Những triết lý về cuộc sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong ký của hà minh đức (Trang 30 - 34)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2. Đề tài nhà tr-ờng, thầy cô, bạn bè

2.2.2. Những triết lý về cuộc sống

Khi tái hiện những hình ảnh về thầy cô, bạn bè, mái tr-ờng và những ngày đã qua, tác giả không chỉ thể hiện lòng biết ơn, tri ân mà còn thể hiện những triết lý, suy nghĩ về cuộc sống.

Những vấn đề, những con ng-ời của một thời đã qua đ-ợc khơi gợi lại và ẩn chứa nhiều tâm sự, suy nghĩ của tác giả. Đó không chỉ là cuộc đời nhiều cống hiến nh-ng luôn sống trong cảnh nghèo nàn, chật vật, khó khăn của những ng-ời thầy, ng-ời bạn. Đó còn là nỗi đau, sự day dứt về cả

27

một thời kỳ của dân tộc khi mà những lỗi lầm trong quá khứ bị khơi lại, nhìn nhận một cách không công bằng và con ng-ời phải chịu những nỗi đau không đáng có. Khi viết về những điều này, mặc dù giọng điệu của tác giả vẫn rất điềm tĩnh, đơn thuần vẫn chỉ là sự hồi t-ởng, kể lại những câu chuyện theo dòng hồi ức nh-ng không khỏi băn khoăn, ngậm ngùi về những tháng ngày, những sự việc đáng tiếc đã qua. Bởi vì, xét cho cùng, con ng-ời không thể đi ng-ợc lại với thời đại, tập thể. Khơi gợi lại những chuyện cũ, kể cả những chuyện buồn, tác giả lại một lần nữa khẳng định những đóng góp to lớn của những ng-ời thầy, ng-ời bạn. Qua đó, thể hiện sự khâm phục, ghi nhận, trân trọng đối với những con ng-ời ấy. Chính vì lý do đó, khi viết về đề tài này, tác giả đã lồng vào trong những câu chuyện rất nhiều sự chiêm nghiệm về cuộc đời và con ng-ời. Những chiêm nghiệm này có thể là đ-ợc phát ngôn trực tiếp từ lời nói của tác giả, có thể là đ-ợc biểu hiện qua lời nói của những ng-ời mà tác giả tiếp xúc. Chẳng hạn trong bài viết Vị giáo s- và ẩn sĩ đ-ờng, tác giả đã trích dẫn những

câu nói của Giáo s- Bùi Văn Nguyên về cuộc đời: “Nếu nói về sự sung s-ớng trên đời thì có lẽ so với mọi ng-ời, anh đ-ợc chia một đơn vị nhỏ

nhất hay Nhà giáo chúng mình nghèo quá”. [15; 8] hay qua lời nói của

thầy Tr-ơng Tửu về những hiểu lầm và thiệt thòi mà mình phải chịu đựng:

Cái gì đã xảy ra thì nó đã xảy ra. Nó qua rồi. Cũng nh- thầy trò chúng

ta xuống thăm một cái mỏ lên thì mặt ai cũng nhọ, than nó bay vào nh -ng không xấu hổ. Chỉ có khi nào lên khỏi mỏ rồi mà ch-a rửa mặt thì mới

xấu hổ. [12; 55]. Đặc biệt là trong những bài viết về những ng-ời bạn

nh- Giáo s- Phan Cự Đệ (Kỷ niệm về anh, Giáo s- Phan Cự Đệ) hay Giáo s- Trần Quốc V-ợng (T-ởng nhớ một ng-ời bạn đã ra đi, Giáo s-

Trần Quốc V-ợng), chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những triết lý, suy

ngẫm sâu sắc về cuộc sống: “Mọi danh vọng, vinh quang sẽ qua đi, cái

28

ngủi! Không, nửa đầu cuộc đời là dài, những năm tháng học hành, chờ đợi b-ơn chải để lập nghiệp lập thân. Và nửa cuộc đời sau lại vội vã, thành công, thất bại, giận mình giận đời. Và cái kết thúc ập đến không báo tr-ớc

của chuyện đời, may rủi, bệnh tật, buồn phiền” [11; 85] Có thể nói đây là

những chiêm nghiệm, những cảm nhận rất chân thực, đúng đắn về cuộc đời, con ng-ời, về những thành công và thất bại của mỗi ng-ời. Tất cả sẽ thành gió bụi, sẽ tan đi rất nhanh mặc dù hầu hết cuộc đời chúng ta đều sống vì chúng. Những chiêm nghiệm này đã đ-ợc kiểm định, đúc kết bởi chính cuộc đời của họ, từ những gì họ đã trải qua và chấp nhận nh- một phần của cuộc đời mình.

Bên cạnh những chiêm nghiệm chung về cuộc sống, tác giả còn thể hiện những suy ngẫm của mình về nghề nghiệp. Phần lớn đó cũn g là sự xót xa, ngậm ngùi. Đó là sự tự nhận thức: “Nhà giáo chúng mình

nghèo quá” [15;8]. Hay, trong các bài viết về cuộc sống của những thầy

cô giáo tr-ờng Tổng hợp, tác giả cũng đã tái hiện một cách chân thực về cuộc sống khó khăn, vất vả của riêng họ, ngoài giờ lên lớp, các thầy buổi tối lại đi luyện thi để kiếm sống. Tất cả đều rất vất vả nh-ng thu nhập cũng chỉ đủ sống; Đó là một giáo s- đầu ngành phải sống trong một căn nhà cũ kỹ, tối tăm; Đó là khu tập thể của các thầy cô giáo tr-ờng Tổng hợp nghèo nàn về vật chất nh-ng họ luôn giữ đ-ợc lối sống trong sạch, giản dị và nề nếp.

