Ngôn ngữ, giọng điệu dí dỏm, hài h-ớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong ký của hà minh đức (Trang 66 - 70)

Ch-ơng 3 : Nghệ thuật ký Hà Minh Đức

3.2. Về ngôn ngữ, giọng điệu

3.2.3. Ngôn ngữ, giọng điệu dí dỏm, hài h-ớc

Nh- đã nói ở trên, ngôn ngữ, giọng điệu trong các sáng tác củ a Hà Minh Đức rất đa dạng và phong phú. Mặc dù tác giả thể hiện trong các tác phẩm không hẳn là một con ng-ời quá cá tính, khác biệt và -a bông đùa nh-ng trong các sáng tác của ông, chúng ta vẫn có thể dễ dàng bắt gặp loại ngôn ngữ giọng điệu này.

Có thể nói, đây chính là loại giọng điệu không phải tiêu biểu nhất nh-ng lại đặc biệt nhất trong các sáng tác kí của Hà Minh Đức. Không cần phải nói nhiều, chỉ cần nghe tên gọi, chúng ta cũng có thể hiểu đ-ợc những đặc điểm và vai trò, tác dụng của loại giọng điệu này trong tác phẩm. Với các tác phẩm kí của Hà Minh Đức, ta có thể dễ dàng bắt gặp những biểu hiện của đặc điểm này. Sự dí dỏm, hài h-ớc trong các sáng tác của Hà Minh Đức rất tế nhị và kín đáo. Điều này có thể bị chi phối bởi đặc điểm cá tính của một nhà phê bình văn học, cũng có thể do đặc điểm tính cách con ng-ời mà nh- ông vẫn th-ờng dẫn lời của các nhân vật trong tác phẩm nhận xét về mình: Là một ng-ời cẩn trọng, biết điều, chừng mực. Chính giọng điệu dí dỏm, hài h-ớc, tế nhị và kín đáo đã tạo nên đặc tr-ng rất riêng cho kí của ông, tạo nên một nét riêng độc đáo so với các tác giả cùng thời.

63

Trong tác phẩm của mình, Hà Minh Đức đã rất tế nhị khi lồng vào những chi tiết, câu chuyện mang sắc thái hài h-ớc. Không giống nh- cách viết khiến ng-ời đọc có thể c-ời sảng khoái nh- trong các sáng tác của các nhà văn trào phúng mà ở đây là cái c-ời ý nhị, kín đáo bởi những phát hiện thú vị của tác giả. Đó là trong câu chuyện với anh xích lô có vợ làm giáo viên tiểu học với nhận định: “Vả lại nói bác bỏ quá, ra cái gì cái

giáo viên cấp 1. Cho cháu dạy, cháu dạy đ-ợc ngay” [15;111]. Đây là

những suy nghĩ rất chân thực, chất phác và thật thà và cũng không phải không có lý của anh thanh niên đạp xích lô. Bởi vì tr-ớc đây, anh cũng là th- sinh, thi Đại học Y thiếu điểm, nhà không có điều kiện, phải đi đạp xích lô kiếm sống. Anh đã suy nghĩ một cách rất đơn giản và biểu hiện ý nghĩ của mình một cách thành thực. Và d-ờng nh- đây cũng là cách để anh tự an ủi bản thân mình trong hoàn cảnh gia đình vợ là trí thức, chồng là lao động chân tay. Đó còn là lời kể của một bà cụ già mà tác giả đã gặp trong lần đi du lịch sang Canada về kỳ thi nhập quốc tịch của cụ: “Cụ c-ời và bảo : “Thằng con tôi có dặn là nhớ phải nói tên mình, tên nước Canada và tên ông thủ t-ớng. Cháu bảo khi họ hỏi “Oát i do nêm” thì phải trả lời “Mai nêm i dờ Hai”. Hôm đi thi bà Canada hỏi tôi: Oát -i-do-

