Nhóm chính sách liên kết của tác nhân hoạt động trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách công nghệ trong lĩnh vực tự động hóa của ngành khai thác than hầm lò việt nam (Trang 73)

9. Kết cấu của Luận văn

3.2. Một số chính sách hoàn thiện chính sách công nghệ trong khai thác

3.2.2. Nhóm chính sách liên kết của tác nhân hoạt động trong lĩnh vực

Cùng với chính sách hợp tác công tƣ, các tác nhân tham gia vào hoạt động trong lĩnh vực tự động hóa ngành khai thác than có thể là Chính phủ (theo PPP), các tổ chức KH&CN trong lĩnh vực TĐH, các tổ chức cung cấp dịch vụ, các doanh nghiệpsản xuất trong ngành khai thác than hầm lò. Sự liên kết này có vai trò rất quan trọng, hoạt động này góp phần tăng cƣờng đƣợc các nguồn lực trong nƣớc và quốc tế (vốn xã hội) thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành khai thác than hầm lò nói chung và các các tác nhân nói riêng. Nhóm giải pháp này đƣợc xây dựng theo tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia, bao gồm những giải pháp cụ thể sau:

3.2.2.1. Chính phủ giữ vai trò hỗ trợ (supporting), điều hòa phối hợp hoạt động của các nhân tham gia vào hoạt động khai thác than hầm lò và tạo dựng hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân này. Giám sát, kiểm tra và xây dựng các chính sách, các kế hoạch liên quan đến các hoạt động KH&CN quốc gia, cụ thể:

- Liên kết các ngành liên quan (kinh tế thƣơng mại, giáo dục, y tế, môi

trƣờng, quốc phòng);

- Phân bổ các nguồn lực, ngân sách cho các ngành KH&CN, các hoạt

động theo thứ tự ƣu tiên;

- Thiết lập các chƣơng trình khuyến khích nhằm thúc đẩy đổi mới và các hoạt động KH&CN khác;

- Đảm bảo khả năng thực hiện các chính sách và điều phối các hoạt

động;

- Đảm bảo khả năng dự bào và đánh giá các xu hƣớng của sự thay đổi

công nghệ;

- Dùng sức mua của Chính phủ để khuyến khích sản xuất, cung cấp dịch

vụ;

- Thiết lập, vận hành, duy trì chính sách hoạt động thông tin, các cơ sở thiết bị KH&KT dùng chung;

- Thiết lập hệ thống đo lƣờng, tiêu chuẩn và kiểm định quốc gia;

- Thiết lập hệ thống quốc gia nhận dạng và bảo vệ sở hữu trí tuệ;

- Thiết lập hệ thống quốc gia đảm bảo an ninh, y tế và môi trƣờng;

- Khơi dậy lợi ích quốc gia cho KH&CN và những sáng kiến quốc gia

về KH&CN;

- Thiết lập, quản lý cập nhật các dịch vụ thông tin;

- Thiết lập, quản lý và cập nhật các dịch vụ kỹ thuật;

- Thiết lập, quản lý và cập nhật hệ thống cấp phát, đăng ký và bảo vệ sở

hữu trí tuệ.

3.2.2.2 Liên kết giữa Doanh nghiệp với doanh nghiệp

- Thừa nhận vai trò trung tâm của doanh nghiệp, là tác nhân cơ bản để thực hiện các hoạt động đổi mới.

- Khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành liên kết trong cạnh tranh. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là vấn đề cơ bản tạo ra động lực để có thể áp dụng các thành tựu KH&CN về tự động hóa, thông qua việc hợp tác, trao đổi các thành tựu KH&CN, kinh nghiệm quản lý, nhân rộng việc áp dụng kết quả nghiên cứu và triển khai, các công nghệ mới v.v…

- Chia sẻ rủi ro trong đổi mới bởi công nghệ TĐH khai thác hầm lò rất chuyên biệt và đắt đỏ.

3.2.2.3. Liên kết giữa tổ chức KH&CN với doanh nghiệp

- Thể chế hóa các loại hình tổ chức liên kết giữa các tổ chức KH&CN có liên với doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác than hầm lò nhƣ: Phòng thí nghiệm phối thuộc, Trung tâm nghiên cứu song trùng trực thuộc, các vƣờn ƣơm khởi nghiệp xung quanh một số viện trƣờng có liên quan đến khai khác mỏ.

