Quan hệ giữa sự thành công và thất bại của chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách công nghệ trong lĩnh vực tự động hóa của ngành khai thác than hầm lò việt nam (Trang 35)

9. Kết cấu của Luận văn

1.5.4. Quan hệ giữa sự thành công và thất bại của chính sách

Trong một số trƣờng hợp các hoạt động triển khai thực hiện chính sách (các dự án) đều đƣợc đánh giá thành công, song chính sách lại không thành công. Điều này nằm ngay bên trong chính sách đã đƣợc thông qua và cũng nằm bên trong quá trình đánh giá sự thành công của các hoạt động triển khai chính sách. Nƣớc Mỹ có chƣơng trình chi tiêu công cộng cho chăm sóc sức khoẻ đƣợc đánh giá rất cao và rất thành công, nhƣng khi vào đánh giá thành công của các mục tiêu chính sách chăm sóc sức khỏe thì mức độ thành công lại thấp hơn các nƣớc khác. Nhiều ví dụ có thể đƣa ra để nói hoạt động tốt nhƣng các hoạt động đó không đi đúng mục tiêu của các chính sách và do đó làm cho chính sách thất bại.

Điều này cần đặc biệt lƣu ý trong đánh giá tác động của CSCN TĐH hiện hành bởi suy cho cùng tác động dƣơng tính chính là các tác động dẫn đến thành công của chính sách, tác động âm tính dấn đến hạn chế (không thành công) của chính sách, đỏi hỏi tìm nguyên nhân để khắc phục.

Sơ đồ 3. Thành công và thất bại của chính sách

1.5.5. Tiêu chí đánh giá CSCN TĐH trong lĩnh vực khai thác than hầm lò

1.5.5.1. Tiêu chí đánh giá chính sách nói chung [15]

Việc xây dựng tiêu chí đánh giá chính sách nói chung cần phải đáp ứng yêu cầu vừa là thƣớc đo cụ thể của vấn đề chính sách đƣợc đề cập, vừa phản ánh đƣợc lợi ích của đa số thành viên trong xã hội và đƣợc họ chấp nhận. Dƣới đây là một số tiêu chí đánh giá chính sách nhƣ sau:

Tính hiệu lực

Tính hiệu lực của chính sách đƣợc đo lƣờng bằng mức độ mà hiệu quả của hoạt động đạt đƣợc mức mục tiêu. Các yếu tố phản ánh tiêu chí hiệu lực của chính sách là mức độ đáp ứng các nguồn lực, kỹ thuật, phƣơng tiện để triển khai đƣợc chính sách và nhận đƣợc sự đồng thuận, chấp hành của đối tƣợng thực hiện chính sách. Trong tiêu chí này, cần chú ý các chỉ tiêu nhƣ lợi ích của các bên liên quan, sự tƣơng thích của nội dung chính sách, đảm bảo tính răn đe, buộc đối tƣợng tuân thủ, chấp hành và mức độ đạt đƣợc mục tiêu của chính sách. Kết quả đánh giá tính hiệu lực của chính sách cho biết chính sách có thể đƣợc thực hiện trên thực tế hay không.

Để đánh giá một chính sách có thực sự đi vào cuộc sống hay không sau khi nó đƣợc ban hành, đòi hỏi ngƣời đánh giá phải dựa vào các yếu tố có giá

Thành công Thất bại Mục tiêu chính sách Khoa học, hợp lý Biện pháp chính sách Phƣơng tiện chính sách Thiếu đồng bộ

trị phản ánh tính hiệu lực của chính sách. Các yếu tố cần đánh giá là: mức độ đảm bảo các nguồn lực tài chính, nhân sự; mức độ đáp ứng về phƣơng tiện kỹ thuật, công nghệ cần thiết cho việc thực hiện chính sách; tính toán về chi phí và lợi ích, khẳng định lợi ích có thể vƣợt qua các chi phí.