Nh- chúng ta đã biết, ký là thể loại mang tính chân thực và đòi hỏi sự khách quan trong miêu tả và biểu hiện, song nó cũng đòi hỏi sự ghi dấu ấn của cái tôi của ng-ời viết. Cái tôi ở đây không phải là sự biểu hiện mình một cách rõ ràng trong tác phẩm mà đ-ợc thể hiện qua phong cách, lối diễn đạt của tác giả. Chính vì vậy, trong tác phẩm, tác giả rất hạn chế việc tự biểu hiện mình. Chúng ta vẫn biết rõ rằng sự việc ấy, con ng-ời ấy có liên quan đến tác giả hay tác giả đ-ợc chứng kiến và có nhu cầu đ-ợc biểu hiện. Tuy nhiên, những điều ấy lại đ-ợc phát biểu qua lời nói của các

29

nhân vật và chúng ta thấy rằng những chiêm nghiệm của các nhân vật cũng chính là những trái nghiệm của tác giả. Bên cạnh đó, các nhân vật trong tác phẩm cũng đ-a ra những lời nhận xét rất riêng mà tác giả chỉ đóng vai trò nh- ng-ời ghi chép lại. Qua lời các nhân vật trong các tác phẩm của Hà Minh Đức, chúng ta có thể nhận thấy hình ảnh tác giả đ-ợc khắc họa là một ng-ời hiền lành, chăm chỉ, biết c- xử đúng mực và có tầm hiểu biết rộng. Tác giả không phải là một ng-ời ngông và có cá tính mạnh nh- Nguyễn Tuân, tự lấy mình ra làm nhân vật chính, làm trung tâm của câu chuyện nh-ng tác giả cũng đã thể hiện đ-ợc nhữn g phẩm chất rất riêng của mình. Đó chính là sự khéo léo, tế nhị và khôn ngoan của ng-ời viết.

Nh- vậy, có thể nói đây là một đề tài không mới. Với đề tài này, những bài viết mang tính chất là những dòng hồi ức, hồi ký về những tháng ngày đã qua và về những con ng-ời đã gắn bó với tác giả. Hay nói một cách khác những tác phẩm thuộc đề tài này là dạng bút kí pha hồi kí

[38;1]. Những câu chuyện, những con ng-ời ở đây là một phần quá khứ của tác giả đã đ-ợc tái hiện. Quá khứ đó đã đ-ợc tái hiện không phải với mục đích xem xét, cân đo đong đếm lại mà với điểm nhìn hiện tại theo một cách mới thấu tình, đạt lý hơn. Nh- ông đã viết ở lời đề từ cho cuốn

Ng-ời của một thời rằng: “Ng-ời của một thời là tập bút kí viết về những chuyện gần gũi trong đời sống th-ờng nhật. Ng-ời viết tôn vinh các thầy cô giáo, các nhà khoa học, tri âm với bạn bè thân thiết và miêu tả đôi nét sinh hoạt của thủ đô Hà Nội đang đổi thay với cuộc sống an bình. Tập sách cũng ghi lại một số chuyện kể ở khu vực nhà tr-ờng, những chuyện vui buồn đã qua mà tác giả đ-ợc lắng nghe, tham dự và chứng kiến. Tất cả mang lại dấu ấn một thời, có thể hôm nay đã dần xa lạ. Trang viết bày tỏ

tình th-ơng yêu với những kỷ niệm ngày qua khó nguôi quên”. Và, thực sự

là tác giả đã làm đ-ợc điều đó. Những con ng-ời, sự kiện t-ởng nh- đã xa lắm rồi, đã thành chuyện quá khứ nh-ng những giá trị của những câu

30

chuyện t-ởng nh- rất đơn giản, gần gũi ấy vẫn còn nguyên đối với chúng ta cho đến ngày hôm nay. Hồi t-ởng lại ký ức của những ngày đã qua, mục đích của tác giả không phải là nhìn nhận, suy xét lại quá khứ. Đơn giản đó chỉ là nhu cầu tự thân của tâm hồn con ng-ời khi đến một thời điểm nào đấy, con ng-ời đã trải qua tất cả những thành công hay thất bại, trải qua tất cả những niềm vui hay nỗi buồn, con ng-ời trở nên chín chắn hơn và v-ợt ra khỏi những xô bồ của cuộc sống bên ngoài, con ng-ời có nhu cầu tự lắng lòng mình để chiêm nghiệm lại những gì đã qua hay đơn giản chỉ là sự hồi t-ởng lại một thời kỳ đã trở thành quá khứ. Dù cho xuất phát từ mục đích hay góc độ nào của nhu cầu trong tâm hồn tác giả thì những bài viết ở đề tài này đã mang đến cho ng-ời đọc điều đầu tiên là một cách tiếp cận mới với những con ng-ời, sự kiện t-ởng nh- đã quá quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Từ đó, chúng ta có thể có thêm t- liệu trong quá trình tìm hiểu về những nhân vật quan trọng, có đóng góp lớn trong lĩnh vực khoa học xã hội. Sau đó, còn giúp ng-ời đọc có đ-ợc những nhận thức mới, biết trân trọng hơn những ng-ời đã hy sinh cả cuộc đời cho khoa học, cho sự phát triển chung của đất n-ớc. Và từ đó, chúng ta có những nhận thức mới về tác giả - một con ng-ời biết nâng niu, gìn giữ những giá trị đáng quý về mặt tinh thần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong ký của hà minh đức (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)