- Phối hợp nghiên cứu: Các hoạt động nghiên cứu cũng nhƣ các hoạt động công nghệ của doanh nghiệp có thể đƣợc tiến hành cùng với các trƣờng đại học/ viện nghiên cứu thông qua việc ký kết hợp đồng nghiên cứu, tài trợ nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu…

- Đồng công bố các ấn phẩm khoa học: Việc công bố các ấn phẩm khoa học có thể do chính doanh nghiệp thực hiện thông qua sự hợp tác cùng với trƣờng đại học/ viện nghiên cứu. Cùng với việc phát triển của công nghệ thông tin cho phép các doanh nghiệp biết đƣợc các ấn phẩm đã công bố để dành ý tƣởng của việc hợp tác giữa các doanh nghiệp và trƣờng đại học/ viện nghiên cứu.

- Xây dựng thí điểm mô hình liên kết 3 bên theo mô hình lý thuyết 3 vòng xoắn (tiple helix). Trƣớc mắt có thể để Ủy ban Nhân dân 1 tỉnh nào đó (ví dụ nhƣ Quảng Ninh – nơi có ngành khai thác than hầm lò khá phát triển) làm thí điểm.

3.2.2.4. Giải pháp khắc phục tƣ tƣởng ngại đổi mới, nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp quản lý và quản trị về sự cấp thiết cần tự động hóa các quá trình khai thác

Các cấp quản lý và quản trị cần nêu cao vai trò và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng ban hành chính sách và thực thi chính sách. Tránh hiện tƣợng tƣ duy nhiệm kỳ và ngại thay đổi trong suy nghĩ nên khi chính sách đƣợc ban hành đều khó thực hiện đƣợc thành công và không đi vào cuộc sống. Nguyên nhân chính là có thể do một số lãnh đạo quản lý/quản trị không quen với sự thay đổi của chính sách và muốn an toàn trong quản lý/quản trị, cũng nhƣ bằng lòng với những gì mà hiện tại đang có

3.2.3. Nhóm các chính sách về đào tạo nguồn nhân lực

Con ngƣời là yếu tố quyết định, cho sự thành công hay thất bại của mỗi tổ chức nói chung và của mỗi đơn vị hoạt động trong khai thác than nói riêng, cho dù công nghệ có hiện đại thế nào đi nữa nếu con ngƣời không có trình độ thì công nghệ sẽ không phát huy đƣợc hiệu quả khai thác.

Thực tế nhân lực KH&CN về TĐH ở nƣớc ta đƣợc hình thành và phát triểnkhông hoàn chỉnh và đồng đều, khả năng tiếp cận nhanh kỹ thuật và công nghệ TĐH hiện đại hạn chế. Bối cảnh đó đòi hỏi phải có giải pháp đúng đắn, khoa học về đào tạo nguồn nhân lực cho nghiên cứu, ứng dụng và phát triến

TĐH cho giai đoạn tiếp theo. Một quốc gia chỉ có thế phát triển bền vững khi quốc gia đó có đủ khả năng nội tại của mình, vì vậy xây dựng nguồn nhân lực về KH&CN nói chung và nguồn nhân lực TĐH trong khai thác than hầm lò đáp ứng yêu câu đổi mới và phát triến của đất nƣớc là một trong những giải pháp quan trọng.Xác định đƣợc vấn đề trên, nên công tác đào tạo con ngƣời phải đƣợc quan tâm ở mức cao nhất, đồng thời thực hiện tốt giải pháp sau:

(i) Nhà nƣớc và đơn vị đơn vị khai thác than cùng phối hợp thực hiệncông tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ KH&CN, trong đó có công nhân vận hành.

(ii)Bằng sự hỗ trợ của Nhà nƣớc và của đơn vị khai thác than đƣa các

cán bộ trẻ có năng lực ra nƣớc ngoài đào tạo chuyên sâu và trên đại học để tiếp thu những tri thức mới liên quan đến công nghệ trong lĩnh vực khai thác than. Đồng thời có kế hoạch lâu dài nhằm xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ chủ chốt và công nhân vận hành làm chủ đƣợc công nghệ khi đƣợc chuyển giao.

(iii) Hằng năm tổ chức bồi dƣỡng, tập huấn chuyên môn theo chuyên đề để cập nhật kịp thời các kiến thức, thông tin, kinh nghiệm mới về KH&CN ở trong và ngoài nƣớc, sau một thời gian nhất định phải đào tạo lại.

(iv) Khi đƣợc nhà nƣớc hoặc đơn vị khai thác thantạo điều kiện (về tài chính, thời gian, sử dụng cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, trang thiết bị), ngƣời học cần chủ động tham gia tích cực và hiệu quả các khóa đào tạo cần thiết về chuyên môn, nghiệp vụ, CNTT và ngoại ngữ). Mặt khác tăng cƣờng các hình thức tự học, tự nghiên cứu để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình.

