoại biên âm tính đối với quá trình TĐH nói chung và trong ngành khai thác than hầm lò nói chung.