nêm. Tôi trả lời là: I do nêm…Sau đó tôi đ-ợc mời vào hát quốc ca. Đông

ng-ời quá, cả da đen, da trắng và da vàng. Tôi cứ nhìn miệng ông Tây đen

hát và cũng mấp máy hát theo” [11;173]. Những lời kể thật thà, chất phác

ấy khiến chúng ta phải mỉm c-ời nh-ng đằng sau nụ c-ời ấy là sự xót xa cho cuộc sống của những con ng-ời phải xa quê h-ơng, bản xứ, nh- lời tâm sự của cụ bà: “Mùa đông đến tuyết phủ trắng hàng tháng trời nhà nào chỉ biết nhà nấy, lúc ấy càng nhớ làng xóm quê h-ơng. Tôi không thể về nữa rồi, các cháu đã sang đây cả, để sinh cơ lập nghiệp. Tôi lại sắp có trợ cấp l-ơng h-u giống ng-ời n-ớc Ngô, n-ớc Sở rồi, chỉ còn biết trông về

64

không phải mang tính chất giải trí. Ng-ợc lại, c-ời để thấy xót xa hơn cho thân phận những con ng-ời nhỏ bé trong cuộc sống còn nhiều khó khăn vất vả trong sự m-u sinh hàng ngày.

Đó còn là câu chuyện của chiếc xe Volga đen cổ kính, đã hết thời từ lâu vẫn đ-ợc sử dụng và đã phục vụ đắc lực cho công việc chung của Viện Văn học. Chiếc xe với những đặc tính độc đáo, thú vị đã khiến ng-ời đọc bị lôi cuốn vào suốt câu chuyện mà tác giả đã thể hiện trong tác phẩm. Xe cũ kỹ nên bị hỏng hóc nhiều, cửa xe mở thông thoáng gió khiến ng-ời ngồi vào xe có thể ngủ ngon lành, mà tác giả gọi là phương pháp “dưỡng âm”, có hôm, xe đi về đường quê phơi nhiều rơm rạ, rơm rạ đã quấn rách ống xả và lôi xuống đ-ờng, âm thanh của xe bỗng tăng vọt tần số, máy nổ to và giật cục nh-ng xe vẫn nổ giòn về đến Hà Nội. Tuy nhiên, trong các công việc quan trọng, chiếc xe này luôn làm tốt vai trò của mình. (Ô tô phong trần kí). Kể lại lai lịch, nguồn gốc và những đặc điểm của chiếc xe

cổ để thấy rằng cuộc sống còn nhiều khó khăn khi mà ở một Viện Văn học có một Viện sĩ, hai m-ơi giáo s- và phó giáo s-, vài chục phó tiến sĩ, lại phải giao tiếp nhiều với n-ớc ngoài nh-ng những điều kiện cơ bản nhất lại không đ-ợc đảm bảo. Mặc dù vậy, đây không phải là tác phẩm kể nghèo kể khổ của tác giả. Đằng sau những câu chữ ấy, chúng ta vẫn thấy đ-ợc niềm lạc quan, yêu đời.

Đó còn là việc dẫn lại trong tác phẩm câu chuyện kể của cố nhà thơ Nông Quốc Chấn khi đ-a phim t-ơi mát lên miền núi, ông Chủ tịch xã đ-a vợ đi xem, được một lúc thì vợ giục: “Về thôi, cái này ở nhà cũng có” để ứng dụng vào hoàn cảnh thực tại trong tác phẩm của mình. Đây cũng chính là sự nhanh nhạy, khéo léo và hóm hỉnh của tác giả.