(v) Huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ theo định kỳ hàng năm cho cán bộ KH&CN và công nhân, sau một khoảng thời gian nhất định sẽ phải đào tạo lại.

3.2.3. Nhóm các chính sách về đa dạng hóa nguồn vốn và ƣu đãi về thuế trong lĩnh vực tự động hóa của ngành khai thác than hầm lò

Vốn và ƣu đãi về thuế là yếu tố quan trọng để đẩu tƣ đối mới công nghệ, thiết bị, một trong những chỉ tiêu đánh giá trình độ, năng lực SXKD của doanh nghiệp nói chung và của đơn vị khai thác than nói riêng. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế về KH&CN, các đơn vị buộc phải tìm mọi cách để có thể huy động đƣợc vốn hoặc từ các nguồn vốn trong nƣớc, hoặc từ các nguồn vốn nƣớc ngoài thông qua các chính sách cúa Nhà nƣớc.

Đối với đơn vị hoạt động trong khai thác than hầm lò, đầu tƣ công nghệ để áp dụng vào trong khai thác là rất quan trọng và cần thiết, vì liên quan trực tiếp đến việc lựa chọn công nghệ và kinh phí đầu tƣ. Vì vậy khuyến khích đơn vị hoạt động trong khai thác than hầm lò áp dụng công nghệ mới về TĐH nhằm nâng cao sản lƣợng khai thác, tiết kiệm năng lƣợng và giảm ô nhiễm môi trƣờng,….là chính sách rất cần thiết. Để thực hiện tốt chính sách này, cần có các giải pháp sau:

(i) Tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, vốn ODA, các nguồn

vốn xã hội khác để thực hiện các hoạt động đổi mới trong lĩnh vực TĐH ngành khai thác than. Trƣớc mắt, thành lập Quỹ phát triển KH&CN tại TKV và xúc tiến giải quyết các vƣớng mắt trong giải ngân quỹ này để tài trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

(ii)Gắn nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với sản xuất, kinh

doanh, đẩy nhanh quá trình xã hội hóa các hoạt động khoa học và công nghệ.

(iii)Ƣu đãi về thuế nhập khẩu đối với những công nghệ TĐH mà trong

nƣớc không sản xuất đƣợc ứng dụng trong khai thác than hầm lò.

Miễn thuế nhập khẩu linh kiện, cấu kiện mà trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc phục vụ sản xuất và dịch vụ thuộc lĩnh vực TĐH; Các dự án đầu tƣ liên doanh với nƣớc ngoài để sản xuất các sản phẩm TĐH đƣợc hƣởng mọi ƣu đãi về thuế theo quy định;

Nâng thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các đơn vị hoạt động trong nghiên cứu, chế tạo thuộc các ngành công nghiệp mũi nhọn mua sản phẩm TĐH để đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm tạo nguồn kinh phí trả vốn vay cho đơn vị. Đối với các đơn vị, cá nhân do ứng dụng các sản phẩm TĐH nâng cao đƣợc chất lƣợng sản phẩm, tạo ra đƣợc sản phẩm mới có nhu cầu cao ở trong nƣớc hoặc ngoài nƣớc thì tuỳ theo mức độ, đƣợc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm từ 3 đến 5 năm và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tăng thêm do ứng dụng các sản phẩm TĐH mang lại của 5 năm tiếp theo.

(iv)Ƣu đãi về vốn khi đơn vị khai thác than đầu tƣ nghiên cứu và sử

dụng công nghệ TĐH đƣợc sản xuất ở trong nƣớc áp dụng trong khai thác than hầm lò.

Đầu tƣ, hỗ trợ đầu tƣ các dự án ứng dụng, sản xuất các sản phẩm TĐH cho các ngành kinh tế, đặc biệt là các sản phẩm TĐH đƣợc Ƣu tiên đầu tƣ và khuyến khích phát triến và các đề tài, dự án đổi mới công nghệ khai khoáng theo chƣơng trình của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thƣơng;

Các thiết bị TĐH có tỷ lệ nội địa hoá cao, đảm bảo chất lƣợng, tính ổn định, độ bền, độ tin cậy và các tính năng kỹ thuật khác theo yêu cầu đƣợc bảo hộ thị trƣờng thông qua chính sách của Nhà nƣớc nhằm khuyến khích các đơn vị, cá nhân yên tâm đầu từ nghiên cứu và chế tạo;

Các đơn vị hoạt động trong khai thácthan tiến hành nghiên cứu cải tiến, nâng cấp và đối mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng và hạ giá thành sản phẩm theo hƣớng áp dụng TĐH đƣợc trích tối đa 30% phần thu nhập tăng thêm do đối mới công nghệ, thiết bị trong vòng 05 năm (sản phẩm TĐH do các tố chức, cá nhân trong nƣớc chế tạo đƣợc) và trong vòng 03 năm (sản phẩm TĐH nhập khẩu từ nƣớc ngoài) cho quỹ đầu tƣ phát triến của đơn vị.

