Chính sách công nghệ đã ban hành đối với ngành than

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách công nghệ trong lĩnh vực tự động hóa của ngành khai thác than hầm lò việt nam (Trang 57 - 60)

9. Kết cấu của Luận văn

2.2. Thực trạng chính sách công nghệ đối với ngành than

2.2.2. Chính sách công nghệ đã ban hành đối với ngành than

2.2.2.1. Mặt đạt đƣợc của chính sách công nghệ đối với ngành than

Công nghệ TĐH trong khai thác than hầm lò có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao sản lƣợng khai thác, giảm sức lao động và rủi ro của con ngƣời. Với ý nghĩa nhƣ vậy, trong nhiều năm qua Đảng, Chính phủ và Bộ ngành đã ban hành nhiều CSCN nhằm thúc đẩy KH&CN phát triển, trong đó

có ứng TĐH vào trong khai thác than hầm lò. Các chính sách đã ban hành nói chung đã giải quyết đƣợc một số vấn đề sau:

Thứ nhất, tạo ra khung Chƣơng trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới, hiện đại hóa công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản, nhƣ: áp dụng TĐH vào trong khai thác, vận chuyển, xếp dỡ, cung cấp điện, thông gió, quan trắc khí, bơm nƣớc.

Thứ hai, coi trọng áp dụng CGH đồng bộ và dùng cột chống thủy lực vào trong khai thác than hầm lò, việc đổi mới công nghệ khai thác này đã và sẽ góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ tăng sản lƣợng than hầm lò.

Thứ ba, khuyến khích, hợp tác CGCN tiên tiến và thân thiện với môi trƣờng trong khai thác, chế biến khoáng sản.

Thứ tƣ, tăng cƣờng năng lực đổi mới thiết bị, công nghệ trong khai thác, chế biến khoáng sản.

Thứ năm, có chính sách phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong quản lý, điều hành, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.

Thứ sáu, định hƣớng và áp dụng TĐH trong một số khâu: vận chuyển, xếp dỡ, cung cấp điện, thông gió, quan trắc khí, bơm nƣớc.

Thứ bảy, áp dụng CNTT trong điều hành sản xuất.

Trên cơ sở chính sách về công nghệ đã nêu ở trên, các đơn vị trong hoạt động khai thác than đã đƣa vào ứng dụng đƣợc một số các công nghệ tự động hoá nêu tại phụ lục 1 của Luận văn.

2.2.2.2. Mặt hạn chế của chính sách công nghệ đối với ngành than

Chính sách công nghệ đã ban hành và góp phần thúc đẩy KH&CN phát triển, trong đó có ứng dụng TĐH vào trong khai thác than hầm lò. Tuy CSCN đã giải quyết đƣợc các vấn đề mà trƣớc đây còn bỏ ngỏ và chƣa đƣợc quan tâm, nhƣng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Thứ nhất, chính sách hiện tập trung chủ yếu là tăng cƣờng CGH vào trong khai thác than, đặc biệt là trong khai thác than hầm lò, nhƣ đƣa cột chống thủy lực, dàn chống tự hành thay thế cho cột chống gỗ, tăng cƣờng máy khấu than bằng combai, máy bào than, mà không quan tâm đến TĐH trong phục vụ khai thác.

Thứ hai, chƣa có cơ chế, chính sách để khuyến khích đơn vị sử dụng công nghệ nội sinh, hoặc tiếp nhận CGCN tiên tiến, thân thiện với môi trƣờng từ nƣớc ngoài vào trong hoạt động khai thác và phục vụ khai thác than hầm lò. Thứ ba, chƣa có chính sách cụ thể về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong khai thác, sử dụng công nghệ khai thác than hầm lò, trong đó có cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề.

Thứ tƣ, hợp tác quốc tế về KH&CN trong khai thác than hầm lò chƣa đƣợc quan tâm hợp lý.

Thứ năm, chƣa có cơ chế chính sách để các đơn vị, cá nhân áp dụng triệt để công nghệ TĐH phục vụ công tác khai thác than hầm lò (hiện nay chỉ mang tính tự giác).

Thứ sáu, chƣa có chính sách ƣu đãi nhằm thu hút nhân lực có trình độ, kinh nghiệm, tham gia vào hoạt động khai thác than hầm lò.

2.2.2.3. Nguyên nhân hạn chế của chính sách công nghệ đối với ngành than

Chính sách công nghệ đối với ngành than đã ban hành, ngoài những mặt đạt đƣợc, thì cũng còn tồn tại một số hạn chế. Nguyên nhân gây ra những hạn chế đó là:

Thứ nhất,thị trƣờng tiêu thụ than bị giảm sút mạnh (chủ yếu là than cho nhà máy nhiệt điện) nên doanh thu từ than cũng bị ảnh hƣởng đáng kể và tác động đến chính sách đầu tƣ công nghệ cho sản xuất than.

Thứ hai, công nghệ đƣợc tạo ra trong nƣớc chƣa ổn định nên khó thuyết phục đƣợc doanh nghiệp chấp nhận sử dụng, trong khi tiếp nhận CGCN tiên tiến, thân thiện với môi trƣờng từ nƣớc ngoài thƣờng có chi phí rất đắt đỏ.

Thứ ba, trình độ của ngƣời lao động thƣờng không đồng đều và thấp, vì vậy việc đào tạo cho ngƣời vận hành chủ yếu là do đơn vị sử dụng đào tạo tại chỗ khi có nhu cầu.

Thứ tƣ, chƣa nhận thức đầy đủ về vai trò của hợp tác quốc tế về KH&CN trong khai thác than hầm lò.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách công nghệ trong lĩnh vực tự động hóa của ngành khai thác than hầm lò việt nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)