Tính hiệu lực của chính sách có tác động trực tiếp đến những ngƣời ra quyết định. Bất kỳ chính sách nào có dấu hiệu không có tính hiệu lực, phát huy tác dụng trong tƣơng lai, đều cần thiết phải dừng lại để xem xét, bổ sung các điều kiện hoặc chấm dứt ban hành chính sách;

Tính khả thi

Tính khả thi của chính sách đƣợc phản ánh ở khả năng thực hiện trên thực tế của một chính sách. Để đánh giá tính khả thi của chính sách, cần phải dựa vào các chỉ tiêu cụ thể nhƣ: mức độ khả thi về chính trị, khả thi về kinh tế, hành chính và khả thi về xã hội.

Đánh giá tính khả thi về chính trị đòi hỏi quá trình đánh giá phải dự báo đƣợc mức độ ủng hộ của những nhà ra quyết định về một đề xuất chính sách. Về kinh tế, cần đánh giá đầy đủ khả năng ngân sách, nguồn lực con ngƣời để triển khai chính sách và những đảm bảo về lợi ích vƣợt qua chi phí. Đánh giá tính khả thi về xã hội đƣợc đo lƣờng, dự báo về mức độ công chúng chấp nhận, ủng hộ đề xuất chính sách. Tiêu chí này cần khai thác sâu về các chỉ tiêu tác động đến môi trƣờng tự nhiên, xã hội (dân trí, tôn giáo, văn hóa, mức độ dân chủ), mở rộng sự tham gia, tính minh bạch, văn bản dễ hiểu, dễ áp dụng,... Ngoài ra, cần phải đánh giá mức độ thống nhất với các chính sách đã ban hành, phù hợp với chính sách do cơ quan có thẩm quyền cấp trên và những các cam kết quốc tế.

Tính hiệu quả

Trong các chính sách của Nhà nƣớc, phần lớn chính sách đều sử dụng ngân sách, chính vì vậy, xem xét tính hiệu quả của chính sách là xem xét điều mà Nhà nƣớc có đƣợc khi bỏ tiền ra là cần thiết.

Tính hiệu quả của chính sách là độ lớn của kết quả thu đƣợc từ việc sử dụng nguồn lực cố định. Nói cách khác, tính hiệu quả của chính sách đƣợc

khẳng định khi một chính sách có khả năng làm cho các nguồn lực phát huy hiệu suất lớn nhất, trong sự so sánh với các chính sách khác.

Tính kinh tế

Cùng với tính hiệu quả, tính kinh tế của chính sách cũng là kỳ vọng của Nhà nƣớc. Tính kinh tế không đồng nhất với tính hiệu quả của chính sách. Về nội hàm, tính kinh tế của một chính sách phản ánh thông qua việc đo lƣờng về mức độ tiết kiệm đƣợc các nguồn lực cho triển khai một chính sách cụ thể. Tuy nhiên, tính hiệu quả lại đƣợc thể hiện ở năng suất lao động. Trong xây dựng pháp luật, đánh giá tính kinh tế của chính sách nghĩa là xác định đƣợc liệu có phƣơng án nào để mục tiêu chính sách đạt đƣợc với chi phí thấp nhất. Để đánh giá tính kinh tế của chính sách, chỉ yếu tố đạt đƣợc mục tiêu là chƣa đủ. Điều đó cũng có nghĩa, tính hiệu quả không đồng nghĩa với mục tiêu đạt đƣợc bằng mọi giá, mà phải với điều kiện chi phí thấp nhất.

Tiêu chí kinh tế đặt ra đối với chính sách sẽ khuyến khích các chủ thể đề xuất chính sách suy nghĩ về những chi phí và lợi ích, đƣa ra những đề xuất mang tính cạnh tranh trong giải pháp về khả năng tiết kiệm nhất các nguồn lực đầu vào của chính sách. Biểu hiện của tính kinh tế trong chính sách công còn là việc tối đa hóa lợi ích của Nhà nƣớc, xã hội trong điều kiện không điều chỉnh tăng nguồn lực đầu vào. Vì vậy, cần ủng hộ sự can thiệp bằng chính sách khi lợi ích của chính sách vƣợt qua các chi phí. Trƣờng hợp ngƣợc lại, khi chi phí lớn hơn so với lợi ích thì việc sử dụng phƣơng án thay thế khác về lao động, vốn và các nguyên vật liệu đã đƣợc dự tính trƣớc cho thấy là sẽ tƣớc đi những giá trị của xã hội.