(v) Hỗ trợ kinh phí cho tổ chức KH&CN nghiên cứu ứng dụng dụng công nghệ TĐH vào trong khai thác than hầm lò khi trong nƣớc chƣa chế tạo đƣợc.

Tài trợ toàn bộ hoặc hỗ trợ chi phí cho các dự án nghiên cứu tạo ra các thiết bị TĐH đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra các sản phẩm chủ lực cùa ngành khai thác than và tiên tới có thể mở rộng sang một số ngành khác: kinh tế, an ninh, quốc phòng.

(vi)Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu ban đầu cho các đề tài nghiên cứu và

tiếp nhận công nghệ đã có của nƣớc ngoài hoặc nghiên cứu công nghệ mới có khả năng ứng dụng vào sản xuất, nhất là đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực TĐH phục vụ công tác khai thác than: giám sát môi trƣờng khí, hệ thống giám sát ngƣời, hệ thống tự động bơm nƣớc, hệ thống thông gió,...

(vii) Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển tiềm lực cơ sở vật chất, trang thiết bị

phục vụ nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ khai thác;

(viii) Đổi mới cơ chế quản lý, tăng cƣờng liên kết giữa các nhà khoa học, tổ chức khoa học và công nghệ với doanh nghiệp trong việc hình thành nội dung, tổ chức nghiên cứu và ứng dụng kết quả phục vụ đổi mới và hiện đại hóa công nghệ;

(ix) Tăng cƣờng năng lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các thiết bị công

nghệ, phụ tùng, linh kiện thay thế phục vụ ngành khai thác, chế biến khoáng sản rắn, dầu khí;

(x) Tích cực thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, trao đổi thông tin, ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản.

(xi) Nhà nƣớc cần khuyến khích và cấp kinh phí hoặc hỗ trợ kinh phí

cho tổ chức KH&CN hợp tác với đơn vị hoạt động trong khai thác than hầm lò thông qua dự án KH&CN.

(xii) Có chính sách ƣu đãi đối với đơn vị hoạt động trong khai thác than

hầm lò khi sử dụng các sản phẩm về TĐH mà trong nƣớc sản xuất đƣợc.

(xiii) Hỗ trợ một phần kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá

nhân trong nƣớc tham gia hội chợ, triển lãm, quảng bá sản phẩm TĐH ở trong nƣớc và nƣớc ngoài.

(xiv) Các dự án đầu tƣ sản xuất thiết bị TĐH đƣợc vay vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc tối đa 85% tống mức vốn đầu tƣ của dự án và đƣợc hỗ trợ toàn bộ lãi suất vay trong thời hạn 5 năm.

Các dự án đầu tƣ sản xuất thiết bị TĐH có nhu cầu vay vốn nƣớc ngoài đƣợc chính phủ xem xét bảo lãnh vốn vay cho từng trƣờng hợp cụ thể nếu nhƣ đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhà nƣớc và nƣớc ngoài

3.2.4. Nhóm chính sách về hợp tác quốc tế

Hợp tác quốc tế về KH&CN mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với sự phát triển của các tổ chức nghiên cứu KH&CN nói chung và với các đơn vị trong hoạt động khai thác than nói riêng. Đối với cán bộ làm công tác nghiên cứu, hợp tác quốc tế với các trƣờng đại học và các Viện nghiên cứu sẽ mang lại cơ hội lớn trong việc tiếp cận nhanh chóng với nguồn tri thức mới của quốc tế, biết đƣợc trình độ công nghệ của chúng ta đang ở vị trí nào so với thế giới. Đối với các Viện nghiên cứu, hoạt động hợp tác quốc tế thúc đẩy các tổ chức này tăng cƣờng cơ sở vật chất và nâng cao lĩnh vực nghiên cứu để từ đó có thể thu hút đƣợc các đối tác cùng hợp tác, đồng thời tạo đƣợc vị thế trên thị trƣờng quốc tế. Đối với các đơn vị khai thác than, hợp tác quốc tế là cơ hội để trao đổi thông tin lẫn nhau, trong đó sẽ có cơ hội tìm hiểu để biết đƣợc đối tác đang sử dụng những công nghệ gì, cách thức quản lý và khai thác công nghệ. Do đó hợp tác quốc tế sẽ mang lại những kinh nghiệm và cập nhận kiến thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách công nghệ trong lĩnh vực tự động hóa của ngành khai thác than hầm lò việt nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)