Không chỉ thể hiện trong các câu chuyện và tình tiết trong các tác phẩm, chất dí dỏm, hài h-ớc còn đ-ợc biểu hiện trong việc tác giả lựa chọn và đặt tiêu đề cho các bài viết của mình. Có thể nói, trong bất kỳ một sáng tác thuộc thể loại nào đi chăng nữa, tiêu đề tác phẩm cũng đóng vai

65

trò quan trọng. Tiêu đề chính là điều đầu tiên tác động đến ng-ời đọc khi chúng ta tiếp cận với tác phẩm. Tiêu đề hay không chỉ là tiêu đề độc đáo, lôi cuốn ng-ời đọc mà còn phải biểu hiện đ-ợc phần nào nội dung mà tác giả muốn biểu hiện. Và, với những tiêu chí đó, có thể nói, trong các sáng tác của mình, Hà Minh Đức đã thành công trong việc lựa chọn các tiêu đề phù hợp và có sức biểu hiện cao. Đó là Tản mạn đầu ô - một tiêu đề nghe qua có vẻ lãng mạn nh-ng nội dung lại rất đơn giản với những câu chuyện nhỏ về rất nhiều cuộc đời, nhiều sự kiện đã và đang diễn ra nơi đầu ô vất vả, lam lũ. Đó là Vị Giáo s- và ẩn sĩ đ-ờng mà ngay tiêu đề đã thể hiện đ-ợc cuộc sống của một Giáo s- đầu ngành d-ờng nh- tách biệt với những xô bồ của cuộc sống đời th-ờng, với một nơi ở cũ kỹ, cổ kính và lối sống giản dị, đạm bạc. Đó còn là V-ờn cổ tích của thầy, Cõi học và ng-ời thầy hay Ng-ời muôn năm cũ mà khi nghe tiêu đề, chúng ta có thế đoán định

đ-ợc đây là những tác phẩm viết về những thầy cô giáo đáng kính của một thời, những ng-ời bạn đã gắn bó với tác giả. Đó còn là sự nhớ tiếc những tháng ngày đã qua và sự l-u giữ những kỉ niệm cũ. Đó còn là Hà Nội xích lô đối thoại kí, Ô tô phong trần kí hay Đi một ngày đàng vừa biểu hiện

đ-ợc phần nào những nội dung tác giả biểu hiện trong các tác phẩm vừa tạo đ-ợc những cảm nhận của ng-ời đọc về sự thông minh, dí dỏm khi viết về những câu chuyện rất đời rất thực nh-ng tiêu đề lại thể hiện sự cầu kì, trang trọng. Chính vì vậy, tác giả đã rất thành công trong việc gây sự tò mò cho ng-ời đọc ngay khi lần đầu tiên tiếp cận với tác phẩm.

Nh- vậy, có thể nói, trong các sáng tác kí của Hà Minh Đức đã có sự đan xen của nhiều loại giọng điệu, ngôn ngữ khác nhau. Đó là giọng phê bình, bình luận của một nhà nghiên cứu văn học hay giọng trữ tình, lãng mạn của một nhà thơ hoặc giọng dí dỏm, hài h-ớc một cách thâm trầm, kín đáo của một con ng-ời có lối sống chừng mực, yêu đời, yêu cuộc sống và luôn có cái nhìn độ l-ợng với cuộc đời. Sự đan xen của nhiều loại giọng điệu trong một tác phẩm hay trong nhiều tác phẩm ở một tập sách

66

có vai trò không chỉ có tác dụng thay đổi cảm giác, tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn đối với ng-ời đọc mà còn biểu hiện một cách hiệu quả những nội dung, ý nghĩa và những suy t- mà tác giả muốn truyền đạt. Đây có thể nói cũng chính là sự thành công của tác giả ở một thể loại không còn là mới. Từ đó, đã ghi dấu ấn riêng về phong cách của Hà Minh Đức trên văn đàn Văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Nh- vậy, không chỉ thành công trên lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học, tác giả còn rất thành công trên lĩnh vực sáng tác văn học, đem đến cho ng-ời đọc sự nhận biết về một diện mạo mới và một cái nhìn mang tính tổng thể, đa chiều về chính bản thân tác giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong ký của hà minh đức (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)