Nhóm chính sách về hoàn thiện quản lý, quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách công nghệ trong lĩnh vực tự động hóa của ngành khai thác than hầm lò việt nam (Trang 71 - 73)

9. Kết cấu của Luận văn

3.2. Một số chính sách hoàn thiện chính sách công nghệ trong khai thác

3.2.1. Nhóm chính sách về hoàn thiện quản lý, quản trị

Theo tiếp cận chính sách đổi mới, chính sách phải đƣợc xây dựng trên cơ sở liên kết các chính sách KH&CN, Giáo dục,Thƣơng mại, Tài chính, Tiền tệ v.v… Vì vậy, cần xem xét giải pháp về liên kết các cơ quan quản lý nhà nƣớc (với tƣ cách là các chủ thể chính sách) và hoàn thiện quản trị trong bản thân các doanh nghiệp với tƣ cách là chủ thể thụ hƣởng chính sách (đối tƣợng tác động của chính sách.

3.2.1.1. Phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc a) Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm xây dựng Chƣơng trình khoa học và công nghệ phục vụ đổi mới (TĐH, CGH, THH) công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản đến năm 2020 và một số năm tiếp theo, trong đó có các nhiệm vụ KH&CN về TĐH ngành khai thác than nói chung và khai thác hầm lò nói riêng;

b) Bộ Công Thƣơng chịu trách nhiệm chủ trì chƣơng trình đổi mới (TĐH, CGH, THH ) khai thác và chế biến khoáng sản;phối hợp với các bộ, ngành, địa phƣơng có liên quan xây dựng danh mục, vật tƣ, thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong TĐH khai thác và chế biến khoán sản (trong đó có TĐH ngành khai thác than hầm lò) là cơ sở để áp dụng chế độ miễn giảm thuế cho việc xuất hoặc nhập khẩu các vật tƣ thiết bị này;

c) Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ kết hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công thƣơng cân đối các nguồn lực để thực hiện chƣơng trình đổi mới (TĐH, CGH, THH ) khai thác và chế biến khoáng sản sau khi Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt.

d) Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm lồng ghép các dự án đào tạo nhân lực có trình độ đại học và sau đại học theo hƣớng đổi mới phục vụ thực hiện chƣơng trình KH&CN, chƣơng đổi mới (TĐH, CGH, THH) khai thác và chế biến khoáng sản. Nhân lực KH&CN đƣợc đào tạo theo hƣớng đa lớp: biết nghĩ ý tƣờng đổi mới, xây dựng đƣợc các dự án đổi mới, biết đánh giá và tổ chức thực hiện các dự án đổi mới.

b) Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng chỉ đạo thực hiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về hoạt động khoáng sản; tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản, xử lý các trƣờng hợp vi phạm pháp luật trong khai thác và chế biến khoáng sản.

e) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng chỉ đạo thực hiện Đề án tại địa phƣơng; định kỳ hàng năm có báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ Công Thƣơng để tổng hợp, báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ.

3.2.1.2. Công tác quản trị doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác

- Xây dựng, cập nhật, duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản trị tài nguyên, lập kế hoạch khai thác hợp lý;

- Ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin và hệ thống GIS trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh và quản trị tài nguyên;

- Tái cơ cấu, tái cấu trúc doanh nghiệp, sắp xếp hợp lý lao động, tinh gọn bộ máy tổ chức; hoàn thiện các cơ chế quản lý, quản trị doanh nghiệp, áp dụng các công cụ quản lý hiện đại nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản rắn, dầu khí;

- Áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001;

- Xây dựng và thực hiện chƣơng trình, lộ trình đổi mới và hiện đại hóa công nghệ cụ thể cho giai đoạn 2017 - 2020 và 2021 - 2025 trên cơ sở năng lực đổi mới của mình.

3.2.2. Nhóm chính sách liên kết của tác nhân hoạt động trong lĩnh vực tự động hóa ngành khai thác than hầm lò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách công nghệ trong lĩnh vực tự động hóa của ngành khai thác than hầm lò việt nam (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)