Tính công bằng

Chính sách là công cụ thực thi mục tiêu chung của Nhà nƣớc và xã hội. Nhiệm vụ của chính sách biểu hiện ở tính trách nhiệm chung đối với cộng đồng xã hội. Ngoài tính hiệu lực, hiệu quả, kinh tế, chính sách đƣợc lựa chọn phải thỏa mãn lợi ích của đa số ngƣời dân thuộc các tầng lớp, giai cấp khác nhau trong xã hội. Chính sách của Nhà nƣớc nếu đảm bảo sự công bằng sẽ nhận đƣợc sự ủng hộ, đồng thuận cao, tạo động lực cho xã hội phát triển. Tính

công bằng vì thế là một trong những tiêu chuẩn bắt buộc khi xem xét khả năng tồn tại và giá trị của một chính sách.

1.5.5.2. Tiêu chí đánh giá chính sách công nghệ trong lĩnh vực tự động hóa của ngành khai thác than hầm lò Việt Nam

Nhƣ phân tích trên đây về chu trình chính sách nói chung, tác động dƣơng tính và âm tính, căn cứ lý thuyết chung về tiêu chí đánh giá chính sách cho thấy CSCN TĐH của ngành khai thác than hầm lò Việt Nam cần đƣợc đánh giá theo các tiêu chí dƣới đây:

a) Tăng năng suất trong khai thác

Đây là yêu cầu rất cần thiết đối với tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khai thác than. Chính sách đƣợc ban hành đều hƣớng đến đích cuối cùng là tăng hiệu quả hoạt động, trong đó có tăng năng suất trong khai thác than. Nếu trong chính sách không thể hiện rõ tiêu chí này thì phải xem lại chính sách đó.

b) Tạo ra công nghệ mới/ Đổi mới công nghệ

Tạo ra công nghệ mới /Đổi mới công nghệ là việc chủ động thay thế một phần hay toàn bộ công nghệ đang đƣợc sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất - kinh doanh. Theo quan điểm chung, yêu cầu đối với một tổ chức đƣợc xem là đổi mới công nghệ là phải có sản phẩm mới đƣa ra thị trƣờng hoặc một quy trình sản xuất mới đƣợc ứng dụng vào sản xuất - kinh doanh. Nói một cách khác nếu một sản phẩm mới chƣa đƣợc thƣơng mại hóa thì không đƣợc coi là đổi mới sản phẩm và những quy trình chƣa đƣợc áp dụng trong sản xuất thì chƣa đƣợc tính là đổi mới quy trình. Nhƣ vậy, đổi mới công nghệ chính là nhằm tăng năng suất, chất lƣợng, hiệu quả của quá trình khai thác than. Với mục tiêu của chính sách nhƣ vậy, khi xây dựng chính sách hoặc ban hành chính sách cần đánh giá chính sách theo tiêu chí này.

c) Phát triển bền vững

Mục tiêu của chính sách đề ra ngoài việc tăng năng suất, đổi mới công nghệ/tạo ra công nghệ mới thì vấn đề đảm bảo cho phát triển bền vững là rất

cần thiết. Trong đó có chú trọng đến công nghệ khai thác, chế biến than (các công nghệ phải đảm bảo tiêu thụ điện ít, giảm khí thải ra môi trƣờng, công nghệ xử lý nƣớc thải,…) nhằm đảm bảo tiết kiệm tài nguyên (than), cũng nhƣ giảm khả năng tác động đến môi trƣờng sống. Có nhƣ vậy chính sách mới đảm bảo cho việc phát triển bền vững và không làm ảnh hƣởng đến thế hệ con cháu của chúng ta sau này.

d) Đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất

An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn. Đây là khẩu hiệu mà chúng ta thƣờng gặp trong các đơn vị sản xuất, thi công (xây dựng, xây lắp,….). Ngành khai thác than thuộc các ngành có nguy cơ xẩy ra mất an toàn rất cao do điều kiện đặc thù của ngành: môi trƣờng có khí dễ cháy, nổ; bục túi nƣớc; sập hầm lò. Do đó khi xây dựng chính sách phải đặc biệt quan đến tiêu chí này, bởi nhiều khi chúng ta quan tâm quá mức đến vấn đề khác (kinh tế, xã hội,…) trong chính sách mà quên đi tiêu chí đảm bảo an toàn này.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng 1, Luận văn đã nêu ra đƣợc một số khái niệm về công nghệ, khái niệm chính sách, khái niệm CSCN, khái niệm TĐH, đặc điểm công nghệ trong khai thác than hầm lò; Cấu trúc khung mẫu của chính sách nói chung và CSCN TĐH trong khai thác than hầm lò nói riêng; chu trình chính sách, yếu tố tác hƣởng đến chính sách nói chung và CSCN TĐH khai thác than hầm lò nói riêng; Mối quan hệ giữa mục tiêu và phƣơng tiện chính sách; khung đánh giá tác động của CSCN TĐH trong ngành khai thác than hầm lò; Các tiêu chí đánh giá chính sách. Các nội dung này đã cung cấp cho Luận văn cơ sở lý luận cơ bản làm khung phân tích giải quyết các vấn đề nghiên cứu đề ra trong các chƣơng tiếp theo.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC TỰ ĐỘNG HÓA CỦA NGÀNH KHAI THÁC THAN VIỆT NAM 2.1. Thực trạng về chính sách công nghệ

Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc, đặc biệt từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986), Đảng ta đã sớm có các định hƣớng và chỉ đạo đúng đắn về vị trí, vai trò của KH&CN đối với phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời, luôn coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi để KH&CN phát triển. Quan điểm coi KH&CN là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong những năm qua KH&CN đã góp đáng kể vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam.

Tại Hội nghị tổng kết hoạt động KH&CN năm 2017 và phƣơng hƣớng, nhiệm vụ năm 2018 của Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục khẳng định KH&CN đang đóng góp thiết thực để thúc đẩy phát triển đất nƣớc: KH&CN đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và 38% giá trị gia tăng trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Năng suất một số vật nuôi, cây trồng đạt cao so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới: Lúa đứng đầu ASEAN; cá tra, hồ tiêu đứng đầu thế giới; cà phê, cao su đứng thứ hai thế giới.

Các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tiếp tục đƣợc phát triển theo chuỗi giá trị với sự tham gia ngày càng đông đảo của các tập đoàn, doanh nghiệp. Kết quả hoạt động KH&CN đã đóng góp vào thành tích hoàn thành vƣợt mức chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) là 9,4%. Trong các lĩnh vực dịch vụ, việc ứng dụng CNTT và các công nghệ chủ chốt của cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ (CMCN4.0) đƣợc đẩy mạnh. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam tăng 12 bậc (từ vị trí 59/128 lên vị trí 47/127 nƣớc và nền kinh tế), đạt vị trí cao nhất từ trƣớc đến nay.

Trên cơ sở những kết quả trong năm 2017 và tiếp tục duy trì, phát triển KH&CN cho những năm (giai đoạn) tiếp theo, Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Bộ ngành đã ban hành hệ thống CSCN nhƣ sau:

(i) Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2011 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Nội dung của Nghị quyết đề cập đến phát triển và ứng dụng khoa học

và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần đƣợc ƣu tiên tập trung đầu tƣ trƣớc một bƣớc trong hoạt động của các ngành, các cấp. Sự lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nƣớc và tài năng, tâm huyết của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đóng vai trò quyết định thành công của sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động, công tác xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ; phƣơng thức đầu tƣ, cơ chế tài chính, chính sách cán bộ, cơ chế tự chủ của các tổ chức khoa học và công nghệ phù hợp với kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

Đầu tƣ cho nhân lực khoa học và công nghệ là đầu tƣ cho phát triển bền vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc. Đảng và Nhà nƣớc có chính sách phát triển, phát huy và trọng dụng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ.

Ƣu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học và công nghệ. Nhà nƣớc có trách nhiệm đầu tƣ, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển hạ tầng, nâng cao đồng bộ tiềm lực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ. Chú trọng nghiên cứu ứng dụng và triển khai; coi doanh nghiệp và các đơn vị dịch vụ công là trung tâm của đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ, là nguồn cầu quan trọng

nhất của thị trƣờng khoa học và công nghệ. Quan tâm đúng mức đến nghiên cứu cơ bản, tiếp thu và làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới phù hợp với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách công nghệ trong lĩnh vực tự động hóa của ngành khai thác than hầm lò việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)